OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Soạn văn 11 Thao tác lập luận so sánh tóm tắt

Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2022/20220130/.pdf?r=9048
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Mời các em học sinh cùng tham khảo bài soạn Thao tác lập luận so sánh tóm tắt dưới đây nhằm giúp các em học sinh nhận diện và phân tích được thao tác lập luận so sánh trong một văn bản cụ thể. Hy vọng rằng bài soạn này sẽ hữu ích với các em. Mời các em cùng tham khảo nhé!

 

 
 

1. Bố cục bài học

  • So sánh là đối chiếu hai sự vật, hiện tượng để thấy được sự giống và khác nhau giữa hai sự vật, hiện tượng ấy.
  • Có hai kiểu so sánh, tương đồng và tương cận.
  • Mục đích so sánh: đánh giá chính xác về sự việc, đem lại sức thuyết phục cao
  • Yêu cầu của so sánh: Tiêu chí so sánh, đối tượng so sánh, kết luận
  • Cách thức so sánh

2. Hướng dẫn soạn văn bài Thao tác lập luận so sánh

Câu 1. Trong đoạn trích, tác giả đã so sánh "Bắc" với "Nam" về những mặt nào?

Như nước Đại Việt ta từ trước,

Vốn xưng nền văn hiến đã lâu.

Núi sông bờ cõi đã chia,

Phong tục Bắc Nam cũng khác.

Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời gây nền độc lập,

Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng để một phương.

Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau,

Song hào kiệt đời nào cũng có.

(Nguyễn Trãi, Đại cáo bình Ngô)

Gợi ý:

Trong đoạn trích tác giả đã so sánh Bắc với Nam về những mặt sau:

- Giống nhau: văn hóa, lãnh thổ, phong tục, chính quyền, hào kiệt.

- Khác nhau:

+ Văn hóa: Vốn xưng nền văn hiến đã lâu

+ Lãnh thổ: Núi sông bờ cõi đã chia

+ Phong tục: Phong tục Bắc Nam cũng khác

+ Chính quyền riêng: Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập – Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương

+ Hào kiệt: Song hào kiệt đời nào cũng có

Câu 2. Từ sự so sánh đó, có thể rút ra kết luận gì?

Gợi ý:

- Từ sự so sánh đó khẳng định Đại Việt là một nước độc lập, tự chủ, ý đồ xâm lược của phương Bắc là trái đạo lí, đạo trời.

Câu 3. Sức thuyết phục của đoạn trích.

Gợi ý:

- Đây là một đoạn văn so sánh mẫu mực, có sức thuyết phục cao. Trên cơ sở nêu ra những nét giống và khác nhau, tác giả đã dẫn dắt người đọc đi đến một chân lý, đó là sự tồn tại độc lập của hai quốc gia, không thể hoà lẫn được. Mục đích lập luận của nhà văn đã đạt được hiệu quả.

Trên đây là bài Soạn văn 11 Thao tác lập luận so sánh tóm tắt. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm bài soạn chi tiết Thao tác lập luận so sánh.

----Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp------

ADMICRO
NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
OFF