OPTADS360
ATNETWORK
RANDOM
ON
YOMEDIA

Phân tích khổ cuối bài thơ Tràng giang của Huy Cận

20/12/2017 1.02 MB 24320 lượt xem 163 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2017/20171220/87826408234_20171220_101532.pdf?r=6893
AMBIENT-ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Tràng giang là tâm tình, là tiếng lòng da diết, ngóng vọng uẩn khuất của nhà thơ Huy Cận. Tiếng lòng ấy biểu hiện rõ nét và đậm nỗi buồn của hồn thơ "ảo não" qua khổ thơ cuối của bài thơ. Và để hiểu rõ hơn về điều này, Học 247 mời các em tham khảo tài liệu văn mẫu phân tích khổ cuối bài thơ Tràng giang của Huy Cận. Chúc các em có thêm tài liệu hay. Các em có thể tham khảo thêmbài giảng Tràng giang để nắm vững hơn các kiến thức trọng tâm của bài học.

 

 
 

Mời các em cùng xem thêm video bài giảng hướng dẫn đọc hiểu khổ cuối bài thơ Tràng giang - Huy Cận của cô Phan Thị Mỹ Huệ. Bài giảng nhằm củng cố cơ sở lý luận, giúp các em có thêm nền tảng để viết bài văn nghị luận văn học phân tích khổ cuối bài thơ Tràng giang được chính xác và hấp dẫn hơn. HOC247 hy vọng các em sẽ có thêm nhiều tiết học thật hấp dẫn và  hiệu quả hơn nữa cùng cô Huệ. Chúc các em học tốt!

A. Sơ đồ tóm tắt gợi ý

sơ đồ tư duy phân tích khổ cuối bài thơ Tràng giang của Huy Cận

B. Dàn ý chi tiết

a. Mở bài

  • Giới thiệu bài thơ Tràng giang và tác giả Huy Cận
  • Dẫn dắt vào vấn đề: khổ cuối bài thơ Tràng giang

b. Thân bài

  • Khái quát chung
    • Xuất xứ bài thơ: rút từ tập thơ Lửa thiêng
    • Hoàn cảnh sáng tác: Mùa hè – thu năm 1939, chàng thanh niên 20 tuổi Huy Cận đang là sinh viên trường Cao đẳng Nông lâm (Canh Nông) Hà Nội, chiều chiều thứ bảy, chủ nhật, chàng thích một mình đạp xe đạp từ Yên Phụ (Huy – Xuân ở dốc Hàng Than) ngược đê lên mạn Chèm Vẽ (huyện Từ Liêm). Ngắm cảnh sông Hồng bát ngát, dọc hai bờ đê tít tắp, cảnh làng mạc cô liêu, trong tâm hồn thi sĩ lại nổi lên nỗi sầu không gian, sầu vũ trụ miên man, và dậy lên nỗi nhớ quê hương Hà Tĩnh. Đêm về, chàng viết bài thơ Chiều trên sông theo thể lục bát, sau đổi thành thất ngôn, 4 khổ và đặt nhan đề mới: Tràng giang với câu thơ đề từ cũng của chính mình: Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài.
    • Thể thơ: thất ngôn
    • Ba khổ thơ đầu: là bức tranh thiên nhiên, cảnh u buồn, đìu hiu mênh mông sóng nước…
  • Phân tích (khổ cuối bài thơ)
    • Hai câu đầu:
      • Màu sắc cổ điển hiện rõ ở các hình ảnh: mây, núi, cánh chim, bóng chiều.
      • Hình ảnh: "Lớp lớp mây cao đùn núi bạc" khiến người đọc liên tưởng tới hai câu thơ của Đỗ Phủ trong bài Tlui hứng: “Giang gian ba lãng kiêm thiên dũng Tái thượng phong vân tiếp địa âm” (Lưng trời sóng gợn lòng sông thẳm Mặt đất mây đùn cửa ải xa)
      • Lớp lớp mây trắng "đùn" lên, chồng lên nhau thành những núi mây. ánh hoàng hôn chiếu vào như dát bạc, núi mây trở thành núi bạc. Cảnh tượng thật hùng vĩ nhưng không vì thế mà nỗi sầu vợi đi. Những núi mày kia vẫn là những núi buồn khổng lồ.
      • Hình ảnh cánh chim lẻ loi, cô độc bay nghiêng trong ánh hoàng hôn đã trở thành tín hiệu thẩm mĩ trong thơ cổ điển: “Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi” (Bà Huyện Thanh Quan) hay “Chim hôm thoi thót về rừng” (Nguyễn Du)
      • Hình ảnh cánh chim không chỉ có ý nghĩa báo hiệu hoàng hôn mà còn là biểu tượng cho cái tôi nhỏ nhoi, cô độc trước cuộc đời ảm đạm.Cả bài thơ thiếu hẳn sự sống. Cánh chim nhỏ là dấu hiệu duy nhất của sự sống nhưng cái mầm sống ấy xuất hiện khi hoàng hôn đang tàn và nỗi sầu dậy khắp bầu trời. Cánh chim biểu hiện cho khát vọng, cho sự vươn tới, cho niềm ước mơ và sự háo hức,... Nhưng nỗi sầu dâng kín, "bóng chiều" đổ, cánh chim chao nghiêng như một tia nắng rót xuống. Hình ảnh ấy mới buồn thương và tội nghiệp biết bao!
    • Hai câu cuối:
      • Đưa người đọc trở về một tứ thơ Đường của Thôi Hiệu: “Nhật mộ hương quan hà xứ thị/ Yên hà giang thượng sử nhân sầu”
      • Tuy cách xa nhau hàng nghìn nãm, hai nhà thơ đều có cảm giác buồn nhớ quê khi đứng trước cảnh sông nước lúc chiều tà. Huy Cận đã đưa khói hoàng hôn và nỗi sầu xa xứ từ trong Đường thi cổ điển vào Tràng giang để gợi ra nhiều liên tưởng làm cho ý thơ thêm sâu, tình thơ thêm nặng và câu thơ thêm phần cổ kính.
      • Điểm khác biệt là Huy Cận không thấy khói, sóng mà vẫn rất buồn, rất nhớ. Nỗi buồn của Thôi Hiệu là nỗi buồn vì không thể hòa nhập cái "tiểu ngã" của mình vào cái "đại ngã" của vũ trụ để thoát tục lên tiên. Huy Cận, chàng thi sĩ thơ mới đi tìm đồng cảm, tri âm giữa cõi người nhưng chỉ gặp cô đơn, trống vắng. Nỗi buồn của Huy Cận là nỗi buồn đau của một cái tôi cá nhân luôn đối diện với chính nỗi cô đơn của lòng mình.
      • Lối hô ứng từ ngữ của khổ thơ này với khổ thơ đầu: các từ láy "lớp lớp", "dợn dợn" hô ứng với "điệp điệp", "song song" tạo nên cảm giác chồng chất tầng tầng lớp lớp những con sóng (cũng là những nỗi sầu). Cả bài thơ là sự cộng hưởng của ngôn từ để làm thành một khối sầu lớn mà trong lòng nó luôn có những con sóng vật vã, thao thức.

c. Kết bài

  • Nêu đánh giá, cảm nhận chung về khổ thơ cuối cũng như mạch cảm xúc chung của bài thơ
  • Mở rộng vấn đề bằng suy nghĩ và liên tưởng của mỗi cá nhân 

Bài văn mẫu

​Đề bài: Phân tích khổ cuối bài thơ Tràng giang của Huy Cận

Gợi ý làm bài

"Thơ mới" xuất hiện như một dàn đồng ca đa sầu, đa cảm nhưng "ảo não" nhất là hồn thơ Huy Cận. Bình vẻ thơ của con người này, Xuân Diệu viết:

"Trong thơ Việt Nam nghe bay dậy một tiếng địch buồn. Không phải sáo thiên thai, không phải diệu ái tỉnh, không phải lời ly tao kể chuyện một cái "tôi", mà ấy là một bản ngậm ngùi dài: có phải tiếng đìu hiu của khóm trúc, bông lau; có phải niềm than vãn của bờ sộng, bãi cát; có phải mặt trăng một mình đang cảm thương cùng các vì sao?… Thơ Huy Cận đó ư? Ai nhắc làm chi những nỗi tha thiết của ngàn đời, ai động đến cái lớp sầu dưới đáy hồn nhân thế, những lời muôn năm than thầm trong lòng vạn vật, ai thuật lại mà não nuột lắm sao?”

Chẳng cần tới tập "Lửa thiêng", chỉ riêng bài thơ "Tràng giang" cũng đủ làm nên hồn thơ "ảo não" – Huy Cận. Và đây là khổ thơ sâu lắng, tha thiết nhất trong trường buồn "Tràng giang":

---Để tham khảo nội dung đầy đủ của tài liệu, các em vui lòng tải về máy hoặc xem trực tuyến---

"Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài". Cảm hửng của lời đề tựa ấy dàn trải trong ba khổ thơ đầu, để rồi hội tụ và kết tinh trong khổ thơ cuối – khố thơ có thể xem như một bài thứ tứ tuyệt hay, bộc lộ chân thực nhất, sâu đậm nhất tình yều quê hương cửa tác giả. Và ở hoàn cảnh đất nước bị quân giặc giày xéo, càng yêu quê hương thắm thiết bao nhiêu, thi nhân lại càng "ảo não", càng "buồn" bấy nhiêu.

Ai đó đã nói: thơ đích thực nâng đỡ lòng người, khơi gợi những gì đẹp đẽ nhất tiềm ẩn nơi đáy sâu tâm hồn để vươn tới cái cao cả. "Tràng giang", đặc biệt là khổ thơ cuối đã thực sự khơi dậy trong tâm hồn bạn đọc một tình yêu thiêng liêng, cao quí một tình yêu đất nước.

Trên đây, Học 247 vừa trích dẫn sơ đồ tư duy, dàn ý chi tiết và một phần bài văn mẫu phân tích khổ cuối bài thơ Tràng giang của Huy Cận. Mong rằng, tài liệu trên đã giúp các em có thêm những kiến thức cần thiết và hay về bài thơ Tràng Giang. Chúc các em có thêm quá trình ôn tập môn Ngữ văn thật tốt.

--MOD Ngữ văn HOC247 (tổng hợp và biên soạn)

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA
NONE
OFF