Trong truyện ngắn Chữ người tử tù, đoạn văn viết về cảnh Huấn Cao cho chữ là một đoạn văn đặc sắc được Nguyễn Tuân gởi gắm những giá trị tư tưởng, thông điệp đến với bạn đọc. Học 247 mời các em cùng phân tích giá trị tư tưởng và nghệ thuật của đoạn truyện tả cảnh Huấn Cao cho chữ qua tài liệu văn mẫu dưới đây.
Trước khi bước sang bài văn mẫu phân tích giá trị tư tưởng và nghệ thuật của đoạn truyện tả cảnh Huấn Cao cho chữ, mời các em xem them video bài giảng Chữ người tử tù của cô Phan Thị Mỹ Huệ. Đối với dạng đề văn này, các em cần nắm được những nội dung cơ bản nhất được trình bày trong video bài giảng ở mục c, phần hướng dẫn đọc hiểu văn bản. Bài giảng nhằm cung cấp cho các em những kiến thức cơ bản nhất về cảnh cho chữ - "cảnh tượng xưa nay chưa từng có", giúp các em có đủ cơ sở lý luận tiến hành viết bài văn được chính xác và hấp dẫn hơn. Mời các em cùng theo dõi!
A. Sơ đồ tóm tắt gợi ý
B. Dàn ý chi tiết
a. Mở bài
- Giới thiệu tác giả Nguyễn Tuân và tác phẩm Chữ người tử tù
- Dẫn dắt vào vấn đề: giá trị tư tưởng và nghệ thuật của đoạn truyện tả cánh Huấn Cao cho chữ trong buồng giam, đó là cảnh tượng xưa nay chưa từng có
b. Thân bài
- Khái quát chung
- Xuất xứ: Trích từ tập Vang bóng một thời (1940). Truyện ngắn Chữ người tử tù lúc đầu có tên là Dòng chữ cuối cùng, in năm 1938 trên tạp chí Tao Đàn, sau đó được tuyển in trong tập Vang bóng một thời và đổi tên thành Chữ người tử tù
- Tóm tắt: Truyện kể về cuộc gặp gỡ giữa hai con người trong hoàn cảnh éo le: người tử tù Huấn Cao với viên quản ngục. Cảm kích trước sự đối đãi tử tế, tấm lòng của viên quản ngục, Huấn Cao đã cho chữ. Và cảnh cho chữ diễn ra trong buồng giam chật hẹp, dơ bẩn. Kết thúc câu chuyện với cảnh tượng xưa nay chưa từng có đã để lại nhiều dư vị thấm thía trong lòng bạn đọc
- Chủ đề: Ca ngợi những con người vẫn giữ thiên lương cao đẹp dù rơi vào cảnh khốn cùng, nghiệt ngã.
- Phân tích
- Khung cảnh cho chữ: đầy xúc động, trang trọng, cồ kính, hấp dẫn à cái đẹp chiến thắng cái ác
- Buồng giam chật chội, hôi hám đầy phân chuột, phân gián >< Ánh đỏ ngọn đuốc, màu trắng tinh của lụa bạch át đi cái tăm tối của phòng giam ban đêm, mùi thơm của chậu mực bốc lên át đi mùi hôi phân chuột, phân gián
- Người tù đĩnh đạc, đàng hoàng với cây bút trong tay
- Hình tượng quản ngục trân trọng, cảm động chắp tay vái người tù và tuôn nước mắt để “lời vàng vâng lĩnh ý cao” thật xúc động
- Nghệ thuật
- Ngôn ngữ nghệ thuật ở đây thật chắt lọc, chuẩn xác và tinh tế
- Những từ Hán - Việt dùng thật đắc, thích hợp
- Cách viết, đặt câu vừa tạo hình vừa gợi cảm rất riêng.
- Giá trị tư tưởng và nghệ thuật
- Sự trân trọng, ca ngợi cái đẹp
- Tinh thần yêu nước của tác giả
- Cảnh cho chữ đúng là “một cảnh tượng xưa nay chưa từng có” vì:
- Khung cảnh chưa từng có
- Sự hoán đổi vị trí: Huấn cao - người tử tù và viên quản ngục
- Ý nghĩa sâu sắc thông qua việc cho chữ
- Khung cảnh cho chữ: đầy xúc động, trang trọng, cồ kính, hấp dẫn à cái đẹp chiến thắng cái ác
c. Kết bài
- Khẳng định đó là cảnh tượng xưa nay chưa từng có, đánh giá và nhìn nhận vấn đề
- Mở rộng vấn đề bằng liên tưởng và suy nghĩ của bản thân
Bài văn mẫu
Đề bài: Phân tích giá trị tư tưởng và nghệ thuật của đoạn truyện tả cánh Huấn Cao cho chữ trong buồng giam (truyện ngắn Chữ người tủ tù của Nguyễn Tuân), vì sao nói được rằng đó là “một cánh tượng xưa nay chưa từng có”?
Gợi ý làm bài
Chữ người tử tù là một truyện ngắn đẹp và hay hơn cả trong tập truyện Vang bóng một thời (1940) được Nguyễn Tuân viết trước Cách mạng tháng Tám. Đoạn cuối truyện tả nhân vật Huấn Cao cho chữ trong buồng giam là giai đoạn giàu giá trị tư tưởng và nghệ thuật.
Truyện Chữ người tử tù kể về một người chống đôi triều đình - người tử tù Huấn Cao đang bị giam trong ngục - chờ ngày đi nhận án chết. Viên quản ngục biết đó là người tài, đặc biệt viết chữ vuông vức, rất đẹp nôn đã ngầm trọng đãi để cố xin lấy vài chữ. Hiếu tâm lòng trọng tài của quản ngục, Huấn Cao đã thuận cho mấy chữ cuối cùng.
Tư tưởng ca ngợi, tôn vinh cái đẹp trong cảnh đen tôi, tội lỗi ấy, nếu không gặp ngòi bút uyên bác, tài hoa của Nguyễn Tuân thì cũng khó bộc lộ một cách sinh động và thuyết phục. Chỉ riêng đoạn “cho chữ”, nhà văn ham săn tìm cái đẹp Nguyễn Tuân đã tạo thành một đoạn kết truyện đầy xúc động, trang trọng, cồ kính, hấp dẫn.
---Để tham khảo nội dung đầy đủ của tài liệu, các em vui lòng tải về máy hoặc xem trực tuyến---
Những giá trị nghệ thuật vừa nêu trên đã làm sáng rõ giá trị tư tưởng của đoạn văn. Thứ nhất là sự trân trọng, ca ngợi cái đẹp. Cái đẹp của nét chữ vuông vức, tươi tắn. Cái đẹp của người cho chữ với chí lớn, khí mạnh, tài hoa và lòng sáng. Cái đẹp còn ở nơi những người như ngục quan, thầy thơ lại biết quý trọng, tôn sùng cái đẹp. Thứ hai, đoạn kết thúc truyện còn toát lên tinh thần yêu nước của tác giả. Qua hình tượng đẹp của người tử tù cao cả, hiên ngang đầy sức hấp dẫn và lời khuyên hướng thiện, ta thấy thái độ và tấm lòng Nguyễn Tuân đôi với cuộc sống, với nước nhà. Có thể nói nhân vật Huấn Cao ít nhiều mang hình bóng của Cao Bá Quát ngẩng đầu trước cường quyền và “cúi đầu trước hoa mai”. Đồng thời Huấn Cao còn “vang bóng” trong cuộc đời nhem nhuốc, tù hãm lúc bây giờ, một con người khí khái, ngang tàng và yêu xứ sở.
Cảnh cho chữ đúng là “một cảnh tượng xưa nay chưa từng có”. Nguyễn Tuân đúng là nhà văn tài hoa làm sang trọng cho vàn chương, đốt cháy lên ngọn đuôc của cái đẹp. Nói rằng cảnh cho chữ là “Cảnh tượng xưa nay chưa từng có” vì cổ kim làm gì có chuyện người cho chư đẹp trong tù khi bán án tử hình đã kề sát cố. Cũng chưa hề có việc người tử tù lại khuyên bảo người quản ngục, người tử tù lại đĩnh đạc cao giọng nói đến những chữ “thiên lương”, “lương thiện” để mở cho kẻ coi ngục hướng đi, cách sống. Độc đáo hơn nừa là viên quản ngục trong thời phong kiến tàn lụi, thôi nát lại biết trọng cái đẹp, cái cao cả và cúi đầu xin làm theo điều tốt đẹp.
Vừa rồi, Học 247 đã giới thiệu đến các em tài liệu văn mẫu phân tích giá trị tư tưởng và nghệ thuật của đoạn truyện tả cánh Huấn Cao cho chữ trong buồng giam trong chương trình Ngữ văn 10. Mong rằng, tài liệu trên đã đem đến cho các em những kiến thức hay và thú vị, hỗ trợ tốt các em trong quá trình học bài Chữ người tử tù.
--MOD Ngữ văn HOC247 (tổng hợp và biên soạn)
Tư liệu nổi bật tuần
-
Phân tích 9 câu thơ đầu bài “Đất nước” của Nguyễn Khoa Điềm
27/06/2024180 - Xem thêm
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)