Để hiểu hơn về tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc trong chương trình Ngữ văn 11, thêm phần cảm nhận sâu sắc hơn về hình tượng người nông dân qua tác phẩm này, Học 247 mời các em đến với tài liệu bài văn mẫu về hình tượng nhân vật người anh hùng nông dân yêu nước chống giặc ngoại xâm qua Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc dưới đây. Chúc các em có thêm một tài liệu hay và thú vị! Ngoài ra, các em có thể tham khảo bài giảng Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc để nắm vững kiến thức về bài văn tế này hơn.
A. Sơ đồ tóm tắt gợi ý
B. Dàn ý chi tiết
a. Mở bài
- Giới thiệu được tác giả Nguyễn Đình Chiểu và Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc
- Dẫn dắt vào vấn đề: Hình tượng nhân vật người anh hùng nông dân yêu nước chống ngoại xâm qua bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc
b. Thân bài
- Khái quát chung
- Hoàn cảnh sáng tác:
- Viết trong buổi nhân dân tổ chức truy điệu các nông dân nghĩa sĩ đã hi sinh trong trận tấn công đồn Cần Giuộc ngày 16 - 12 - 1861.
- Tác phẩm ra đời vào cuối 1861, đầu 1862. Đây là thời điểm cả nước, đặc biệt là nhân dân miền Nam đang sôi sục đứng lên chống lại thực dân Pháp. Trong trận đánh đồn Cần Giuộc, nhiều nghĩa sĩ nông dân đã tập kích, phá đồn, tiêu diệt được nhiều giặc Pháp và tay sai. Để cảm kích trước lòng dũng cảm của nghĩa sĩ, tuần phủ Gia Định giao cho cụ Đồ Chiểu viết bài văn tế đọc tại buổi lễ truy điệu các nghĩa sĩ đã hi sinh.
- Thể loại: bài văn tế được viết theo thể phú đường luật
- Bố cục gồm 4 phần: lung khởi, thích thực, ai vãn, kết
- Hoàn cảnh sáng tác:
- Nội dung cần làm rõ
- Giá trị tác phẩm:
- Đây là lần đầu tiên người anh hùng nông dân yêu nước chống ngoại xâm đã bước vào tác phẩm văn học với vẻ đẹp lộng lẫy nhất.
- “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” là tiếng khóc của dân tộc cho những con người vì nước quên thân ấy . Đó là tiếng khóc của cả thời đại đau thương nhưng anh hùng .
- “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” là đỉnh cao tư tưởng yêu nước chống ngoại xâm của cụ Đồ Chiểu .
- Hình tượng người anh hùng nông dân yêu nước chống ngoại xâm trong “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc”:
- Đó là những con người chân chất, hiền lành, cần cù, chịu thương chịu khó, yêu hòa bình, gắn bó với con trâu, thửa ruộng, chẳng hề biết đến việc quan binh, chiến trận .
- Khi đất nước bị xâm lược:
- Họ lo sợ trông chờ tin quan nhưng chẳng có tin tức gì nơi phía triều đình, họ như bị bỏ rơi trước thời thế đảo điên còn giặc thù giày xéo quê hương mảnh đất cha ông
- Nỗi tủi nhục cùng sự phẫn uất trước tội ác giặc, ý thức về quyền dân tộc, tự chủ, độc lập, họ đã đứng lên chống giặc, trở thành người nghĩa binh tự nguyện đánh giặc cứu nước .
- Trong hoàn cảnh chiến đấu ấy, người nghĩa sĩ nông dân chiến đấu với những trang bị sơ sài nhưng hơn hết, họ chiến đấu bằng tinh thần quật khởi, oanh liệt, mạnh mẽ và quyết liệt để bảo vệ tổ quốc.
- Đằng sau manh áo vải, sau cuộc sống lam lũ, hình ảnh người nông dân hiện lên với lòng yêu quê hương đất nước thiết tha, rạo rực. Và bằng tình yêu ấy, người anh hùng nông dân đã chống giặc ngoại xâm với quyết tâm, lòng gan dạ vô cùng, họ hi sinh đầy quả cảm để gìn giữ từng tấc đất, cành cây ngọn cỏ quê hương
- Giá trị tác phẩm:
- Nhận xét
- Lòng mến nghĩa, tinh thần yêu nước chất phát của người nông dân đã mang đến những chiến công trong trận đánh giặc ngoại xâm. Đồng thời, tác giả đã bất tử hóa sự hi sinh của họ bằng lòng quả cảm trong chiến đấu
- “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” còn là khúc ai ca bi tráng trước sự hi sinh cao cả của những người anh hùng nông dân yêu nước chống ngoại xâm. Sự hi sinh cao cả của những người nông dân yêu nước này đã khắc thêm nét son trong trang sử vàng của dân tộc về truyền thống anh hùng đánh giặc giữ nước .
- Nguyễn Đình Chiểu đã xây dựng hình tượng người anh hùng nông dân yêu nước chống ngoại xâm trong “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” thành một hình tượng bất tử trong văn học .
c. Kết bài
- Đánh giá, nhận xét về thành công của Nguyễn Đình Chiểu qua giá trị nội dung cũng như nghệ thuật khi xây dựng hình tượng nhân vật người anh hùng nghĩa sĩ .
- Mở rộng vấn đề bằng liên tưởng và cảm nhận của cá nhân
Bài văn mẫu
Đề bài: Phân tích tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu để thấy được tác giả đã xây dựng rất thành công hình tượng nhân vật người anh hùng nông dân yêu nước chống ngoại xâm
Gợi ý làm bài
Bài văn mẫu 1:
Trong văn học trung đại, do hạn chế về tư tưởng, những tác phẩm viết về người nông dân còn vô cùng hiếm hoi và chưa thực sự giành được nhiều thành công. Đến Nguyễn Đình Chiểu - ngọn cờ tiêu biểu của nền văn học yêu nước chống ngoại xâm đầu thế kỉ XX, ông đã rất thành công khi xây dựng hình tượng người nghĩa sĩ yêu nước trong tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc. Qua đây, lần đầu tiên trong lịch sử văn học dân tộc, vẻ đẹp người nông dân mới hiện lên trọn vẹn và sâu sắc.
Văn tế nghĩa sĩ cần Giuộc được tác giả viết sau đêm ngày 14 tháng 12 năm 1861, đêm những người nghĩa sĩ cần Giuộc tấn công vào đồn giặc: cuộc khởi nghĩa thất bại, 21 nghĩa sĩ đã hi sinh. Với bài văn tế này, lần đầu tiên trong lịch sử văn học dân tộc, văn chương có cái nhìn tiến bộ, mới mẻ về hình ảnh người nghĩa sĩ nông dân. Nguyền Đình Chiếu đã khắc hoạ được một tượng đài nghệ thuật bất hủ “Vô tiền khoáng hậu” sừng sững trang trọng về người nông dân tương xứng với phẩm chất vốn có của họ ở ngoài đời – những người nông dân xây dựng và bảo vệ, đánh giặc cứu nước. Hình ảnh của những người nông dân là vấn đề trung tâm của bài văn tế, là đối tượng ngưỡng mộ, yêu mến, tiếc thương đồng thời cũng là linh hồn của tác phẩm. Có thể nói toàn bộ bài văn tế là ca khúc bi tráng về những người nghĩa sĩ nông dân xả thân vì đất nước tuy “thất thế” nhưng vẫn “hiên ngang”.
---Để tham khảo nội dung đầy đủ của tài liệu, các em vui lòng tải về máy hoặc xem trực tuyến---
Nguyễn Đình Chiểu đã bằng tấm lòng đồng cảm để nhìn thấy, nghe thấy và dựng nên một tượng đài hoành tráng mà mộc mạc, yêu thương. Xuyên suốt trong nền văn học nước nhà hình ảnh người nông dân đã được đề cập khá nhiều lần. Nhưng trước Đồ Chiều thì chưa một ai công khai vẽ lên và ngợi ca hình ảnh người anh hùng “chẳng qua là dân ấp dân lân mến nghĩa làm quân chiêu mộ”. Hơn thế nữa, việc thổi vào văn chương chất dân gian đã khiến “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” của cụ trở thành áng văn vừa hào hùng, bi tráng mà cũng rất gần gũi, giản dị.
Cụ Đồ Chiểu chỉ là nhà thơ mù - “người hát rong của nhân dân”. Nhưng hình ảnh người nông dân khởi nghĩa trong bài văn tế đã cho ta cái nhìn về cả một thời đại. Tự hào thay những con người nhỏ bé nhưng vẫn hiên ngang trước thế lực bạo tàn. Tự hào thay những người dân, người lính, nghĩa sĩ vô danh trùng trùng điệp điệp ngã xuống để bảo vệ sự toàn vẹn cho non sống. Họ là bức tượng đài bất tử, lưu mãi tới muôn đời.
Trên đây, Học 247 vừa giới thiệu đến các em tài liệu về hình tượng người nông dân yêu nước chống ngoại xâm qua bài văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc. Hi vọng rằng, với tài liệu này, các em sẽ hiểu hơn về hình ảnh người nông dân trong chiến đâu. Với họ, ta cảm được một cuộc sống bình dị, chân chất, hiền hòa bên cạnh lòng yêu nước sâu sắc bằng những hành động nghĩa cử cao đẹp.
Hơn thế, để nắm rõ hơn về nội dung trọng tâm bài học, nắm kĩ một số điểm đặc sắc nghệ thuật tiêu biểu, các em có thẻ tham khảo thêm bài giảng Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc phần tác phẩm và những gợi ý soạn bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc phần tác phẩm. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm bài văn mẫu bức tượng đài sừng sững về người nông dân qua Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc. Chúc các em gặt hái thêm nhiều kiến thức mới mẻ và thú vị từ những tài liệu tham khảo trên.
--MOD Ngữ văn HOC247 (tổng hợp và biên soạn)
Tài liệu liên quan
Tư liệu nổi bật tuần
-
Phân tích 9 câu thơ đầu bài “Đất nước” của Nguyễn Khoa Điềm
27/06/2024180 - Xem thêm