Nhằm giúp các em có thêm tài liệu tham khảo ở mảng văn nghị luận xã hội, Học 247 mời các em tham khảo tài liệu bài văn mẫu dưới đây với đề tài: Kẻ mạnh không phải là kẻ giẫm lên vai kẻ khác để thỏa mãn lòng ích kỉ. Kẻ mạnh chính là kẻ giúp đỡ kẻ khác trên đôi vai mình. Mong rằng, tài liệu trên sẽ mang đến cho các em những cách nhìn nhận tích cực hơn về cuộc sống. Chúc các em có thêm một tài liệu hay.
A. Sơ đồ tóm tắt gợi ý
B. Dàn ý chi tiết
a. Mở bài
- Dẫn dắt và giới thiệu vấn đề cần nghị luân
- Trích dẫn câu nói: Kẻ mạnh không phải là kẻ giẫm lên vai kẻ khác để thỏa mãn lòng ích kỉ. Kẻ mạnh chính là kẻ giúp đỡ kẻ khác trên đôi vai mình
b. Thân bài
- Giải thích: (từ khó và cả câu)
- Quan niệm về “kẻ mạnh”; được diễn đạt qua cách nói hình ảnh :
- Không phải là “giẫm lên vai kẻ khác”: sức mạnh của con người không chỉ đo bằng sức mạnh cơ bắp, ỷ vào sức mạnh cơ bắp mà lấn ép, chà đạp người khác.
- Mà là “giúp đỡ kẻ khác trên đôi vai mình”: Sức mạnh con người được đo bằng chính tình yêu thương, bằng hành động cao đẹp của lòng vị tha.
- Ý nghĩa câu nói: “Kẻ mạnh”, theo Nam Cao là người biết giúp đỡ người khác, nâng đỡ người khác vươn lên, luôn sống vì người khác…. Đó là người có nhân cách đáng quý, đáng được trân trọng.
- Quan niệm về “kẻ mạnh”; được diễn đạt qua cách nói hình ảnh :
- Bàn luận
- Những biểu hiện
- Những biểu hiện của “kẻ mạnh” trong mối quan hệ với khách quan cuộc sống
- Trong quan hệ gia đình: yêu thương, trách nhiệm, hy sinh. (Câu chuyện cảm động về người cha Nông Văn Vinh, sinh năm 1974 (xã Đông Đạt, huyện Phú Lương, Thái Nguyên) hàng ngày dù nắng hay mưa cũng đều đặn cõng con gái là Nông Hoài Hương, sinh năm 1999 đến trường học cái chữ)
- Trong quan hệ bạn bè: giúp đỡ cùng tiến bộ, chia sẻ khó khăn, điểm tựa tinh thần ... (Câu chuyện và bạn Nguyễn Thị Lân, học sinh lớp 11B8, trường THPT Lê Văn Hưu, huyện Thiệu Hóa, Thanh Hóa 9 năm cõng bạn đến trường.)
- Trong quan hệ xã hội: bênh vực kẻ yếu, giúp đỡ người hoạn nạn, hành động nghĩa hiệp chống cái ác… ( Những chiến sĩ công an quên mình vì dân, anh bộ đội cứu hàng chục dân giữa dòng lũ dữ cuối cùng đuối sức bì nước cuốn trôi...)
- Kẻ mạnh trong mối quan hệ chủ quan:
- Với bản thân: dám đương đầu với khó khăn, thử thách, vượt lên nghịch cảnh…(Dẫn chứng: Pa-ven Cooc-sa-ghin (Thép đã tôi thế đấy)…)
- Câu nói chứa đựng một quan niệm đúng đắn và sâu sắc về nhân cách, về lẽ sống; đặt ra vấn đề trách nhiệm của mỗi người đối với đồng loại, với cuộc sống.
- Đặt trong bối cảnh cuộc sống ngày nay, câu nói trên càng có ý nghĩa – khi mà nạn bạo hành trong gia đình, nạn bạo lực trong học đường, nạn côn đồ hoành hành … đang là những vấn đề bức xúc của xã hội.
- Phê phán lối sống ích kỉ, giẫm đạp lên cuộc sống người khác để thỏa mãn lòng ích kỉ, hiếu thắng của mình.
- Những biểu hiện của “kẻ mạnh” trong mối quan hệ với khách quan cuộc sống
- Những biểu hiện
- Bài học nhận thức và hành động
- Biết yêu thương, giúp đỡ, cảm thông mọi người xung quanh; định hướng cho mình một quan niệm sống tốt đẹp.
- Mỗi người cần phải có ý thức rèn luyện ý chí, nghị lực, sức mạnh… để bản thân có thể vượt qua những khó khăn thử thách trong cuộc sống. Từ đó, có thể hoàn thiện nhân cách, có khả năng giúp đỡ người khác, sẽ được mọi người yêu mến và tôn trọng.
c. Kết bài
- Nhận xét chung về vấn đề được đặt ra trong câu nói
- Bài học cho mỗi cá nhân và mở rộng vấn đề nghị luận bằng suy nghĩ, tình cảm, sự liên tưởng của mỗi người.
Bài văn mẫu
Đề bài: Trong truyện ngắn Đời thừa, nhà văn Nam Cao viết:
“Kẻ mạnh không phải là kẻ giẫm lên vai kẻ khác để thỏa mãn lòng ích kỉ. Kẻ mạnh chính là kẻ giúp đỡ kẻ khác trên đôi vai mình”
Hãy trình bày suy nghĩ của anh/ chị về quan niệm trên.
Gợi ý làm bài
Trong cuộc sống ai cũng mong muốn mình phải thật mạnh mẽ. Thế nhưng không phải ai cũng biết định nghĩa thế nào là kẻ mạnh. Thường người ta chỉ quan niệm rằng kẻ mạnh là kẻ đánh bại được nhiều người, là kẻ có uy quyền áp đảo được người khác, khiến người khác phải sợ hãi. Song thực tế không phải như vậy. Kẻ mạnh phải là kẻ biết đặt lợi ích của người khác lên trên lợi ích của mình, thậm chí phải hi sinh cả bản thân. Như nhà văn Nam Cao đã quan niệm: “Kẻ mạnh không phải là kẻ giẫm lên vai người khác để thoả mãn lòng ích kỉ. Kẻ mạnh phải là kẻ giúp đỡ người khác trên đôi vai của mình”. “Kẻ mạnh” – hai tiếng tưởng chừng rất đơn giản nhưng thực sự không mấy ai hiểu được trọn vẹn ý nghĩa sâu sắc của nó. Vậy thực sự kẻ mạnh là kẻ mang trong mình những phẩm chất gì? Làm thế nào để có thể trở thành kẻ mạnh trong cuộc sống này? Mạnh ở đây phải được hiểu theo nghĩa là mạnh mẽ. Kẻ mạnh ở đây chính là con người mạnh mẽ, con người dám sống và sống có bản lĩnh trước sự cám dỗ của cuộc sống và thói ích kỉ của chính bản thân mình. Kẻ mạnh cũng là kẻ dám giữ gìn danh dự, lương tâm của mình, không để nó vấy bẩn hay có chút tì vết nào.
Hai tiếng “kẻ mạnh” được Nam Cao đặt trong sự đối lập với quan niệm của nhiều người trong cuộc sống như một tâm sự đau đớn của nhà văn trước thực trạng đạo đức suy thoái. Ở đó người ta ghen ghét, cạnh khoé, đố kị nhau. Ở đó người ta bán rẻ danh dự nhân phẩm của mình vì những mục đích tầm thường. Trên hết người ta có thể dùng mọi thủ đoạn để giành lấy quyền lực, tiền bạc, danh vọng – những thứ mà người ta tin rằng sẽ mang lại sức mạnh. Nhưng liệu sức mạnh có thể đến được từ việc đánh bại kẻ khác, chà đạp huỷ diệt kẻ khác vì những mục đích tham vọng tầm thường? Chắc chắn là không. Bởi không ai nhìn nhận một kẻ là chiến thắng khi họ đánh bại đối thủ của mình bằng thủ đoạn xấu. Kẻ chiến thắng chỉ có thể là kẻ vượt lên được chính bản thân mình, vượt lên được những ham muốn nhỏ nhen ích kỉ của bản thân để giữ gìn danh dự, lương tâm làm người của mình.
---Để tham khảo nội dung đầy đủ của tài liệu, các em vui lòng tải về máy hoặc xem trực tuyến---
Chúng ta ngày càng nhìn thấy nhiều hành động đi ngược lại công lí: những kẻ tham ô hàng nghìn tỉ đồng, những kẻ lén lút xả nước thải xuống sông trong suốt nhiều năm liền… Chúng ta phê phán những kẻ dùng sức mạnh đồng tiền để lấn át công lí nhưng cũng không thể không lên án những kẻ đang nắm trong tay “sức mạnh” mà phản bội lại trách nhiệm xã hội giao phó cho họ. Không chỉ có vậy, “giẫm lên vai người khác” còn có thể hiểu là một lối sống vụ lợi, tham vọng tầm thường, sẵn sàng chà đạp, huỷ diệt đồng loại vì lợi ích cá nhân như trong câu tục ngữ “cá lớn nuốt cá bé”. Lịch sử đã từng chứng kiến những kẻ “tà đạo”, vì muốn phục vụ cho lợi ích giai cấp của chúng đã thiêu chết nhà thiên văn vĩ đại Brunô – người đã kiên cường bảo vệ thuyết Nhật tâm cho đến khi cả thân mình đỏ rực trong ngọn lửa bạo tàn.
Nhưng lịch sử cũng chứng kiến từ đây một cuộc cách mạng trong nhận thức của loài người. Và lịch sử đã lên án những kẻ vì mục đích hèn hạ của mình mà tiêu diệt đồng loại, thiêu rụi chân lí. Trong xã hội ngày nay, ta vẫn còn phải chứng kiến những hành động dã man mà tưởng chừng như chỉ có trong thời kì hoang dại của loài người. Những kẻ khủng bố đang từng ngày gieo rắc tai hoạ khắp noi trên thế giới, đang lên tiéng thách thức tất cả chúng ta, chống lại cả nhân loại. Rồi những vụ giết người vô cùng man rợ xuất hiện khắp nơi cảnh báo về sự suy thoái đến mất hết nhân tính của con người. Chưa thể dừng lại ở đó, chúng ta còn phải lên tiếng để phê phán những con người chỉ biết sống cho bản thân không quan tâm đến người khác. Bởi chính việc “mạnh ai người nấy sống” chính là nguyên nhân dẫn tới lối sống vụ lợi, ích kỉ, đặc biệt nhiều trong giới trẻ hiện nay. Một số bạn trẻ dường như đã quên đi trách nhiệm cộng đồng của mình suốt ngày chỉ vùi đàu vào những trò chơi vô bổ, những trang web đen trên mạng internet. Nhưng điều đáng nói là nhân cách một số bạn trẻ đã bị ảnh hưởng bởi những hành vi bạo lực trong các game online, dẫn tới nhiều vụ cướp của thậm chí là đâm chém của học sinh. Đó là biểu hiện của một lối sống đớn hèn, thiếu bản lĩnh thiếu ý chí để vươn lên. Thiết nghĩ quan niệm của nhà văn Nam Cao chính là cách sống cần thiết cho mỗi chúng ta hiện nay. Bởi sức mạnh của lòng nhân ái không chỉ đến với những người cần ta giúp đỡ. Nó còn đem đến cho chúng ta nhiều niềm vui hứng khởi để bắt đầu một ngày mới với một sức mạnh mới để vươn lên một tầm vóc mới. Đó là cội nguồn của sức mạnh chân chính.
Trên đây là trích dẫn nội một phần nội dung tài liệu tham khảo cho mảng văn nghị luận xã hội. Học 247 hi vọng rằng, tài liệu trên đã đem lại cho các em những kiến thức bổ ích và thú vị. Chúc các em có thêm một bài văn mẫu hay để tham khảo và khơi gợi những ý tưởng mới.
--MOD Ngữ văn HOC247 (tổng hợp và biên soạn)
Tư liệu nổi bật tuần
-
Phân tích 9 câu thơ đầu bài “Đất nước” của Nguyễn Khoa Điềm
27/06/2024180 - Xem thêm
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)