OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Bộ 5 đề thi HK1 môn Ngữ văn 11 có đáp án năm 2021-2022 Trường THPT Trần Phú

03/12/2021 1.3 MB 2900 lượt xem 8 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2021/20211203/725640071832_20211203_164213.pdf?r=3678
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Với mong muốn đem đến cho các em học sinh có thêm nhiều tài liệu ôn tập, chuẩn bị thật tốt cho kì thi HK1 sắp đến, ban biên tập HỌC247 xin gửi đến các em Bộ 5 đề thi HK1 môn Ngữ văn 11 có đáp án năm 2021-2022 Trường THPT Trần Phú dưới đây. Chúc các em có một kì thi thật tốt!

 

 
 

TRƯỜNG THPT TRẦN PHÚ

ĐỀ THI HỌC KÌ 1

MÔN: NGỮ VĂN 11

NĂM HỌC: 2021-2022

(Thời gian làm bài: 90 phút)

 

ĐỀ SỐ 1

I. ĐỌC - HIỂU (3 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu ở dưới:

“....Anh ra khơi

Mây treo ngang trời những cánh buồm trắng

Phút chia tay anh dạo trên bến cảng

Biển một bên và em một bên .....

 

Biển ồn ào em lại dịu êm

Em vừa nói câu chi rồi mỉm cười lặng lẽ

Anh như con tàu, lắng sóng từ hai phía

Biển một bên và em một bên ...

 

Ngày mai, ngày mai khi thành phố lên đèn

Tàu anh buông neo giữa chùm sao xa lắc

Thăm thẳm nước trời nhưng anh không cô độc

Biển một bên và em một bên...

 

Đất nước gian lao chưa bao giờ bình yên

Bão táp chưa ngưng trong những vành tang trắng

Anh đứng gác. Trời khuya. Đảo vắng

Biển một bên và em một bên...”

(Trích Thơ tình người lính biển - Trần Đăng Khoa, 1982)

Câu 1: Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên. (0.5 điểm)

Câu 2: Xác định phong cách ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản trên (0.5 điểm)

Câu 3: Xác định và phân tích 01 biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ sau? (1.0 điểm)

“Anh như con tàu lắng sóng từ hai phía

Biển một bên và em một bên ....”

Câu 4: Nêu nội dung chính của văn bản (1.0 điểm)

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 1: (2.0 điểm)

Từ nội dung văn bản phần đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của biển đảo quê hương và trách nhiệm của mỗi người đối với chủ quyền biển đảo?

Câu 2: (5.0 điểm)

Phân tích hình tượng nhân vật Huấn Cao trong tác phẩm Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

I. ĐỌC HIỂU

Câu 1:

* Phương pháp: Đọc, xác định phương thức biểu đạt

* Cách giải:

- Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm

Câu 2:

* Phương pháp: Đọc, xác định phong cách ngôn ngữ

* Cách giải:

- Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật

Câu 3:

* Phương pháp: Xác định, phân tích

* Cách giải:

- Biện pháp nghệ thuật: so sánh, ẩn dụ, điệp từ

- Câu thơ “Biển một bên và em một bên”, “biển một bên” là hình ảnh ẩn dủ cho tình yêu quê hương đất nước, nhấn mạnh tình yêu quê hương đất nước và tình yêu đôi lứa hòa quyện.

Câu 4:

* Phương pháp: Phân tích

* Cách giải:

- Nội dung chính của đoạn thơ: Đoạn thơ kể về phút chia tay của nhân vật anh, của tác giả với nhân vật em để lên đường làm nhiệm vụ của người lính biển. Phút giây đó có sự hòa quyện tình yêu đôi lứa với tình yêu quê hương; đồng thời, nhắn nhủ anh không cô độc vì được sống trong tình em và tình biển, tình quê hương.

- Có thể diễn đạt theo cách khác nhưng phải có sức thuyết phục. (0,5đ)

II. LÀM VĂN

Câu 1:

* Phương pháp: Phân tích, tổng hợp

* Gợi ý:

- Ý nghĩa của biển đảo quê hương:

+ Tạo nên sự toàn vẹn lãnh thổ, là chủ quyền bất khả xâm phạm của Việt Nam

+ Biển đảo mang đến nguồn lợi về kinh tế, du lịch,..

=> Biển đảo trong tâm thức người Việt là đất nước, là cuộc sống; và thực tế hàng ngàn năm lịch sử người Việt đã ra sức dựng xây, bảo vệ, sẵn sàng đổ cả máu xương cho chủ quyền biển đảo.

- Trách nhiệm của mỗi người:

+ Bảo vệ chủ quyền biển đảo, sự toàn vẹn lãnh thổ là trách nhiệm của mỗi người công dân, đặc biệt là thế hệ trẻ.

+ Thanh niên cần hưởng hứng và tích tực các diễn đàn hợp pháp trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên internet, khẳng định chủ quyền biển đảo của Việt Nam trên các diễn đàn, đồng thời kịch liệt lên án và đấu tranh tham gia ngăn chặn các hành vi xâm phạm phạm chủ quyền biển đảo Việt Nam.

+ Không ngừng tu dưỡng phẩm chất người Việt Nam mới,  tích cực tham gia xây dựng đất nước giàu mạnh, có định hướng lý tưởng yêu nước và đoàn kết thì chúng ta sẽ kết nối khối sức mạnh lớn đủ sức bảo vệ chủ quyền biển đảo. 

+ Sẵn sàng chuẩn bị tinh thần tham gia trực tiếp vào công cuộc giữ gìn biển đảo quê hương bằng tất cả những gì mình có thể

Câu 2:

* Phương pháp:

- Phân tích (Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng).

- Sử dụng các thao tác lập luận (phân tích, tổng hợp, bàn luận,…) để tạo lập một văn bản nghị luận văn học.

* Cách giải:

a. Yêu cầu hình thức:

- Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm nghị luận văn học để tạo lập văn bản.

- Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

b. Yêu cầu nội dung:

 * Mở bài:

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm

- Giới thiệu nhân vật Huấn Cao

* Thân bài:

- Nguyên mẫu: Cao Bá Quát, nhân vật lỗi lạc thời trung đại

- Huấn Cao là người nghệ sĩ tài hoa:

+ Là người có “tài viết chữ rất nhanh, rất đẹp”. Hơn thế mỗi con chữ của Huấn Cao còn chứa đựng khát vọng, hoài bão tung hoành cả đời người.

+ “Có được chữ ông Huấn là có được báu vật ở đời”.

---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 1 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 2

I. ĐỌC - HIỂU (3.0 ĐIỂM) 

Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu:

“....Người cao nhất, to nhất, giỏi nhất, đáng sợ nhất, nhiều kẻ thù nhất Việt Nam ... là thằng “con nhà người ta”

Rồi nữa, đã hết đâu! “Bằng tuổi con bây giờ, ngày xưa, mẹ đã phải đi làm đồng, đi bán hàng, đi kiếm tiền, đi lao động....” (Nói chung là ngoan!)

“Bằng tuổi con ngày xưa, mẹ không bao giờ cãi bà, mẹ nghe lời ông, mẹ học giỏi!” (Nói chung cũng là ngoan!)

“Bằng tuổi con ngày xưa, ba đâu có được dùng điện thoại, đâu có được xem ti vi, không được ăn gà rán nhưng vẫn lao động và học tập rất giỏi....” (Nói chung là vô cùng ngoan!)

Ngày xưa thì nêu gương là một trong bốn phương pháp quan trọng của dạy học, nhưng giờ thì bỏ rồi, không so sánh nữa. Hằng trăm chỗ lệch, so làm sao được mà cứ so chứ?.... Ngày xưa, báo Hoa Học Trò còn thỉnh thoảng viết về thủ khoa, về các bạn học giỏi. Giờ thì thôi rồi, vì thấy tác dụng phụ của những tấm gương đó là toàn gây ra stress cho trẻ con và châm ngòi cho các cuộc cãi cọ trong nhà.

Mọi so sánh đều là khập khiễng! Điều kiện gia đình khác nhau, hoàn cảnh khác nhau, xuất phát điểm khác nhau, gene khác nhau, phúc phần khác nhau....

Vậy nên, cuối cùng thì bảng xếp hạng quan trọng nhất mà chúng ta cần quan tâm là bảng xếp hạng của con mình với chính nó. Con mình là ai, ở đâu? Nó thích cái gì, nó giỏi cái gì, nó kém cái gì, nó có hài lòng không? Nó có chiến lược nào riêng không? Chỉ so nó với chính nó ngày hôm qua hoặc so với tương lai, kiểu như “Nếu muốn ngày sau làm bác sĩ thì con còn thiếu cái abc này....”

Chỉ nên so sánh con mình với chính nó, còn lại vứt hết các thể loại “con nhà người ta” đi! Nhé, năn nỉ đấy!

(Trích “Con nghĩ đi, mẹ không biết!” - Nhà báo Thu Hà - NXB Văn Học, 2016)

Câu 1: (1,0 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính được tác giả sử dụng trong văn bản trên? (nhận biết)

Câu 2: (1.0 điểm) Trong văn bản, các bậc cha mẹ thường so sánh con với đối tượng nào và so sánh như thế nào? (thông hiểu)

Câu 3: (1.0 điểm) Anh/chị có tán đồng với sự so sánh của các bậc cha mẹ đó không? Vì sao? (thông hiểu)

II. LÀM VĂN (7.0 ĐIỂM)

Câu 1 (2.0 điểm) 

Từ nội dung của văn bản đọc - hiểu, anh/chi hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ để bày tỏ suy nghĩ của mình về quan điểm. Cha mẹ “Chỉ nên so sánh con mình với chính nó, còn lại vứt hết các thể loại “con nhà người ta” đi”

Câu 2 (5.0 điểm) 

Bằng sự hiểu biết của mình về truyện ngắn “Chữ người tử từ” của nhà văn Nguyễn Tuân, anh/chị hãy lí giải vì sao cảnh cho chữ trong tác phẩm lại là “một cảnh tượng xưa nay chưa từng có”?

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

I. ĐỌC HIỂU

Câu 1:

* Phương pháp: Căn cứ vào các phương thức biểu đạt đã học: tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận, hành chính – công vụ

* Cách giải:

- Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là: phương thức nghị luận

Câu 2:

* Phương pháp: Phân tích, tổng hợp

* Cách giải:

- Đối tượng: “con nhà người ta”, bố mẹ ngày xưa.

- Các bậc cha mẹ thường so sánh con mình thua kém về mọi mặt so với “con nhà người ta” và bố mẹ ngày xưa.

Câu 3:

* Phương pháp: Phân tích, tổng hợp

* Cách giải:

- Không tán đồng.

- Vì:

+ Mọi so sánh đều là khập khiễng! Điều kiện gia đình khác nhau, hoàn cảnh khác nhau, xuất phát điểm khác nhau, gene khác nhau, phúc phần khác nhau bởi vậy mà không thể đánh đồng ai cũng như ai và mặc định so sánh con mình với “con nhà người ta” và so sánh con mình với thời đại của bố mẹ ngày xưa được.

+ Việc so sánh trên gây nên những áp lực cho trẻ và ảnh hưởng xấu đến tâm lí và sự phát triển của trẻ

II. LÀM VĂN

Câu 1:

* Phương pháp: Phân tích, tổng hợp, bình luận

* Cách giải:

Yêu cầu về kĩ năng:

- Viết đúng kiểu đoạn văn nghị luận xã hội trình bày về quan điểm đưa ra.

- Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

Yêu cầu về kiến thức:

Gợi ý:

* Bình luận

- Đây là một nhận định đúng.

- Vì mỗi cá thể khác nhau về hoàn cảnh, xuất thân, thời đại, … (dẫn chứng)

- Sự phát triển của mỗi người không chỉ phụ thuộc vào sự cố gắng của người đó mà còn ở những yếu tố khách quan:

+ Một gia đình khó khăn không thể đem so sánh với một gia đình giàu có. Các em sống trong gia đình giàu có có nhiều điều kiện để phát triển hơn.

+ Thời đại bây giờ không thể so sánh với thời đại ngày xưa. Bây giờ, công nghệ phát triển, các em có nhiều điều kiện tiếp cận đồng thời đó cũng là những cám dỗ thách thức các em.

---(Để xem tiếp đáp án phần Làm văn vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 3

PHẦN I: ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

(1) Người có tính khiêm tốn thường hay tự cho mình là kém, còn phải phấn đấu thêm, trau dồi thêm, cần được trao đổi, học hỏi nhiều thêm nữa. Người có tính khiêm tốn không bao giờ chịu chấp nhận sự thành công của cá nhân mình trong hoàn cảnh hiện tại, lúc nào cũng cho sự thành công của mình là tầm thường, không đáng kể, luôn luôn tìm cách để học hỏi thêm nữa.

(2) Tại sao con người lại phải khiêm tốn như thế? Đó là vì cuộc đời là một cuộc đấu tranh bất tận, mà tài nghệ của mỗi cá nhân tuy là quan trọng, nhưng thật ra chỉ là những giọt nước bé nhỏ giữa đại dương bao la. Sự hiểu biết của mỗi cá nhân không thể đem so sánh với mọi người cùng chung sống với mình. Vì thế, dù tài năng đến đâu cũng luôn luôn phải học thêm, học mãi mãi.

(3) Tóm lại, con người khiêm tốn là con người hoàn toàn biết mình, hiểu người, không tự mình đề cao vai trò, ca tụng chiến công của cá nhân mình cũng như không bao giờ chấp nhận một ý thức chịu thua mang nhiều mặc cảm tự ti đối với mọi người.

(4) Khiêm tốn là một điều không thể thiếu cho những ai muốn thành công trên đường đời.

(Trích Tinh hoa xử thế, Lâm Ngữ Đường, Ngữ văn 7, tập 2, NXB Giáo dục, 2015, tr.70 – 71)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên.

Câu 2: Anh/chị hiểu như thế nào về ý kiến sau: tài nghệ của mỗi cá nhân tuy là quan trọng, nhưng thật ra chỉ là giọt nước bé nhỏ giữa đại dương bao la.

Câu 3:  Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp liệt kê được sử dụng trong đoạn văn thứ nhất.

PHẦN II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1:

Viết đoạn văn ngắn (khoảng 10 dòng) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến được nêu ở phần Đọc hiểu: Khiêm tốn là một điều không thể thiếu cho những ai muốn thành công trên con đường đời.

Câu 2:

Cảm nhận của anh/chị về bức tranh phố huyện lúc chiều tàn trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam, Ngữ Văn 11, tập 1.     

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

I. ĐỌC HIỂU

Câu 1:

* Phương pháp: Đọc, căn cứ vào các phương thức biểu đạt đã học

* Cách giải:

- Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận

Câu 2:

* Phương pháp: Phân tích, tổng hợp.

* Cách giải:

- Tài nghệ của mỗi người quan trọng nhưng hữu hạn, bé nhỏ như “những giọt nước” trong thế giới rộng lớn, mà kiến thức của loài người lại mênh mông như đại dương bao la. Vì thế cần khiêm tốn để học hỏi.

Câu 3:

* Phương pháp: Đọc hiểu

* Cách giải:

- Biện pháp nghệ thuật liệt kê: Người có tính khiêm tốn thường hay tự cho mình là kém, còn phải phấn đấu thêm, trau dồi thêm, cần được trao đổi, học hỏi nhiều thêm nữa.

- Tác dụng:

+ Nhấn mạnh biểu hiện của người có đức tính khiêm tốn

+ Câu văn sinh động, hấp dẫn, giàu hình ảnh

II. LÀM VĂN

Câu 1:

* Phương pháp: Phân tích, lí giải

* Gợi ý:

* Giải thích vấn đề

- Khiêm tốn: là đức tính nhã nhặn, nhún nhường, không để cao cái mình có và luôn coi trọng người khác.

- Thành công là là đạt được kết quả như mong muốn, thực hiện được mục tiêu đề ra.

⟹ Khiêm tốn và thành công có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, chỉ khi bạn có lòng khiêm tốn mới đạt được thành công thực sự trên đường đời.

* Bàn luận vấn đề

- Vì sao phải có khiêm tốn mới đạt được thành công thực sự.

+ Cá nhân dù có tài năng đến đâu cũng chỉ là giọt nước bé nhỏ giữa đại dương bao la. Bởi vậy cần học nữa, học mãi để làm đầy, làm phong phú vốn tri thức, sự hiểu biết của bản thân.

+ Chúng ta đạt được thành công mà không khiêm tốn dẫn đến thói tự cao, tự đại, đề cao thái quá thành tích của bản thân, không chịu tiếp tục cố gắng, tất yếu sẽ dẫn đến thất bại.

+ Khi đạt được thành công bước đầu, nếu có lòng khiêm tốn, không ngừng học hỏi thêm chúng ta sẽ đạt được thành công lớn hơn, vinh quang hơn.

- Ý nghĩa của lòng khiêm tốn:

+ Khiêm tốn là biểu hiện của con người biết nhìn xa, trông rộng.

+ Khiêm tốn giúp hiểu mình, hiểu người.

---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 4

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3.0 ĐIỂM)

Đọc văn bản sau đây và trả lời các câu hỏi:

Kì thực thời gian nhàn rỗi là cực kì quý báu. Đó là thời gian để mỗi người sống cuộc sống riêng của mình. Đó là thời gian để đọc sách báo, tự học, xem ti vi, chơi thể thao, đàn hát, nhảy múa, vẽ tranh, làm thơ, đi mua sắm, giao lưu với bạn bè, thăm viếng những người ruột thịt,... Thời gian nhàn rỗi làm cho người ta giàu có hơn về trí tuệ, tăng cường thêm về sức khỏe, phát triển thêm về năng khiếu, cá tính, phong phú thêm về tinh thần, quan hệ. Thiếu thời gian nhàn rỗi, đời sống con người sẽ nghèo nàn, thậm chí là không có cuộc sống riêng nữa!

Đánh giá đời sống của mỗi người cao hay thấp hãy nhìn vào thời gian nhàn rỗi của họ. Có người làm việc "đầu tắt mặt tối" không có lấy chút nhàn rỗi. Có người phung phí thời gian ấy vào các cuộc nhậu nhẹt triền miên. Có người biết dùng thời gian ấy để phát triển chính mình. Phải làm sao để mỗi người có thời gian nhàn rỗi và biết sử dụng hữu ích thời gian ấy là một vấn đề lớn của xã hội có văn hóa.

(Theo Hữu Thọ, Ngữ Văn 11 Nâng cao, tập hai, NXB Giáo dục, 2007, tr. 94)

Thực hiện các yêu cầu:

1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích ?

2. Theo tác giả, nếu thiếu thời gian nhàn rỗi thì đời sống của con người sẽ như thế nào?

3. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu sau: “Thời gian nhàn rỗi làm cho con người ta giàu có hơn về trí tuệ, tăng cường thêm về sức khỏe, phát triển thêm về năng khiếu, cá tính, phong phú thêm về tinh thần, quan hệ.”

4. Anh / chị có đồng tình với tác giả khi ông cho rằng: “Đánh giá đời sống của mỗi người cao hay thấp hãy nhìn vào thời gian nhàn rỗi của họ? Lí giải vì sao?

II. PHẦN LÀM VĂN (7 điểm)

Câu 1 (2 điểm)

Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết 01 đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về thực trạng lãng phí thời gian nhàn rỗi của thanh niên Việt Nam hiện nay.

Câu 2 (5 điểm)

Phân tích cảnh cho chữ trong tác phẩm Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4

I. ĐỌC HIỂU

Câu 1:

* Phương pháp: căn cứ vào các phương thức biểu đạt

* Cách giải:

- Các phương thức biểu đạt: nghị luận, biểu cảm

Câu 2:

* Phương pháp: Phân tích, tổng hợp

* Cách giải:

Theo tác giả thì “Thiếu thời gian nhàn rỗi, đời sống của con người sẽ nghèo nàn, thậm chí là không có cuộc sống riêng nữa!”

Câu 3:

* Phương pháp: Phân tích, tổng hợp

* Cách giải:

- Biện pháp nghệ thuật: liệt kê

- Tác dụng: Làm cho câu văn rõ ràng, chi tiết; nhấn mạnh về những giá trị quý báu mà thời gian nhàn rỗi mang lại cho cuộc sống con người.

Câu 4:

* Phương pháp: Phân tích, tổng hợp

* Cách giải:

- Học sinh tự do thể hiện quan điểm, miễn là lí giải hợp lí, thuyết phục

---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 4 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 5

I. Phần đọc hiểu (3,0 điểm)

Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi:

"… (1) Thật vậy, Nguyễn Du, đại thi hào của dân tộc từng viết: “Sách vở đầy bốn vách/ Có mấy cũng không vừa”. Đáng tiếc, cuộc sống hiện nay dường như “cái đạo” đọc sách cũng dần phôi pha. Sách in nhiều nơi không bán được, nhiều nhà xuất bản đóng cửa vì thua lỗ, đặc biệt . Nhiều gia đình giàu có thay tủ sách bằng tủ ... rượu các loại. Các thư viện lớn của các thành phố hay của tỉnh cũng chỉ hoạt động cầm chừng, cố duy trì sự tồn tại.

...(2) Bỗng chợt nhớ khi xưa còn bé, với những quyển sách giấu trong áo, tôi có thể đọc sách khi chờ mẹ về, lúc nấu nồi cơm, lúc tha thẩn trong vườn, vắt vẻo trên cây, lúc chăn trâu, lúc chờ xe bus... Hay hình ảnh những công dân nước Nhật mỗi người một quyển sách trên tay lúc ngồi chờ tàu xe, xem hát, v.v... càng khiến chúng ta thêm yêu mến và khâm phục. Ngày nay, hình ảnh ấy đã bớt đi nhiều, thay vào đó là cái máy tính hay cái điện thoại di động. Song sách vẫn luôn cần thiết, không thể thiếu trong cuộc sống phẳng hiện nay...”

(Trích “Suy nghĩ về đọc sách” – Trần Hoàng Vy, Báo Giáo dục & Thời đại, Thứ hai ngày 13.4.2015)

Câu 1. Trong đoạn (2), tác giả chủ yếu sử dụng thao tác lập luận nào? (0,5 điểm)

Câu 2. Hãy ghi lại câu văn nêu khái quát chủ đề của đoạn trích trên. (1,0 điểm)

Câu 3. Hãy giải thích vì sao tác giả lại cho rằng: “cuộc sống hiện nay dường như “cái đạo” đọc sách cũng dần phôi pha”? (1,0 điểm)

Câu 4. Có ý kiến cho rằng: Thời nay, đọc sách là lạc hậu. Sống trong thời đại công nghệ thông tin thì phải lên mạng đọc vừa nhanh, vừa dễ, vừa đỡ tốn kém. Anh/ chị có đồng tình với ý kiến đó không? Vì sao? (0,5 điểm)

II. Phần làm văn (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm)

Viết đoạn văn nghị luận bày tỏ suy nghĩ của anh/ chị về ý kiến: Một cuốn sách tốt là một người bạn hiền.

Câu 2 (5,0 điểm)

Anh/ chị hãy cảm nhận về vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Khuyến qua bài thơ Câu cá mùa thu.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5

I. Phần đọc hiểu

Câu 1:

- Thao tác lập luận so sánh/ Thao tác so sánh

Câu 2:

- Câu văn khái quát chủ đề: Song sách vẫn luôn cần thiết, không thể thiếu trong cuộc sống phẳng hiện nay.

Câu 3:

- Tác giả cho rằng “cuộc sống hiện nay dường như “cái đạo” đọc sách cũng dần phôi pha” vì ở thời đại công nghệ số, con người chỉ cần gõ bàn phím máy tính hoặc điện thoại di động đã có thể tiếp cận thông tin ở nhiều phương diện của đời sống, tại bất cứ nơi đâu, trong bất kì thời gian nào, nên việc đọc sách đã dần trở nên phôi pha.

Câu 4:

- Học sinh có thể đồng tình hoặc không đồng tình, lí giải hợp lí, thuyết phục, hợp lí.

II. Phần làm văn

Câu 1:

* Có thể trình bày theo định hướng sau:

- Giải thích:

+ Sách tốt là loại sách mở ra cho ta chân trời mới, giúp ta mở mang kiến thức về nhiều mặt: cuộc sống, con người, trong nước, thế giới, đời xưa, đời nay, thậm chí cả những dự định tương lai, khoa học viễn tưởng...

+ Bạn hiền đó là người bạn có thể giúp ta chia sẻ những nỗi niềm trong cuộc sống, giúp ta vươn lên trong học tập, cuộc sống. Do tác dụng tốt đẹp như nhau mà có nhận định ví von "Một quyển sách tốt là một người bạn hiền".

- Bàn luận:

+ Sách tốt là người bạn hiển kể cho ta bao điều thương, bao kiếp người điêu linh đói khổ mà vẫn giữ trọn vẹn nghĩa tình (dẫn chứng qua các tác phẩm VH).

+ Sách cho ta hiểu và cảm thông với bao kiếp người, với những mảnh đời ở những nơi xa xôi, giúp ta vươn tới chân trời của ước mơ, ước mơ một xã hội tốt đẹp.

+ Sách giúp ta chia sẻ, an ủi những lúc buồn chán: Truyện cổ tích, thần thoại,...

+ Khi đọc sách cần chọn lựa sách hay, giàu ý nghĩa, bổ ích cho người đọc...

+ Phê phán những quan điểm lệch lạc về việc đọc sách, chọn sách ở một số người..

- Liên hệ bản thân

Câu 2:

Có thể trình bày theo định hướng sau:

* Giới thiệu về tác giả, tác phẩm, nêu vấn đề nghị luận:

- Nguyễn Khuyến là nhà nho tài năng, có cốt cách thanh cao, một trong những đại diện xuất sắc cuối cùng của VHTĐ Viêt Nam.

- Câu cá mùa thu là bài thơ đặc sắc trong Chùm thơ thu, đằng sau bức tranh cảnh thu là vẻ đẹp tâm hồn thi nhân.

* Giải thích: Vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Khuyến trong bài thơ là tình yêu thiên nhiên gắn liền với tình yêu quê hương, đất nước và tâm trạng thời thế của một tâm hồn thanh cao.

---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 5 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi HK1 môn Ngữ văn 11 năm 2021-2022 Trường THPT Trần Phú. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

ADMICRO
NONE
OFF