OPTADS360
NONE
YOMEDIA

Bộ 5 đề thi HK1 môn Lịch sử 11 năm 2022-2023 có đáp án Trường THPT Nguyễn Huệ

04/01/2023 577.25 KB 204 lượt xem 0 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2023/20230104/53138519887_20230104_134011.pdf?r=4946
ADMICRO/
Banner-Video

Mời các em cùng tham khảo Bộ 5 đề thi HK1 môn Lịch sử 11 năm 2022-2023 có đáp án Trường THPT Nguyễn Huệ do HOC247 biên soạn nhằm phục vụ cho các em học sinh lớp 11 trong quá trình ôn thi để học tập chủ động hơn, nắm bắt các kiến thức tổng quan về môn học và chuẩn bị tốt cho kì thi HK1 sắp tới. Hi vọng tài liệu này sẽ là người bạn đồng hành, giúp các em đạt kết quả cao trong học tập nhé!

 

 
 

 TRƯỜNG THPT NGUYỄN HUỆ

ĐỀ THI HỌC KÌ 1 NĂM HỌC 2022 – 2023

MÔN: LỊCH SỬ 11

Thời gian làm bài: 45 phút

1. ĐỀ SỐ 1

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM:

Câu 1. Khởi nghĩa Thái Bình Thiên Quốc ở Trung Quốc diễn ra trong bao nhiêu năm?

A. 12 năm.

B. 13 năm

C. 14 năm

D. 15 năm

Câu 2. Trước thái độ của triều đình Mãn Thanh đối với đế quốc, nhân dân Trung Quốc có hành động gì?

A. Đầu hàng đế quốc.

B. Nổi dậy đấu tranh

C. Thỏa hiệp với đế quốc

D. Lợi dụng đế quốc chống phong kiến

Câu 3. Tại sao Cách mạng Tháng hai là cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới?

A. Do tư sản lãnh đạo và 2 chính quyền song song tồn tại;

B. Do tư sản lãnh đạo và chính quyền tư sản được thành lập;

C. Do giai cấp vô sản lãnh đạo và 2 chính quyền song song tồn tại;

D. Do giai cấp vô sản lãnh đạo và chính quyền Xô viết thành lập.

Câu 4: Nguyên nhân trực tiếp dẫn tới chiến tranh thế giới thứ nhất?

A. Sự hung hãn của Đức

B. Thái tử Á0-Hung bị ám sát

C. Mâu thuẫn Anh_Pháp

D. Mâu thuẫn về vấn đề thuộc địa

Câu 5: Trong cuộc đua giành giật thuộc địa nước nào hung hãn nhất?

A. Mĩ.

B.Anh

C. Đức

D. Nhật

Câu 6. Phát xít Đức đầu hàng không điều kiện trong chiến tranh Thế giới 1 là:

A. 2/4/1917.

B. 3/3/1918.

C.2/11/1918

D. 11/11/1918

Câu 7. Cách mạng Tháng 2 đã thực hiện được những nhiệm vụ gì?

A. Lật đổ chế độ tư bản.

B. Lật đổ chính quyền Xô Viết.

C. Lật đổ chế độ phong kiến.

D. Cả A và B.

Câu 8: Nước nào ở Đông Nam Á không trở thành thuộc địa của thực dân phương Tây?

A. Mã lai.

B. Xiêm.

C. Bru nây.

D. Xin ga po

Câu 9: Nguyên nhân sâu xa dẫn tới chiến tranh thế giới thứ nhất?

A. Sự thù địch Anh_Pháp.

B. Sự hình thành phe liên minh

C. Mâu thuẫn về vấn đề thuộc địa.

D. Sự tranh chấp lãnh thổ châu Âu

Câu 10: Phe Liên Minh gồm những nước nào?

A. Đức-Ý-Nhật.

B. Đức-Áo-Hung.

C. Đức-Nhật-Aó.

D. Đức-Nhật-Mĩ

Câu 11: Vì sao ở Nga, năm 1917, Cách mạng Tháng 2 thắng lợi nhưng vẫn tiếp tục nổ ra cuộc Cách mạng Tháng 10?

A. Vì 2 chính quyền tư sản và vô sản song song tồn tại;

B. Vì 2 chính quyền phong kiến và vô sản song song tồn tại;

C. Vì 2 chính quyền phong kiến và tư sản song song tồn tại;

D. Vì Vì 2 chính quyền phong kiến và tư sản song song tồn tại.

Câu 12: Lào trở thành thuộc địa của Pháp vào năm:

A. 1863

B. 1883

C. 1884

D. 1893

Câu 13: Phong trào đấu tranh chống Pháp của nhân dân 3 nước Đông Dương có ý nghĩa nhự thế nào?

A. Tinh thần yêu nước

B. Tinh thần đoàn kết của 3 nước.

C. Cả A và B.

D. Cả A và B chưa đúng.

Câu 14: Lãnh tụ Tôn Trung Sơn theo khuynh hướng nào?

A. Trung lập.

B. Dân chủ tư sản.

C. Quân chủ lập hiến.

D. Nền cộng hòa

Câu 15. Với điều ước nào Trung Quốc thực sự trở thành nước nữa thuộc địa nữa phong kiến?

A. Tân Sửu.

B. Nam Kinh.

C.Bắc Kinh.

D.Nhâm Ngọ

Câu 16: Những cải cách của ra-ma V có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển của Xiêm?

A. Không bị biến thành thuộc địa của phương Tây

B. Giữ được độc lập

C. Phát triển thành cường quốc

D. Cả A và B

Câu 17. Tính chất của chiến tranh thế giới thứ nhất?

A. Chiến tranh nhân dân chính nghĩa.

B. Chiến tranh giải phóng dân tộc

C. Chiến tranh đế quốc xâm lược phi nghĩa.

D. Chiến tranh đế quốc chính nghĩa

Câu 18. Trong quá trình chiến tranh thế giới 1 sự kiện nào đánh dấu bước chuyển biến lớn trong cục diên chính trị thế giới?

A. Thất bại thuộc về phe liên minh.

B. Chiến thắng Véc_đoong

C. Mĩ tham chiến.

D. Cách mạng tháng 10 Nga

Câu 19. Địa bàn bùng nổ phong trào Nghĩa Hòa Đoàn ở Trung Quốc?

A. Sơn Tây.

B. Sơn Đông.

C. Trực Lệ.

D. Bắc Kinh

Câu 20: Kết quả chiến tranh thế giới 1 nằm ngoài dự tính của các nước đế quốc?

A. 10 triệu người chết.

B. Sự thất bại của phe liên minh

C. Thành công của cách mạng tháng 10 Nga

D. Phong trào yêu nước phát triển

II. PHẦN TỰ LUÂN ( 5điểm)

Câu 1. Trình bày kết cục của cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất? Tại sao nói đây là cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa? (3 điểm)

Câu 2. Cách mạng Tháng 10 Nga đã ảnh hưởng đến cách mạng Việt nam như thế nào? (2điểm)

 

ĐÁP ÁN

I. TRẮC NGHIỆM:

1C,

2B,

3C,

4B,

5C,

6D,

7C,

8B,

9C,

10B,

11A,

12D,

13C,

14B,

15A,

16D,

17C,

18D,

19B,

20C.

II. TỰ LUẬN:

Câu 1:

a. Kết cục của chiến tranh Thế giới:

– Chiến tranh thế giới thứ nhất gây nên những tổn thất to lớn về người và của: 10 triệu người chết, hơn 20 triệu người bị thương, nhiều thành phố, làng mạc, nhà cửa, nhiều công trình văn hóa bị phá hủy trong chiến tranh… chi phí cho chiến tranh lên tới 85 tỉ đô la.

– Chiến tranh chỉ đem lại lợi ích cho các nước đế quốc thắng trận, nhất là Mĩ, bản đồ thế giới bị chia lại, Đức mất hết toàn bộ thuộc địa, Anh, Pháp, Mĩ được thêm nhiều thuộc địa.

– Tuy nhiên vào giai đoạn cuối của chiến tranh, phong trào cách mạng thế giới phát triển mạnh, đặc biệt là sự bùng nổ và giành thắng lợi của cuộc cách mạng tháng Mười Nga năm 1917.

b. Đế quốc phi nghĩa vì:

– Đây là cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa, phản động, chỉ vì quyền lợi của mình mà giai cấp tư sản đã đẩy nhân dân các nước vào cuộc chiến tranh tàn khốc đau thương. Sự tàn phá khủng khiếp của chiến tranh về người & của làm tổn hại to lớn cho nhân loại cả về vật chất lẫn tinh thần.

– Đây là cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa vì chỉ đem lại nguồn lợi cho giai cấp tư sản cầm quyền. Đứng về cả hai khối đế quốc thì các bên tham chiến đều là phi nghĩa, tổn phí & hậu quả của nó đè nặng lên đời sống của người dân lao động & nhân dân các nước thuộc địa.

– Đây là cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa vì cuộc chiến tranh này do giới cầm quyền ở các nước đế quốc gây ra nhằm thanh toán lẫn nhau để chia lại thuộc địa, làm bá chủ thế giới nhưng nhân dân lao động lại là người phải gánh chịu mọi hy sinh mất mát về người & của. Chiến tranh đã gây biết bao đau thương tang tóc cho nhân loại, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của mỗi quốc gia & ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình thế giới sau chiến tranh.

Câu 2: Cách mạng Tháng 10 Nga đã ảnh hưởng đến cách mạng Việt nam:

– Cách mạng tháng Mười Nga đã tác động mạnh đến sự lựa chọn con đường giải phóng dân tộc của Nguyễn Ái Quốc. Năm 1920, Nguyễn Ái Quốc đã tìm ra con đường cứu nước cho dân tộc Việt Nam, giải quyết cuộc khủng hoảng về đường lối giải phóng dân tộc ở Việt Nam. Tháng 6/1925 “Hội Việt Nam cách mạng thanh niên” do Nguyễn Ái Quốc trực tiếp thành lập nhằm truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin, đào tạo cán bộ cách mạng.. (

– Từ kinh nghiệm thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (ngày 6/1/1930) lãnh đạo Cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác: Cách mạng tháng Tám (1945), chiến thắng Điện Biên Phủ (1954) và chiến thắng mùa xuân (1975)…

2. ĐỀ SỐ 2

ĐỀ THI HK1 MÔN LỊCH SỬ 11 NĂM 2022-2023 TRƯỜNG THPT NGUYỄN HUỆ - ĐỀ 02

A/ TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Phe Hiệp ước được hình thành từ 1890 đến 1907 gồm

A. Anh, Pháp, Nga.

B. Anh, Nhật, Áo – Hung.

C. Anh, Áo - Hung.

D. Anh – Italia – Nhật.

Câu 2. Đảng Quốc đại ra đời cuối năm 1885 ở Ấn Độ, là chính đảng của

A. tư sản trí thức Ấn Độ.

B. tầng lớp đại tư sản Ấn Độ.

C. giai cấp tư sản Ấn Độ.

D. giai cấp công nhân Ấn Độ.

Câu 3. Câu nào sai khi nói về ý nghĩa của cách mạng Tân Hợi (1911):

A. Lật đổ triều đại phong kiến Mãn Thanh.

B. Giải quyết ruộng đất cho nông dân.

C. Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở Trung Quốc.

D. Thành lập được Dân quốc.

Câu 4. Anh, Pháp, Mỹ đã chọn giải pháp gì để thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933?

A. Nhờ sự giúp đỡ bên ngoài.

B. Cải cách kinh tế - xã hội.

C. Tăng cường xâm chiếm thuộc địa.

D. Phát triển công nghiệp quốc phòng.

Câu 5. Ảnh hưởng của cách mạng tháng Mười Nga đối với cách mạng Việt Nam là đã

A. vạch ra kẻ thù chính cho cách mạng Việt Nam.

B. để lại nhiều bài học kinh nghiệm về phương pháp đấu tranh.

C. nước Nga có điều kiện giúp đỡ Việt Nam về vật chất lẫn tinh thần.

D. chỉ ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam.

Câu 6. Đến cuối thế kỉ XIX, Việt Nam, Lào, Campuchia đều trở thành thuộc địa của thực dân

A. Pháp.

B. Anh.

C. Hà Lan.

D. Tây Ban Nha.

Câu 7. Cuộc khởi nghĩa được xem là biểu tượng về liên minh chiến đấu của nhân dân hai nước Việt Nam và Cam-pu-chia trong cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược là

A. khởi nghĩa của Hoàng thân SI-vô-tha.

B. khởi nghĩa của A-cha-Xoa.

C. khởi nghĩa của nhân dân A-Chê.

D. khởi nghĩa của Pu-côm-bô.

Câu 8. Trước khi cách mạng bùng nổ năm 1917, Nga là nước có thể chế chính trị gì ?

A. Quân chủ lập hiến.

B. Độc tài chuyên chế.

C. Quân chủ chuyên chế.

D. Cộng hoà tư sản.

Câu 9. Hậu quả nghiêm trọng nhất của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 là

A. lạm phát tăng cao, nhà nước không thể điều tiết được.

B. sự xuất hiện của chủ nghĩa Phát xít và nguy cơ chiến tranh thế giới.

C. hàng trục triệu người trên thế giới thất nghiệp.

D. nhiều người bị phá sản, mất hết tiền bạc và nhà cửa.

Câu 10. Một cục diện chính trị đặc biệt đã diễn ra sau cách mạng tháng 2/1917 ở Nga là

A. chính quyền song song của tư sản và của công – nông cùng tồn tại.

B. chính quyền liên hợp công – nông và tư sản được thành lập.

C. chính quyền quân chủ chuyên chế vẫn còn tồn tại.

D. chế độ quân chủ lập hiến được xác lập.

......

---(Để xem tiếp nội dung của đề thi số 2 các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập vào HỌC247 để tải về máy)---

3. ĐỀ SỐ 3

ĐỀ THI HK1 MÔN LỊCH SỬ 11 NĂM 2022-2023 TRƯỜNG THPT NGUYỄN HUỆ - ĐỀ 03

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM:

 Câu 1. Khởi nghĩa Thái Bình Thiên Quốc ở Trung Quốc diễn ra trong bao nhiêu năm?

A. 12 năm.                 

B. 13 năm                     

C. 14 năm                     

D. 15 năm

Câu 2. Trước thái độ của triều đình Mãn Thanh đối với đế quốc, nhân dân Trung Quốc có hành động gì?

A. Đầu hàng đế quốc.                          

B. Nổi dậy đấu tranh

C. Thỏa hiệp với đế quốc                  

D. Lợi dụng đế quốc chống phong kiến

Câu 3. Tại sao Cách mạng Tháng hai là cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới?

A. Do tư sản lãnh đạo và 2 chính quyền song song tồn tại;

B. Do tư sản lãnh đạo và chính quyền tư sản được thành lập;

C. Do giai cấp vô sản lãnh đạo và 2 chính quyền song song tồn tại;

D. Do giai cấp vô sản lãnh đạo và chính quyền Xô viết thành lập.

Câu 4: Nguyên nhân trực tiếp dẫn tới chiến tranh thế giới thứ nhất?

A. Sự hung hãn của Đức                              

B. Thái tử Á0-Hung bị ám sát

C. Mâu thuẫn Anh_Pháp                             

D. Mâu thuẫn về vấn đề thuộc địa

Câu 5: Trong cuộc đua giành giật thuộc địa nước nào hung hãn nhất?

A. Mĩ.                 

B.Anh                             

C. Đức                        

D. Nhật

Câu 6. Phát xít Đức đầu hàng không điều kiện trong chiến tranh Thế giới 1 là:

A. 2/4/1917.          

B. 3/3/1918.       

C.2/11/1918      

D. 11/11/1918

Câu 7. Cách mạng Tháng 2 đã thực hiện được những nhiệm vụ gì?

A. Lật đổ chế độ tư bản.                     

B. Lật đổ chính quyền Xô Viết.     

C. Lật đổ chế độ phong kiến.             

D. Cả A và B.

Câu 8: Nước nào ở Đông Nam Á  không trở thành thuộc địa của thực dân phương Tây?

A. Mã lai.             

B. Xiêm.                 

C. Bru nây.                        

D. Xin ga po

Câu 9: Nguyên nhân sâu xa dẫn tới chiến tranh thế giới thứ nhất?

A. Sự thù địch Anh_Pháp.                                          

B. Sự hình thành phe liên minh

C. Mâu thuẫn về vấn đề thuộc địa.                          

D. Sự tranh chấp lãnh thổ châu Âu

Câu 10: Phe Liên Minh gồm những nước nào?

A. Đức-Ý-Nhật.            

B. Đức-Áo-Hung.          

C. Đức-Nhật-Aó.      

D. Đức-Nhật-Mĩ

......

---(Để xem tiếp nội dung của đề thi số 3 các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập vào HỌC247 để tải về máy)---

4. ĐỀ SỐ 4

ĐỀ THI HK1 MÔN LỊCH SỬ 11 NĂM 2022-2023 TRƯỜNG THPT NGUYỄN HUỆ - ĐỀ 04

A/ TRẮC NGHIỆM: (5,0 điểm)

Câu 1. Thể chế chính trị của Nhật Bản theo Hiến pháp năm 1889 là

A.  Quân chủ lập hiến.             

B. Quân chủ chuyên chế.

C. Cộng hòa.                              

D. Liên bang.

Câu 2. Để khắc phục hậu quả khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933), Anh- Pháp- Mĩ đã tiến hành

A. cải cách kinh tế- xã hội, đổi mới quản lí, tổ chức sản xuất.

B. thiết lập chế độ độc tài phát xít, ráo riết chạy đua vũ trang.

C. phát triển công nghiệp quốc phòng, ứng dụng khoa học tiên tiến.

D. tăng cường mở rộng, xâm chiếm và bóc lột thuộc địa.

Câu 3. Nét nổi bật tình hình nước Nga sau Cách mạng tháng Hai năm 1917 là

A. tình trạng hai chính quyền song song tồn tại.

B. các nước đế quốc bên ngoài đua nhau chống phá.

C. tình hình chính trị, xã hội tương đối ổn định.

D. nhân dân bắt tay vào xây dựng chế độ mới.

Câu 4. Xiêm là nước duy nhất ở Đông Nam Á không bị biến thành thuộc địa vì

A. dùng quân đội mạnh để đe dọa Anh và Pháp.           

B. cắt cho Anh và Pháp 50% lãnh thổ.

C. nhờ sự trợ giúp của đế quốc Mĩ.                     

D. thực hiện chính sách ngoại giao mềm dẻo.

Câu 5. Tính chất của Cách mạng tháng Hai ở Nga năm 1917 là cách mạng

A. dân chủ tư sản kiểu cũ.              

B. xã hội chủ nghĩa.

C. vô sản.                                 

D. dân chủ tư sản kiểu mới.

Câu 6. Đức là nước hung hăng nhất trong cuộc đua giành thuộc địa cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX vì

A. đang vươn lên mạnh mẽ về kinh tế và quân sự.

B. có nhiều tướng giỏi được huấn luyện đầy đủ.

C. lực lượng quân đội hùng hậu, trang bị hiện đại.

D. tiềm lực kinh tế và quân sự mạnh nhưng ít thuộc địa.

Câu 7. Đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc Nhật là chủ nghĩa đế quốc

A. thực dân.                              

B. cho vay nặng lãi.

C. phong kiến quân phiệt.              

D. của những tờ-rớt.

Câu 8. Ý nào sau đây không phải là nội dung của cuộc Duy tân Minh Trị năm1868 ở Nhật ?

A. Thủ tiêu chế độ Mạc Phủ, thành lập chính phủ mới.

B. Cử những học sinh giỏi đi du học ở phương Tây.

C. Thực hiện quyền bình đẳng giữa các công dân.

D. Xóa bỏ chế độ nô lệ vì nợ.

Câu 9. Hòa ước được các nước tư bản kí kết sau khi Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) kết thúc là

A. Pôtxđam.                              

B. Vecxai.

C. Vecxai – Oasinhtơn.                    

D. Oasinhtơn.

Câu 10. “Luận cương tháng tư” xác định mục tiêu và đường lối Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 là chuyển từ

A. cách mạng tư sản sang cách mạng vô sản.

B. cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng xã hội chủ nghĩa.

C. cách mạng tư sản dân quyền sang cách mạng xã hội chủ nghĩa.

D. cách mạng ruộng đất sang cách mạng xã hội chủ nghĩa.

......

---(Để xem tiếp nội dung của đề thi số 4 các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập vào HỌC247 để tải về máy)---

5. ĐỀ SỐ 5

ĐỀ THI HK1 MÔN LỊCH SỬ 11 NĂM 2022-2023 TRƯỜNG THPT NGUYỄN HUỆ - ĐỀ 05

I. Trắc nghiệm (4,0 điểm)

Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng

Câu 1: Chính sách đối ngoại của Mĩ thực hiện đối với khu vực Mĩ Latinh trong những năm 1929 - 1939 là

A. “Trung lập”.               

B. “Xoay trục”.     

C. “Láng giềng thân thiện”.      

D. “Định hướng Đại Tây Dương”.

Câu 2: Đạo luật nào giữ vai trò quan trọng nhất trong Chính sách mới của Tổng thống Mĩ Rudơven?

A. Đạo luật cứu tế xã hội.                    

B. Đạo luật phục hưng công nghiệp.

C. Đạo luật điều chỉnh nông nghiệp.             

D. Đạo luật phát triển thương nghiệp.

Câu 3: Có nhiều nguyên nhân dẫn tới cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 - 1933) ở Mĩ, ngoại trừ việc

A. sức mua của nhân dân giảm sút.

B. hàng hóa dư thừa,“cung” vượt “quá cầu”.

C. giá than đá thế giới sụt giảm nghiêm trọng.

D. giai cấp tư sản sản xuất ồ ạt, chạy theo lợi nhuận.

Câu 4: Cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 - 1933) là cuộc khủng hoảng

A. thiếu, kéo dài nhất trong lịch sử các nước tư bản.

B. thừa, để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng.

C. thiếu, có quy mô lớn nhất trong lịch sử các nước tư bản.

D. đầu tiên, để lại hậu quả nặng nề cho các nước tư bản.

Câu 5: Nhiệm vụ trọng tâm của nhân dân Nga Xô viết trong những năm 1921 - 1925 là

A. công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa.  

B. tiến lên xây dựng chủ nghĩa cộng sản.

C. phá thế độc quyền về vũ khí nguyên tử của Mĩ.

D. khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh.

Câu 6: Trước nguy cơ phát xít hóa bộ máy chính quyền, Đảng Cộng sản Đức đã

A. từ chối hợp tác với Đảng xã hội dân chủ.

B. nhanh chóng thỏa hiệp với Đảng Quốc xã.

C. tiến hành đảo chính, lật đổ nền cộng hòa Vai-ma.

D. vận động thành lập Mặt trận nhân dân chống phát xít.

Câu 7: Để đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 giới cầm quyền Nhật Bản đã

A. hạ giá sản phẩm ế thừa để bán cho nhân dân lao động.

B. quân phiệt hóa bộ máy nhà nước, gây chiến tranh xâm lược.

C. tiến hành cải cách kinh tế - xã hội để duy trì nền quân chủ lập hiến.

D. tiến hành cải cách, tăng cường vai trò của nhà nước trong quản lí kinh tế.

Câu 8: Trong những năm 1919 - 1929, kinh tế Mĩ có điểm gì nổi bật?

A. Bị tàn phá nặng nề bởi cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất.

B. Lâm vào tình trạng khủng hoảng, suy thoái nghiêm trọng.

C. Trở thành trung tâm công nghiệp, thương mại, tài chính quốc tế.

D. Trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ hai thế giới (sau Anh).

Câu 9: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng về Chính sách mới do Tổng thống Ph. Ru-dơ-ven đề ra và thực hiện ở Mĩ?

A. Gồm nhiều biện pháp để giải quyết thất nghiệp, phục hồi các ngành kinh tế.

B. Bản chất Chính sách mới là thả nổi nền kinh tế cho thị trường tự điều chỉnh.

C. Chính sách mới đã giúp nước Mĩ thoát khỏi khủng hoảng, duy trì nền dân chủ tư sản.

D. Bản chất Chính sách mới là tăng cường vai trò của nhà nước trong quản lý nền kinh tế.

Câu 10: Các nước Anh, Pháp, Mĩ đều lựa chọn giải pháp để thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 - 1933) là 

A. hạ giá sản phẩm ế thừa để bán cho nhân dân lao động.

B. tăng cường gây chiến tranh để xâm chiến thuộc địa, thị trường.

C. phát xít hóa bộ máy nhà nước, thủ tiêu các quyền tự do dân chủ.

D. tiến hành cải cách kinh tế - xã hội để duy trì nền dân chủ đại nghị.

......

---(Để xem tiếp nội dung của đề thi số 5 các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập vào HỌC247 để tải về máy)---

Trên đây là một phần nội dung Bộ 5 đề thi HK1 môn Lịch sử 11 năm 2022-2023 có đáp án Trường THPT Nguyễn Huệ. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Mời các em tham khảo tài liệu có liên quan:

Hy vọng bộ đề thi này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA
NONE
OFF