OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
UREKA

Bộ 5 đề thi giữa HK2 môn GDCD 11 năm 2022-2023 có đáp án trường THPT Trần Đình Xu

20/03/2023 537.24 KB 136 lượt xem 0 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2023/20230320/496492474641_20230320_225355.pdf?r=4512
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Dưới đây là nội dung tài liệu Bộ 5 đề thi giữa HK2 môn GDCD 11 năm 2022-2023 có đáp án trường THPT Trần Đình Xu giúp các em học sinh lớp 11 có thêm tài liệu ôn tập rèn luyện kĩ năng làm bài môn GDCD 11 để chuẩn bị cho các kì thi giữa HK2 sắp đến được HOC247 biên soạn và tổng hợp đầy đủ. Hi vọng tài liệu sẽ có ích với các em. Chúc các em có kết quả học tập tốt!

 

 
 

TRƯỜNG THPT TRẦN ĐÌNH XU

ĐỀ THI GIỮA HK2

MÔN: GDCD 11

NĂM HỌC 2022-2023

(Thời gian làm bài: 45 phút)

1. Đề số 1

Câu 1: (2 điểm)

Tại sao nói Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thể hiện tính nhân dân rộng rãi và tính dân tộc sâu sắc?

Câu 2: (2 điểm)

Trình bày các biểu hiện của dân chủ trong lĩnh vực chính trị?

Câu 3: (2 điểm)

Nêu được nhiệm vụ và vai trò của GD&ĐT?

Câu 4: (2 điểm)

Đảng và Nhà nước ta đề ra những phương hướng cơ bản nhằm tăng cường QP&AN như thế nào?

Câu 5: (2 điểm)

Em sẽ  làm gì nếu chứng kiến hành vi gây hại cho tài nguyên, môi trường?

ĐÁP ÁN

Tự luận (10 điểm)

Câu 1: (2 điểm)

+ Tính nhân dân: (1 điểm)

.  Nhà nước của dân, do dân, vì dân. (0.25 điểm)

.  Nhân dân tham gia quản lý nhà nước. (0.25 điểm)

.  Thể hiện ý chí và nguyện vọng của ND. (0.25 điểm)

.  Là công cụ để ND thực hiện quyền làm chủ. (0.25 điểm)

+ Tính dân tộc: (1  điểm)

.  Đoàn kết toàn dân tộc. (0.5 điểm)

. Có những chính sách đúng, chăm lo lợi ích các dân tộc. (0.25 điểm)

. Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc. (0.25 điểm)

Câu 2: (2 điểm)

- Biểu hiện:

+ Quyền bầu cử, ứng cử. (0.5 điểm)

+ Tham gia quản lý nhà nước, khiếu nại tố cáo. (0.5 điểm)

+ Kiến nghị với các cơ quan nhà nước. (0.5 điểm)

+ Tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng(0.5 điểm)

Câu 3: (2 điểm)

* Nhiệm vụ của GD&ĐT(1 điểm)

- Nâng cao dân trí: trí.

- Đào tạo nhân lực.

- Bôì dưỡng nhân tài.

* Vai trò của GD& ĐT (1 điểm)

+ Giữ gìn, phát triển, truyền bá văn minh nhân loại.

+ Là động lực thúc đẩy sự nghiệp CNH-HĐH.

+ Là điều kiện phát huy nguồn nhân lực.

Câu 4: (2 điểm ) Mỗi ý 0.5 điểm  

- Phát huy sức mạnh tổng hợp của khối đại đoàn  kết toàn dân tộc.

- Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại.

- Kết hợp quốc phòng với an ninh.

- Kết hợp KTXH với QP&AN.

Câu 5: (2 điểm)

Yêu cầu bài làm của học sinh nêu được:

- Tỏ thái độ phản đối những việc làm gây hại cho tài nguyên, môi trường bằng cách phê phán trực tiếp hoặc gián tiếp. (1 điểm)

- Báo cho những cán bộ, cơ quan Nhà nước có trách nhiệm về những hành vi vi phạm. (1 điểm)

2. Đề số 2

I.TRẮC NGHIỆM (7 điểm)

( Mỗi câu trả lời đúng được 0,33 điểm)

Câu 9.1.a. Nhà nước ra đời khi trong xã hội có

A.  phân chia giai cấp                                                             B. chế độ tư hữu.

C. phân chia tầng lớp.                                                             D. chế độ công hữu.

Câu 9.2. a.Chế độ xã hội không chưa có nhà nước là chế độ

A. phong kiến.             B. tư bản                     C. XHCN.                   D. nguyên thủy.

Câu 9. 3.a. Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam là nhà nước của

A. nông dân.               B. nhân dân.                C. công dân                 D. công nhân.

Câu 9. 4. a.Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam quản lí mọi mặt đời sống xã hội bằng

A. pháp luật.               B. chủ trương.             C. pháp chế.                D. chính sách.

Câu 9.5. a. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam mang bản chất của

A. giai cấp nông dân.                                                  B. tầng lớp trí thức.

B. giai cấp công nhân.                                                 D. nhân dân lao động.

Câu 9.6.b. Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam do ai lãnh đạo?

A. Đảng Cộng sản.      B. Đảng Công sản Việt Nam.             C. Chủ tịch nước.        D. Chủ tịch quốc hội.

Câu 9.7. b.Quốc hội thuộc hệ thống cơ quan nào trong bộ máy nhà nước?

A. Quyền lực.             B. Quản lí.                   C. Lãnh đạo.               D. Giám sát.

Câu 9.8.b. Chính phủ thuộc hệ thống cơ quan nào trong bộ máy nhà nước?

A. Quyền lực.             B. Quản lí.                   C. Lãnh đạo.               D. Giám sát.

Câu 9.9.b. Muốn quản lí xã hội bằng pháp luật  trước tiên Nhà nước cần phải làm gì?

A. Ban hành pháp luật.                                               B. Tăng cường giám sát.

C. Tổ chức thực hiện pháp luật.                                  D. Tăng cường xử lí vi phạm pháp luật.

Câu 9.10.c. Cảnh sát giao thông tuần tra và xử lí các trường hợp vi phạm luật giao thông. Chứng tỏ cảnh sát giao thông đã thực hiện chức năng nào sau đây?

A. Giữ gìn trật tự giao thông.                                     B. Đảm bảo trật tự, an toàn xã hôi.

C. Đảm bảo an ninh.                                                   D. Xây dựng văn hóa giao thông.

Câu 9.11.c. Ông A kinh doanh nhưng không nộp thuế cho nhà nước theo đúng quy định, cơ quan thuế đã quyết định xử phạt hành chính đối với doanh nghiệp của ông A. Điều đó chứng tỏ Nhà nước đã sử dụng phương tiện nào sau đây để quản lí Nhà nước?

A. Pháp chế.                B. Chủ trương.                        C. Pháp luật.               D. Hiến pháp.

Câu 9.12.d. Ông A đã sử dụng Facebook để viết bài và tuyên truyền các thông tin sai lệch nói xấu Đảng và Nhà nước. Em là bạn trên Facebook của ông A, em phải lựa chọn cách ứng xử này sau đây cho phù hợp với trách nhiệm của công dân đối với việc góp phần xây dựng nhà nước?

A. Chia sẻ thông tin.                                                   B. Bình luận để tán thành, cổ vũ.

C. Phê phán, đấu tranh.                                               D. Chỉ đọc không thể hiện thái độ.

Câu 10.13.a. Nền dân chủ XHCN là nền dân chủ của

A. quãng đại quần chúng nhân dân.                           B. giai cấp công nhân.

C. nhân dân.                                                                D. tầng lớp trí thức.

Câu 10.14.a. Nền dân chủ XHCN thực thi chủ yếu thông qua

A. Chính phủ.             B. Nhà nước.                           C. Quốc hội.                D. Pháp luật.

Câu 10.15.a. Nền dân chủ XHCN về tư tưởng lấy hệ tư tưởng của ai làm nền tảng tinh thần của xã hội?

A. Hồ Chí Minh.         B. C. Mác.                   C. Mác- Lê nin.           D. Ăng- ghen.

.Câu 10.16. a. Nền dân chủ XHCN gắn liền với

A . pháp luât.              B. cơ chế.                    C. chính sách.              D. chủ trương.

Câu 10.17.b. Quyền bình đẳng nam nữ thể hiện dân chủ trong lĩnh vực nào dưới đây?

A. Chính trị.                B. Kinh tế.                  C. Văn hóa.                 D. Xã hội.

Câu 10.18.b. Tham gia bầu cử đại biểu Quốc hội. Thể hiện dân chủ trong lĩnh vực nào dưới đây?

A. Chính trị.                B. Kinh tế.                  C. Văn hóa.                 D. Xã hội.

Câu 10.19.c. H có năng khiếu về thơ văn, H đã sáng tác bài thơ và được đăng báo. Điều đó chứng tỏ H đã thực thi dân chủ trong lĩnh vực nào dưới đây?

A. Chính trị.                B. Kinh tế.                  C. Văn hóa.                 D. Xã hội.

Câu 10.20.c.Ông B tham gia phát biểu ý kiến về việc giữ gìn vệ sinh môi trường ở thôn, xóm trong cuộc họp thôn. Điều đó chứng tỏ ông B đã thực thi dân chủ trong lĩnh vực nào dưới đây?

A. Chính trị.                B. Kinh tế.                  C. Văn hóa.                 D. Xã hội.

Câu 10.21.d. Anh T không cho chị H đi học Cao học vì cho rằng “ Phụ nữ chỉ nên ở nhà lo cơm nước nội trợ và chăm sóc con cái”. Chị H cần lựa chọn cách xử sự nào dưới đây cho phù với quyền bình đẳng nam nữ?

A. Nghe lời chồng mình ở nhà chăm con và lo việc nội trợ.            

B. Kiên quyết đi học bằng mọi cách để có được bằng thạc sĩ.

C. Trao đổi với chồng về nguyện vọng của mình và sắp xếp công việc hợp lí để đi học.

D. Đấu tranh để đòi quyền bình đẳng nam nữ trong gia đình.

II. Tự luận: ( 3 điểm)

Trình bày mục tiêu và phương hướng của chính sách dân số? Hãy giải thích và bày tỏ thái độ của em đối với quan niệm “ Trọng nam khinh nữ”?

3. Đề số 3

Câu 1/ (5 điểm)

a/ Nhiệm vụ của Văn hóa là gì? Em hiểu thế nào là nền Văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc? Lấy ví dụ minh họa!

b/ Xác định nhiệm vụ quan trọng của Văn hóa, Đảng, Nhà nước đề ra những phương hướng gì nhằm xây dựng nền Văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc?

c/ Cần phải làm gì để kế thừa, phát huy những Di sản và văn hóa truyền thống của dân tộc?

Câu 2/ (5 điểm)

a/ Hãy trình bày mục tiêu và phương hướng cơ bản của chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường ở nước ta?

b/ Là một học sinh nói riêng, một công dân, em có trách nhiệm như thế nào đối với chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường?

ĐÁP ÁN

Câu 1/ (5 điểm)

a/ Nhiệm vụ của Văn hóa:

- Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

- Xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện về chính trị, tư tưởng, trí tuệ, đạo đức, thể chất, năng lực sáng tạo.

*/ Giải thích Nền văn hóa tiên tiến: Trong quá trình hình thành và phát triển, mỗi quốc gia đều cố gắng xây dựng cho mình một bản sắc văn hóa riêng, trong đó chứa đựng những giá trị vô cùng độc đáo, khó có thể tìm thấy ở một quốc gia thứ hai. Quá trình tạo dựng đó, có những giá trị được sinh ra từ trong lòng dân tộc, vốn dĩ là của ông cha từ khi khai sinh lập quốc để lại (Áo dài Việt Nam, cồng chiêng Tây Nguyên, nhã nhạc cung đình Huế, hát Xoan, Trống đồng Đông Sơn, Dân ca quan họ Bắc Ninh...). Nhưng cũng có không ít giá trị được hình thành trên cơ sở tiếp thu tinh hoa văn hóa của các dân tộc khác ( khoa học công nghệ hiện đại, về trang phục nam: comlê, nữ: váy công sở…).

Như vậy, nền văn hóa tiên tiến là nền văn hóa mà trong đó, những giá trị, những thành tựu của văn hóa ngày càng được nâng cao. Sự nâng cao đó do hai yếu tố tác động là tự sáng tạo và tiếp thu từ bên ngoài.

*/ Giải thích Nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc: là nền văn hóa chứa đựng những yếu tố tạo ra sức sống, bản lĩnh dân tộc, bao gồm những giá trị bền vững, những tinh hoa của dân tộc Việt Nam được hun đúc qua hàng nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ nước. Đó là lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự cường dân tộc, tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng gắn kết cá nhân-gia đình-xã hội -Tổ quốc, lòng nhân ái, khoan dung, trọng nghĩa tình, đạo lí, đức tính cần cù, sáng tạo trong lao động, tinh tế trong ứng xử, giản dị trong lối sống.

b/ Là một quốc gia đa dân tộc, Việt Nam có 54 dân tộc anh em, với tinh hoa văn hóa của mỗi miền khác nhau, nhưng tất cả cùng hòa quyện làm nên nền văn hóa Việt Nam. Với lịch sử hơn 4000 năm, các giá trị văn hóa đó đã trở thành vĩnh hằng, bất biến của dân tộc ta, là chuẩn mực “đối nhân xử thế” trong cuộc sống ngày ngày của nhân dân ta. Nó gắn liền với đời sống, với những bước thăng trầm của dân tộc ta. Xác định được nhiệm vụ quan trọng của văn hóa, Đảng và Nhà nước ta đã đề ra những phương hướng để xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc là:

- Làm cho chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh giữ vai trò chủ đạo trong đời sống tinh thần của nhân dân.

- Kế thừa, phát huy những di sản và truyền thống văn hóa của dân tộc.

- Tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.

- Nâng cao hiểu biết và mức hưởng thụ văn hóa, phát huy tiềm năng sáng tạo văn hóa của nhân dân.

c/ Để kế thừa, phát huy những Di sản và văn hóa truyền thống của dân tộc, ta cần:

- Không ngừng giáo dục những giá trị văn hóa truyền thống cho thế hệ trẻ.

- Coi trọng việc bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử, các di sản văn hóa và danh lam thắng cảnh.

- Duy trì và phát triển các làn điệu dân ca,(Dân ca quan họ Bắc Ninh, Ca trù, Nhã nhạc Cung đình Huế…), các lễ hội lớn: Lễ hội Cá Ông ( Đà Nẵng ); các làng nghề truyền thống: Đan lát, chăm nón lá, điêu khắc đá Non Nước,…

Câu 2/

a/ Trình bày mục tiêu và phương hướng cơ bản của chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường ở nước ta:

*/ Mục tiêu:

- Sử dụng hợp lý tài nguyên.

- Bảo vệ môi trường.

- Bảo tồn đa dạng sinh học.

- Từng bước nâng cao chất lượng môi trường.

*/ Phương hướng:

- Tăng cường công tác quản lý của nhà nước về bảo vệ môi trường từ Trung ương đến địa phương.

- Thường xuyên giáo dục, tuyên truyền, xây dựng ý thức trách nhiêm bảo vệ tài nguyên, môi trường cho mọi người dân.

- Coi trọng công tác nghiên cứu khoa học và công nghệ, mở rộng hợp tác quốc tế, khu vực trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

- Chủ động phòng ngừa, ngăn chặn ô nhiễm, cải thiện môi trường, bảo tồn thiên nhiên.

- Khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.

- Áp dụng công nghệ hiện đại để khai thác tài nguyên.

b/ Trách nhiệm của một công dân nói chung, một học sinh nói riêng trong việc thực hiện chính sách tài nguyên, bảo vệ môi trường:

*/ Là công dân:

- Chấp hành chính sách và pháp luật về bảo vệ tài nguyên và môi trường.

- Tích cực tham gia vào các hoạt động bảo vệ tài nguyên, môi trường ở địa phương và nơi mình hoạt động.

- Vận động mọi người cùng thực hiện, đồng thời chống các hành vi vi phạm pháp luật về tài nguyên và bảo vệ môi trường.

*/ Là học sinh:

- Giữ gìn vệ sinh nhà ở, trường lớp, nơi công cộng.(Không xả rác bừa bãi).

- Tích cực tham gia các hoạt động vì môi trường xanh-sạch-đẹp do trường lớp, địa phương tổ chức: Trồng cây xanh, thu gom rác thải, tham gia công tác tuyên truyền, xây dựng cho người dân ý thức bảo vệ tài nguyên, môi trường…

- Sử dụng tiết kiệm nước sinh hoạt, năng lượng điện, hạn chế sử dụng bao ni lông, không chặt phá rừng bừa bãi, không săn bắn động vật quý hiếm trái pháp luật,…

- Lên án, phê phán những hành vi khai thác, sử dụng tài nguyên không hợp lý, những việc làm gây ô nhiễm môi trường…

4. Đề số 4

I- PHẦN TRẮC NGHIỆM (3đ)

1). Dân chủ trong chính trị được thể hiện

 A. Quyền bầu cử và ứng cử                            B. Quyền tự do cá nhân

 C. Quyền ngôn luận, hội họp                         D. Quyền đấu tranh phê bình

2). Đáp án nào sau đây nêu đúng nhất về bản chất của Nhà nước?

  A. Cơ quan phúc lợi chung của toàn xã hội              

  B.  Công cụ thống trị áp bức của giai cấp đối với XH 

  C. Bộ máy quản lý của xã hội                                   

  D. Là cơ quan quyền lực của giai cấp

3). Dân số tăng nhanh là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng :

   A. Thừa lao động, khó giải quyết việc làm                

  B. Mức sống thấp, bệnh tật nhiều

  C.  Các tệ nạn xã hội tăng                                           

  D.Tất cả các phương án trên

4). Giáo dục và đào tạo có nhiệm vụ:

  A. Giữ gìn, phát triển và truyền bá văn minh nhân loại        

  B. Thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá

  C. Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài     

  D. Phát huy nguồn lực con người

5). Trong các biện pháp thực hiện chính sách dân số dưới đây, biện pháp nào tác động trực tiếp tới nhận thức của người dân?

A. Nhà nước tăng cường đầu tư kinh phí             

B. Tranh thủ sự giúp đỡ của Liên Hợp quốc

C. Xã hội hoá công tác dân số                               

D. Tuyên truyền, giáo dục về chính sách dân số

6). Tăng cường quốc phòng, giữ vững an ninh quốc gia trong đó lực lượng nòng cốt là:

A. Toàn dân                                                   B. Quân đội nhân dân

C. Quân đội nhân dân và Công an nhân dân        D. Công an nhân dân

7). Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục là:

A. Người giỏi được phát huy tài năng                         

B. Bảo đảm học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân

C. Tạo mọi điều kiện để người nghèo có cơ hội học tập      

D. Tất cả đáp án trên

8). Vấn đề nào dưới đây được đặc biệt chú ý ở nước ta do tác động lâu dài của nó đối với chất lượng cuộc sống và phát triển bền vững?

A. Giáo dục môi trường cho thế hệ trẻ                          

B. Phát triển đô thị

C. Phát triển chăn nuôi gia đình                                     

D. Giáo dục và rèn luyện thể chất cho thế hệ trẻ

9). Câu nào sau đây mang bản chất của nhà nước pháp quyền XHCN?

A. Quyền lực thuộc về nhân dân                                      

B. Nhà nước tổ chức việc xây dựng XH mới – XHCN

C. Nhà nước mang bản chất của giai cấp công nhân        

D. Là bộ máy trấn áp sự phản kháng của giai cấp khác

10). Hoạt động bảo vệ môi trường là:

A. Giữ cho MT trong lành, sạch đẹp; phòng ngừa, hạn chế tác động xấu tới MT

B. Khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên

C. Khắc phục ô nhiễm, suy thoái, phục hồi và cải thiện môi trường 

D.Tất cả các ý trên

11).  Chức năng nào cơ bản nhất trong các chức năng sau đây của Nhà nước trong lịch sử?

A. Chức năng đối ngoại                                B. Chức năng thống trị giai cấp

C. Chức năng xã hội                                       D. Chức năng đối nội

12). Cơ sở kinh tế hình thành nền dân chủ XHCN ở nước ta :

 A. Công hữu về tư liệu sản xuất                  

 B. Tư hữu về tư liệu sản xuất

 C. Xây dựng nhà nước kiểu mới                  

 D. Xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN

 II – PHẦN TỰ LUẬN (7đ)

  Câu 1  Vai trò của nhà nước pháp quyền XHCN ViệtNam trong hệ thống chính trị ở nước ta như thế nào?(3đ)

  Câu 2   Trình bày phương hướng cơ bản nhằm giải quyết vấn đề việc làm ở nước ta hiện nay.(2đ)

  Câu 3   Em hãy phân tích những nguyên tắc cơ bản trong chính sách đối ngoại của nước ta hiện nay? (2đ)

ĐÁP ÁN

  I- PHẦN TRẮC NGHIỆM (3đ)

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Đáp án

A

D

D

C

D

C

D

A

C

D

B

A

 II- PHẦN TỰ LUẬN (7đ)

 Câu 1 Vai trò của nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam trong hệ thống chính trị ở nước ta như thế nào?

    - Hệ thống chính trị XHCN ở nước ta hiện nay bao gồm : Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị xã hội khác              (0,5đ)

   - Là một yếu tố cấu thành của hệ thống chính trị, Nhà nước pháp quyền XHCN ViệtNamcó những vai trò sau : (2,5đ)

     + Thể chế hoá và tổ chức thực hiện đường lối chính trị của Đảng Cộng sản ViệtNam.

     + Thể chế hoá và thực hiện quyền dân chủ chân chính của nhân dân

     + Tổ chức xây dựng xã hội mới - xã hội XHCN

     + Là công cụ hữu hiệu để Đảng thực hiện vai trò lãnh đạo đối với toàn xã hội trong quá trình xây dựng xã hội mới.

     + Là công cụ chủ yếu của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.

     + Là công cụ sắc bén nhất trong cuộc đấu tranh với mọi âm mưu và hành động đi ngược lại với lợi ích của nhân dân.

 Câu 2  Trình bày phương hướng cơ bản nhằm giải quyết vấn đề việc làm ở nước ta hiện nay

    a. Tình hình việc làm ở nước ta hiện nay. (0.5đ)

  Chính phủ đã ban hành những chính sách nhằm mở rộng sản xuất, dịch vụ, đa dạng hoá ngành nghề… tạo ra được nhiều việc làm mới. Tuy vậy, tình trạng thiếu việc làm ở nước ta vẫn là vấn đề bức xúc ở cả nông thôn và thành thị.

 b. Mục tiêu và phương hướng cơ bản của chính sách giải quyết việc làm. (1.5đ)

  - Mục tiêu: Tập trung sức giải quyết việc làm ở cả thành thị và nông thôn, phát triển nguồn nhân lực, mở rộng thị trường lao động, giảm tỉ lệ thất nghiệp và tăng tỉ lệ người lao động đã qua đào tạo nghề.

  - Phương hướng thực hiện:

    + Thúc đẩy phát triển sản xuất và dịch vụ….

    + Khuyến khích làm giàu theo pháp luật, tự do hành nghề…..

    + Đẩy mạnh xuất khẩu lao động….

    + Sử dụng có hiệu quả nguồn vốn trong chương trình mục tiêu quốc gia giải quyết việc làm….

  Câu 3 : Phân tích những nguyên tắc cơ bản trong chính sách đối ngoại của nước ta hiện nay 

   -Tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.

   Nguyên tắc này đòi hỏi nước ta tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nước khác, đồng thời nêu cao tinh thần độc lập tự chủ trong quan hệ quốc tế và làm thất bại những hành động can thiệp của các thế lực thù địch vào công việc nội bộ nước ta. (1đ)

   - Tôn trọng lẫn nhau, bình đẳng và cùng có lợi.

    Các nước trên thế giới dù lớn hay nhỏ đều có quyền sống, quyền tự do, mưu cầu hạnh phúc, phát triển. Nguyên tắc này yêu cầu nước ta tôn trọng chủ quyền của các nước và đòi hỏi các nước tôn trọng quyền bình đẳng của ViệtNam. Đồng thời, các nước tôn trọng lợi ích chính đáng của nhau, hợp tác cùng có lợi. (1đ)

5. Đề số 5

I. Phần trắc nghiệm khách quan: (3 điểm)

Câu 1: Nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi các chế độ xã hội là

A. Sự phát triển của văn hóa                          B. Sự tiến bộ của khoa học

C. Sự phát triển của kinh tế                           D. Sự tiến bộ của loài người

Câu 2: Nước ta hóa độ lên CNXH theo hình thức nào?

A. Hóa độ gián tiếp                                     B. Hóa độ trực tiếp

C. Từ tư bản chủ nghĩa lên CNXH                  D. Từ chiếm hữu nô lệ lên CNXH

Câu 3: Nhà nước xuất hiện đại diện cho ai?

A. Nhân dân lao động                                B. Giai cấp thống trị

C. Nông dân                                             D. Trí thức

Câu 4: Nhà nước pháp quyền XHCNVN thực hiện ý chí và lợi ích của:

A. Giai cấp công nhân                             B. Nhân dân lao động

C. Tòan dân tộc                                     D. Cả A, B, C

Câu 5: Trong những câu sau, câu nào chỉ hoạt động nhằm bồi dưỡng nhân tài?

A. Tổ chức thi học sinh giỏi                            B. Mở các trường dạy nghề

C. Xóa mù chữ                                             D. Chương trình 135

Câu 6: Nhiệm vụ của văn hóa là xây dựng nền văn hóa:

A. Tiên tiến                                                  B. Hiện đại

C. Tiên tiến đạm đà bản sắc dân tộc               D. Đậm đà dân tộc Việt Nam

Câu 7: Hãy chỉ ra văn hóa phi vật thể trong những câu sau:

A. Vịnh Hạ Long                                             B. Hát tuồng

C. Cố Đô Huế                                                 D. Hội An Mỹ Sơn

Câu 8: Hệ thống tri thức được khám phá từ thực tiễn và kiểm nghiệm trong thực tiễn, đó là:

A. Thông tin                                                   B. Công nghệ

C. Kỹ thuật                                                    D. Khoa học

Câu 9: Đẩy mạnh hoạt động kinh tế đối ngoại nhằm:

A. Học hỏi thành tựu KHKT                          B. Nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế

C. Thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH HĐH            D. A, B, C đúng

Câu 10: Nhiệm vụ của KHCN:

A. Phát triển nguồn nhân lực                          B. Xây dựng tổ quốc

C. Giải đáp kịp thời những vấn đề thực tiễn xã hội do cuộc sống đề ra

D. Bảo vệ tổ quốc.

Câu 11: Câu ào sau đây là đúng với văn hóa nước ta hiện nay:

A. Học đòi phương tây là tốt                          B. Hòa nhập hòan tòan

C. Cứ bảo thủ lạc hậu                                   D. Hòa nhập nhưng không hòa tan

Câu 12: Nền dân chủ XHCN được thực hiện trong các lĩnh vực:

A. Chính trị - Kinh tế - Văn hóa – Xã hội                

B. Chính trị - Kinh tế - Văn hóa – Tinh thần

C. Chính trị - Kinh tế                                     

D. Chính trị - Văn hóa – Xã hội

 B- Tự Luận(7đ):

Câu 1: Trình bày những nguyên tắc và phương hướng cơ bản để thực hiện chính sách đối ngoại. Theo em tại sao chúng ta phải chủ động và tích cực hội nhập quốc tế?

Câu 2: Trình bày vai trò và nhiệm vụ của quốc phòng và an ninh. Theo em tại sao trong tình hình hiện nay chúng ta phải tăng cường quốc phòng và an ninh? Lấy ví dụ về cá nhân hay tập thể thực hiện chính sách quốc phòng và an ninh.

ĐÁP ÁN

I.Phần trắc nghiệm: (3 điểm)

1C

2A

3B

4D

5A

6C

7B

8D

9D

10C

11D

12A

II. Phần tự luận: (7 điểm) 

câu

Đáp án

Điểm

1

.Nguyên tắc của chính sách đối ngoại

-Tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau

-Không dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực, giải quyết các bất đồng và tranh chấp thông qua thương lượng hòa bình.

-Tôn trọng lẫn nhau bình đẳng cùng có lợi

1.0

3.0

*   .Phương hướng cơ bản để thực hiện chính sách đối ngoại.

-Chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, mở rộng hợp tác quốc tế trên các lĩnh vực khác.

-Củng cố và tăng cường quan hệ với các đảng cộng sản, công dân, đảng cánh tả, các phong trào độc lập dân tộc, cách mạng và tiến bộ trên thế giới.

-Phát triển công tác đối ngoại nhân dân, góp phần vào cuộc đáu tranh chung vì hòa bình dân chủ và tiến bộ xã hội

-Chủ động tham gia cuộc đấu tranh chung vì quyền con người

- Đẩy mạnh hoạt động kinh tế đối ngoại

1.0

   

Giải thích: Đảng và nhà nước ta chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế vì trên thế giới hiện nay các mối quan hệ kinh tế ngày càng phụ thuộc vào nhau ,tạo nên quá trình toàn cầu hóa ,chúng ta chủ động là tự quyết định chủ trương ,chính sách hội nhập quốc tế phát huy nội lực….

 

 

1.0

 

   

2

*  Vai trò và nhiệm vụ của quốc phòng và an ninh

a.Vai trò của quốc phòng và an ninh

Trực tiếp giữ gìn và bảo vệ vũng chắc tổ quốc Việt Nam XHCN.

b.Nhiệm vụ của quốc phòng và an ninh.

-Xây dựng nền quốc phòng tòan dân và an ninh nhân dân vững mạnh tòan diện.

-Bảo vệ vũng chắc độc lập chủ quyền, thống nhất tòan vẹn lãnh thổ của tổ quốc, bảo vệ đảng, nhà nước, nhân dân và chế độ XHCN.  

-Bảo vệ an ninh chính trị, an ninh kinh tế, văn hóa tư tưởng và an ninh xã hội.

-Duy trì trật tự, kỷ cương, an toàn xã hội

-Góp phần giữ vững ổn định chính trị, ngăn chặn, đẩy lùi và làm thất bại âm mưu, hoạt động chống pháp của các thế lực thù địch, không thể bị động, bất ngờ.

- Coi trọng nhiệm vụ bảo đảm an ninh chính trị nội bộ

1.0

4.0

- Các thế lực thù địch vẫn âm mưu thực hiện diễn biến hòa bình, gây rối loạn, tìm mọi cơ hội để gây bạo loạn, lật đổ và can thiệp vũ trang. Mặt khác, trong thời kỳ mở cửa, bên cạnh những tích cực ở nước ta còn có những biểu hiện tiêu cực ảnh hưởng đến đời sống xã hội.

1.5

Ví dụ:

- Các nhân bắt được kẻ trộm

- Thực hiện tốt nghĩa vụ quân sự

- Thấy có kẻ tình nghi hoặc có kẻ quấy rối báo cho cơ quan công an nơi gần nhất.

1.5

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi giữa HK2 môn GDCD 11 năm 2022-2023 có đáp án trường THPT Trần Đình Xu. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Chúc các em học tập tốt!

ADMICRO
NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
OFF