OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
UREKA

Bộ 5 đề thi giữa HK1 môn Hóa học 11 có đáp án năm 2021-2022 Trường THPT Hoàng Mai

20/10/2021 1.19 MB 294 lượt xem 0 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2021/20211020/305182444003_20211020_140249.pdf?r=6589
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Bộ 5 đề thi giữa HK1 môn Hóa học 11 có đáp án năm 2021-2022 Trường THPT Hoàng Mai, giúp các bạn học sinh nhanh chóng làm quen với cấu trúc đề thi, ôn tập để đạt được kết quả cao trong kì thi sắp tới.

Đồng thời đề thi giữa kì 1 Hóa 11 năm 2021 - 2022 cũng là tài liệu tham khảo dành cho quý thầy cô ra đề thi. Sau đây là nội dung chi tiết, mời các bạn cùng theo dõi và tải tại đây.

 

 
 

TRƯỜNG THPT HOÀNG MAI

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1

MÔN HÓA HỌC 11

NĂM HỌC 2021-2022

 

Đề số 1

Câu 1. Dung dịch X có chứa 0,07 mol Na+, 0,02 mol SO42- , và x mol OH-. Dung dịch Y có chứa ClO4-NO3- và y mol H+ ; tổng số mol ClO4- , NO3- là 0,04 mol. Trộn X và T được 100 ml dung dịch Z. Dung dịch Z có pH (bỏ qua sự điện li của H2O) là

A. 1.                              B. 13.                            C. 12.                            D. 2.

Câu 2. Dung dịch A chứa các ion: CO32- ; SO32- ; SO42- ; 0,1 mol HCO3- và 0,3 mol Na+. Thêm V lít dung dịch Ba(OH)2 1M vào A thì thu được lượng kết tủa lớn nhất. Giá trị nhỏ nhất của V là

A. 0,15.                         B. 0,20.                         C. 0,25.                         D. 0,30.

Câu 3. Dung dịch X chứa các ion sau: Al3+, Cu2+, SO42- và NO3-. Để kết tủa hết ion SO42-  có trong 250 ml dung dịch X cần 50 ml dung dịch BaCl2 1M. Cho 500 ml dung dịch X tác dụng với dung dịch NH3 dư thì được 7,8 gam kết tủa. Cô cạn 500 ml dung dịch X được 37,3 gam hỗn hợp muối khan. Nồng độ mol/l của NO3-

A. 0,2M.                       B. 0,6M.                        C. 0,3M.                        D. 0,4M.

Câu 4. Có 500 ml dung dịch X chứa Na+, NH4+, CO32-  và SO42- . Lấy 100 ml dung dịch X tác dụng với lượng dư dung dịch HCl thu 2,24 lít khí (đktc). Lấy 100 ml dung dịch X cho tác dụng với lượng dư dung dịch BaCl2 thấy có 43 gam kết tủa. Lấy 100 ml dung dịch X tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH thu 4,48 lít khí NH3 (đktc). Khối lượng muối có trong 500 ml dung dịch X là

A. 14,9 gam.                 B. 86,2 gam.                 C. 11,9 gam.                 D. 119 gam.

Câu 5. Có 1 lít dung dịch hỗn hợp Na2CO3 0,1 mol/l và (NH4)2CO3 0,25 mol/l. Cho 43 gam hỗn hợp BaCl2 và CaCl2 vào dung dịch đó. Sau khi các phản ứng kết thúc ta thu được 39,7 gam kết tủa A gồm BaCO3 ; CaCO3 và dung dịch B. Phần trăm khối lượng của BaCO3 và CaCO3 lần lượt là

A. 50% và 50%.                                                 B. 50,38% và 49,62%.

C. 49,62% và 50,38%.  D. 30% và 70%.

Câu 6. Cho V lít dung dịch A chứa đồng thời FeCl3 1M và Fe2(SO4)3 0,5M tác dụng với dung dịch Na2CO3 có dư, phản ứng kết thúc thấy khối lượng dung dịch sau phản ứng giảm 69,2 gam so với tổng khối lượng của các dung dịch ban đầu. Giá trị của V là

A. 0,240 lít.                   B. 0,336 lít.                   C. 0,237 lít.                   D. 0,200 lít.

Câu 7. Để được dung dịch có chứa các ion : Mg2+ (0,02 mol), Fe2+ (0,03 mol), Cl- (0,04 mol), SO42- (0,03 mol), ta có thể pha vào nước

A. 2 muối.                     B. 4 muối.                     C. 3 muối.                     D. 2 hoặc 3 hoặc 4 muối.

Câu 8. Một dung dịch có chứa các ion : Mg2+ (0,05 mol), K+ (0,15 mol), NO3- (0,1 mol), và SO42- (x mol). Giá trị của x là

A. 0,055.                       B. 0,125.                       C. 0,075.                       D. 0,150.

Câu 9. Dung dịch A chứa các ion: Fe2+  0,1 mol, Al3+  0,2 mol, Cl-  x mol , SO42- y mol. Cô cạn dung dịch A thu được 46,9 gam muối rắn. Giá trị của x và y lần lượt là

A. 0,1 và 0,35.              B. 0,2 và 0,3.                C. 0,3 và 0,2.                D. 0,4 và 0,2.

Câu 10. Một dung dịch X có chứa 0,01 mol Ba2+ ; 0,01 mol NO3- ; a mol OH- và b mol Na+. Để trung hoà 1/2 dung dịch X người ta cần dùng 200 ml dung dịch HCl 0,1M. Khối lượng chất rắn thu được khi cô cạn dung dịch X là

A. 16,8 gam.                 B. 4,0 gam.                   C. 3,36 gam.                 D. 13,5 gam.

Câu 11. Dung dịch A có chứa : Mg2+ ; Ba2+ ; Ca2+ và 0,2 mol Cl- ; 0,3 mol NO3-. Thêm dần dần dung dịch Na2CO3 1M vào dung dịch A cho đến khi được lượng kết tủa lớn nhất thì ngừng lại. Hỏi thể tích dung dịch Na2CO3 đã thêm vào là bao nhiêu ?

A. 300 ml.                     B.150 ml.                      C. 200 ml.                     D. 250 ml.

Câu 12. Cho dung dịch Ba(OH)2 đến dư vào 100 ml dung dịch X có chứa các ion: NH4+ ; SO42- ; NO3- thì có 23,3 gam một kết tủa được tạo thành và đun nóng thì có 6,72 lít (đktc) một chất khí bay ra. Nồng độ mol/l của (NH4)2SO4 và NH4NO3 trong dung dịch X là bao nhiêu ?

A. 1,5M và 2M.            B. 1M và 2M.               C. 1M và 1M.               D. 2M và 2M.

Câu 13. Dung dịch E chứa các ion Mg2+ ; SO42- ; NH4+ ; Cl-. Chia dung dịch E ra 2 phần bằng nhau

- Phần I tác dụng với dung dịch NaOH dư, đun nóng, được 0,58 gam kết tủa và 0,672 lít khí (đktc).

- Phần II tác dụng với dung dịch BaCl2 dư, được 4,66 gam kết tủa.

Tổng khối lượng các chất tan trong dung dịch E bằng

A. 6,11gam.                  B. 5,35 gam.                 C. 3,055 gam.               D. 9,165 gam.

Câu 14. Dung dịch X chứa các ion: Fe3+ ; SO42- ; NH4+ ; Cl- .

Chia dung dịch X thành hai phần bằng nhau :

- Phần một tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH, đun nóng thu được 0,672 lít khí (đktc) và 1,07 gam kết tủa.

- Phần hai tác dụng với lượng dư dung dịch BaCl2, thu được 4,66 gam kết tủa. Tổng khối lượng các muối khan thu được khi cô cạn dung dịch X là (quá trình cô cạn chỉ có nước bay hơi)

A. 3,73 gam.                 B. 7,46 gam.                 C. 7,04 gam.                 D. 3,52 gam.

Câu 15. Một dung dịch A chứa hỗn hợp AgNO3 0,1 M và Pb(NO3)2 0,05 M, dung dịch B chứa hỗn hợp HCl 0,2M và NaCl 0,05 M. Cho dung dịch B vào 100 ml dung dịch A để thu được kết tủa lớn nhất là m gam chất rắn. Thể tích dung dịch B cần cho vào 100 ml dung dịch A và giá trị m là

A. 80 ml và 1,435 gam.                                      B. 100 ml và 1,435 gam.

C. 80 ml và 2,825 gam.                                      D. 100 ml và 2,825 gam.

Câu 16. Trộn lẫn 500 ml dung dịch NaOH 0,1M với 400 ml dung dịch H2SO4 0,1M được dung dịch Y. Trong dung dịch Y có các sản phẩm là :

A. Na2SO4.                                                         B. Na2SO4 và NaHSO4.     

C. NaHSO4.                                                       D. Na2SO4 và NaOH.

Câu 17. Trộn lẫn 500 ml dung dịch H2SO4 0,3M với 200 ml dung dịch hỗn hợp NaOH aM, sau phản ứng thu được dung dịch X chứa 19,1 gam muối. Giá trị của a là

A. 0,5.                           B. 1,5.                           C. 1.                              D. 2.

Câu 18. Cho 200 ml dung dịch NaOH 1M tác dụng với 200 ml dung dịch H3PO4 0,5M, muối thu được có khối lượng là

A. 14,2 gam.                 B.16,4 gam.                  C. 15,8 gam.                 D.11,9 gam.

Câu 19. Dung dịch X gồm NaOH x mol/l, Ba(OH)2 y mol/l và dung dịch Y gồm NaOH y mol/l và Ba(OH)2 x mol/l. Hấp thụ hết 0,04 mol CO2 vào 200ml dung dịch X thu được dd M và 1,97g kết tủa. Nếu hấp thụ 0,00325 mol CO2 vào 200ml dd Y thì thu được dd N và 1,4775g kết tủa. Biết 2 dd M và N phản ứng với dd KHSO4 đều tạo ra kết tủa trắng. Giá trị của x và y lần lượt là

A. 0,1 và 0,075.            B. 0,075 và 0,1.            C. 0,05 và 0,1.              D. 0,1 và 0,05.

Câu 20. Có các dung dịch muối Al(NO3)3, (NH4)2SO4, NaNO3, NH4NO3, MgCl2, FeCl2 đựng trong các lọ riêng biệt bị mất nhãn. Nếu chỉ dùng một hoá chất làm thuốc thử để phân biệt các muối trên thì chọn chất nào sau đây ?

A. Dung dịch Ba(OH)2.                                     B. Dung dịch NaOH.

C. Dung dịch BaCl2.                                          D. Dung dịch Ba(NO3)2.

Câu 21. Có các dung dịch: NaCl, Ba(OH)2, NH4HSO4, HCl, H2SO4, BaCl2. Chỉ dùng dung dịch Na2CO3 nhận biết được mấy dung ?

A. 4 dung dịch.             B. 2 dung dịch.             C. Cả 6 dung dịch.       D. 3dung dịch.

Câu 22. Để phân biệt các dung dịch riêng biệt gồm NaOH, NaCl, BaCl2, Ba(OH)2 chỉ cần dùng

A. H2O và CO2.            B. dung dịch H2SO4.    C. quỳ tím.                    D. dung dịch (NH4)2SO4.

Câu 23. Trong các thuốc thử sau : (1) dung dịch H2SO4 loãng, (2) CO2 và H2O, (3) dung dịch
BaCl2, (4) dung dịch HCl. Thuốc tử phân biệt được các chất riêng biệt gồm CaCO3, BaSO4, K2CO3, K2SO4

A. (1) và (2).                 B. (1), (2), (3).               C. (2) và (4).                 D. (1), (2), (4).

Câu 24. Thuốc thử duy nhất dùng để nhận biết các chất sau : Ba(OH)2, NH4HSO4, BaCl2, HCl,
NaCl, H2SO4 đựng trong 6 lọ bị mất nhãn là :

A. dd H2SO4.                B. dd NaOH.                C. dd AgNO3.              D. quỳ tím.

Câu 25. Có các lọ riêng biệt đựng các dung dịch không màu : AlCl3, ZnCl2, FeSO4, Fe(NO3)3, NaCl. Chỉ dùng dung dịch nào dưới đây để phân biệt các lọ mất nhãn trên ?

A. Na2CO3.                   B. NH3.                         C. Ba(OH)2.                  D. NaOH.

Câu 26. Dung dịch X có thể chứa 1 trong 4 muối là : NH4Cl ; Na3PO4 ; KI ; (NH4)3PO4. Thêm NaOH vào mẫu thử của dung dịch X thấy khí mùi khai. Còn khi thêm AgNO3 vào mẫu thử của dung dịch X thì có kết tủa vàng. Vậy dung dịch X chứa :

A. NH4Cl.                     B. KI.                            C. (NH4)3PO4.               D. Na3PO4.

Câu 27. Có 4 dung dịch : HCl, K2CO3, Ba(OH)2, KCl đựng trong 4 lọ riêng biệt. Nếu chỉ dùng quỳ tím thì có thể nhận biết được

A. HCl, Ba(OH)2.                                               B. HCl, Ba(OH)2, KCl.

C. HCl, K2CO3, Ba(OH)2.                                 D. Cả bốn dung dịch.

Câu 28. Cho 12,8 gam Cu tác dụng với H2SO4 đặc nóng dư, khí sinh ra cho vào 200 ml dung dịch NaOH 2M. Hỏi muối nào được tạo thành và khối lượng là bao nhiêu gam ?

A. Na2SO3 24,2 gam.                                         B. NaHSO3 15 gam và Na2SO3 26,2 gam.

C. Na2SO3 25,2 gam.                                         D. Na2SO3 23,2 gam.

Câu 29. Hấp thụ toàn bộ 3,36 lít SO2 (đktc) vào 200 ml dung dịch NaOH được 16,7 gam muối.
Nồng độ mol của dung dịch NaOH là :

A. 0,5M.                       B. 2M.                           C. 1M.                           D. 2,5M.

Câu 30. Đốt cháy hoàn toàn 8,96 lít H2S (đktc) trong oxi dư, rồi dẫn tất cả sản phẩm vào 50 ml dung dịch NaOH 25% (D = 1,28). Nồng độ % muối trong dung dịch là :

A. 47,92%.                    B. 42,69%.                    C. 42,98%.                    D. 24,97%.

Đề số 2

Câu 1 : Hòa tan m gam Al(NO3)3 vào nước được 500ml dung dịch . Nồng độ (mol/l) ion Al3+ trong dung dịch là 0,40M. Giá trị của m là

A. 63,9g

B. 31,95g

C. 42,6g

Câu 2 : Phương trình điện li nào sau đây chính xác ?

A. HClO2 → H+  + ClO2-

B. Al(NO3)3 →  Al+3 + 3NO3-

C. Zn(OH)2 →  2H+ + ZnO22-.

D. Na2SO4 →  2Na+ + SO42-

Câu 3 : Chất nào không phải là chất điện li ?

A. CaO

B. BaSO4

C. NaOH

Câu 4 :

Cho các phương trình điện li :

HClO → H+ + ClO-             (1)             H3PO4 → H+  + H2PO4-                (2)

Ba(OH)2 → Ba2+ + 2OH-       (3)            CH3COOK → CH3COO- + K+     (4)

H2O → H+ + OH-                 (5)            (NH4)2SO4 → 2NH4+  + SO42-    (6)

Số phương trình điện li viết sai là

A. 3

B. 4

C. 5

Câu 5 : Sacarozơ là chất không điện li vì

A. Phân tử sacarozơ không có khả năng hiđrat hóa với dung môi nước

B. phân tử sacarozơ không có khả năng phân li thành ion trong dung dịch

C. phân tử sacarozơ không có tính dẫn điện

D. Tất cả các lý do trên

Câu 6 : Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về sự điện li?

A. Sự điện li là sự phân li một chất thành ion dương và ion âm khi chất đó tan trong nước .

B. Sự điện li là sự hòa tan một chất vào nước tạo thành dung dịch.

C. Sự điện li là sư phân li một chất dưới tác dụng của dòng điện.

D. Sự điện li thực chất là quá trình oxi hóa khử.

Câu 7 : Cho các chất sau : HF, Mg(OH)2, MgCl2, CO2, SO2, H2SO4, BaSO4, HClO, Na2O, NaI. Số chất không phải chất điện li mạnh là

A. 8

B. 6

C. 4

Câu 8 : Dung dịch chất điện li dẫn được điện là do :

A. Sự dịch chuyển của cả cation và anion.

B. Sự dịch chuyển của các electron.

C. Sự dịch chuyển của các phân tử hòa tan.

D. Sự dịch chuyển của các cation.

Câu 9 : Chất nào không phải là chất điện li ?

A. Cu(OH)2

B. CaCO3

C. MgCl2

Câu 10 : Hòa tan m gam Al2(SO4)3 vào nước được 200ml dung dịch . Nồng độ (mol/l) ion SO42- trong dung dịch là 0,3M. Giá trị của m là

A. 38,475g

B. 35,1g

C. 31,5 g

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 30 của đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

Đề số 3

Câu 1 : Cho dung dịch NaHCO3  tác dụng với dung dịch NaOH .Phương trình ion rút gọn của phản ứng là

A. HCO3- + OH- → CO32- + H2O.

B. HCO3- + OH- → CO2 + H2O.

C. Không xảy ra.

D. CO32- +OH- → CO2 + H2O

Câu 2 : Cho dung dịch Ca(OH)2 vào dung dịch Ca(HCO3)2 thấy có.

A. kết tủa trắng xuất hiện                                   

B. bọt khí và kết tủa trắng

C. bọt khí bay ra.

D. kết tủa trắng sau đó kết tủa tan dần  

Câu 3 : Phương trình ion rút gọn của phản ứng cho biết:

A. Nồng độ những ion nào trong dung dịch lớn nhất

B. Không tồn tại phân tử trong dung dịch các chất điện li

C. Những ion nào tồn tại trong dung dịch

D. Bản chất của phản ứng trong dung dịch các chất điện li

Câu 4 : Dãy gồm các ion cùng tồn tại trong một dung dịch là

A. K+,Ba2+,OH-,Cl-    

B. Al3+,PO43-,Cl-, Ba2+   

C. Na,K+,OH-,HCO3-   

D. Ca2+,Cl-,Na+,CO32-

Câu 5 : Phương trình ion rút gọn:  Cu2+ + 2OH- → Cu(OH)2

Là của phản ứng nào?

A. CuSO4 + Fe → FeSO4 + Cu.                    

B.CuSO4 + Ba(OH)2 → Cu(OH)2 + BaSO4

C. Cu(NO3)2 + 2NaOH → Cu(OH)2 + 2NaNO3  

D.Cu(NO3)2 +H2O  → Cu + O2 + HNO3

Câu 6 : Cho các phản ứng hóa học sau:

(1) (NH4)2SO4 + BaCl2          

(2) CuSO4 + Ba(NO3)2            

(3) Na2SO4 + BaCl2                 

(4) H2SO4 + BaSO3                

(5) (NH4)2SO4 + Ba(OH)2            

(6) Fe2(SO4)3 + Ba(NO3)2 

Các phản ứng đều có cùng một phư­ơng trình ion rút gọn là

A. (3), (4), (5), (6).         

B. (2), (3), (4), (6).        

C. (1), (2), (3), (6).         

D. (1), (3), (5), (6).

Câu 7 : Cho dung dịch NaF tác dụng với dung dịch HCl.Phương trình ion rút gọn của phản ứng là

A. Na+ + 2H+ → Na + H2.

B. F- + H+ → HF.

C. 2F- +2Cl- → F2 + Cl2 

D. Na+  + Cl- → NaCl.

Câu 8 : Cho dung dịch NaHCO3  tác dụng với dung dịch HCl .Phương trình ion rút gọn của phản ứng là

A. Na+ + Cl- → NaCl.

B. HCO3-  + H+ → CO2 + H2O

C. CO32- + 2H+ → CO2 + H2O

D. HCO3- + HCl → CO2 + Cl- + H2O

Câu 9 : Trộn dung dịch BaCl2 với dung dịch Cu(NO3)2  diễn ra bao nhiêu phản ứng ?

A. 0

B. 1

C. 2

D. 3

Câu 10 : Có mấy phản ứng trao đổi trong số các phản ứng sau ?

a) HCl + NaOH                          

b) HCl + MnO2 

c) FeSO4 + Ba(OH)2

d) C + O2

d) CuO + H2SO4          

e) Fe + HCl

A. 5 phản ứng

B. 4 phản ứng

C. 3 phản ứng           

D.6 phản ứng.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 30 của đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

Đề số 4

Câu 1 :

A. NO

B. N2O

C. N2

D. NO2

Câu 2 : Nguyên tố nitơ có số oxi hóa là bao nhiêu trong NO ?

A. +2

B. +4

C. -2

D. +5

Câu 3 : Ở nhiệt độ cao (1000oC), Ntác dụng với Al (dạng bột) tạo thành hợp chất X. Công thức đúng của X là

A. AIN

B. Al2N3

C. AI5N3

D. AI3N2

Câu 4 : Cho cân bằng N2 + 3H   → 2NH3  H, 0 ( tỏa nhiệt) .Hiệu suất của phản ứng giữa N2 và H2 tạo thành NH3 tăng nếu

A. giảm áp suất, tăng nhiệt độ

B. giảm áp suất, giảm nhiệt độ

C. tăng áp suất, giảm nhiệt độ

D. tăng áp suất, tăng nhiệt độ

Câu 5 : Cho phản ứng : N2 + O2 ----- 2NO. Phát biểu đúng khi nói về phản ứng này là

A. N2 là chất khử.

B. Xảy ra ở 3000C .

C. N2 là chất oxi hóa.

D. N2 vừa là chất khử, vừa là chất oxi hóa.

Câu 6 : Trong phòng thí nghiệm, để điều chế một lượng nhỏ khí X tinh khiết, người ta đun nóng dung dịch amoni nitrit bão hoà. Khí X là

A. N2.     

B. NO2.

C. N2O.  

D. NO.   

Câu 7 : Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về ứng dụng của nitơ ? N2 được dùng để

A. Tổng hợp khí amoniac, axit nitric,phân đạm....

B. Làm môi trường trơ trong công nghiệp luyện kim, điện tử, thực phẩm,...

C. N2 lỏng dùng để bảo quản máu và các mẫu vật sinh học khác.

D. Làm nhiên liệu.

Câu 8 : Chọn cấu hình electron lớp ngoài cùng của nitơ ( Z =7)

A. ns2np3   

B. ns2np5      

C. ns2np2   

D. ns2np4

Câu 9 : Thể tích khí N(đkc) thu được khi nhiệt phân 8g NH4NO2 là

A. 3,56 lít            

B. 2,8 lít

C. 11,2 lít          

D. 5,6  lít          

Câu 10 : Chất nào tác dụng với N2 ở nhiệt độ thường

A. Mg      

B. O2         

C. Li

D. Na      

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 30 của đề thi số 4 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

Đề số 5

Câu 1 : Phương trình hóa hoc nào sau đây không thể hiện tính khử của NH3?        

A. 4NH3 + 5O2 →4NO + 6H2O                         

B. 8NH3 + 3Cl2 →6NH4Cl + N2

C. 2NH3 + 3CuO →3Cu + N2 + 3H2O

D. NH3 + HCl →NH4Cl

Câu 2 : Muối nào sau đây vừa tác dụng được với dung dịch axit mạnh vừa tác dụng được với dung dịch bazơ mạnh ?

A. CH3COONH4.

B. NH4NO3.

C. NH4Cl.                 

D.(NH4)2SO4.

Câu 3 : Khí NH tác dụng được với tất cả các chất trong dãy nào sau đây?

A. Dung dịch AlCl3, CuO, dung dịch NaOH.

B. Mg, dung dịch CuSO4 , CO2.

C. Na, MgO, dung dịch HNO3.

D. Cl2 ,  dung dịch FeCl3 , O2.

Câu 4 : Phương pháp nào sau đây dùng để thu khí NH3 trong phòng thí nghiệm?

A. Thu khí NH3 bằng phương pháp đẩy không khí ra khỏi bình thu  để sấp (úp ngược)

B. Thu khí NH3 bằng phương pháp đẩy không khí ra khỏi bình thu để ngửa

C. Thu khí NH3 bằng phương pháp đẩy nước

D. Cả 3 cách  đều được

Câu 5 : Vai trò của NH3 trong phản ứng :  4 NH3 + 5 O2  → 4 NO +6 H2O là

A. Chất khử      

B. Chất oxi hóa   

C. Bazơ

D. Axit            

Câu 6 : Không khí trong phòng thí nghiệm bị ô nhiễm bởi khí clo. Để khử độc, có thể xịt vào không khí dung dịch nào sau đây?

A. Dung dịch NH3.         

B. Dung dịch NaCl.        

C. Dung dịch NaOH.     

D. Dung dịch H2SO4 loãng.

Câu 7 : Cho phản ứng:             N2 (k)+ 3H2(K) → 2NH3(k) ΔH= -92 KJ

Hai biện pháp đều làm cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận

A. tăng P, tăng to            

B. giảm P, tăng to

C. tăng P, giảm to

D. giảm P, giảm to           

Câu 8 : Hỗn hợp nào dùng để điều chế NH3 trong phòng thí nghiệm ?

A. Cu,HNO3

B. N2,H2  

C. NH4Cl,Ca(OH)

D.NH4Cl,Al(OH)3

Câu 9 : Để khử sạch amoniac khi giặt tã lót trẻ em, có thể cho vào nước xả sau cùng chất nào sau đây?

A. Phèn chua

B. Muối ăn

C. Nước Gia – ven

D. Giấm ăn

Câu 10 : Phát biểu nào sau đây không đúng ?

A. NH thể hiện tính bị oxi hoá.

B. Có thể dùng dung dịch kiềm mạnh để phân biệt muối amoni với các muối khác.

C. Ở điều kiện thường nitơ hoạt động hoá học mạnh hơn photpho.

D. Tất cả các muối amoni đều dễ tan trong nước và khi điện li thì phân li hoàn toàn thành các ion.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 30 của đề thi số 5 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ 5 đề thi giữa HK1 môn Hóa học 11 có đáp án năm 2021-2022 Trường THPT Hoàng Mai. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:

Chúc các em học tốt!

ADMICRO
NONE
OFF