OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Bộ 5 đề kiểm tra 1 tiết HK2 môn Ngữ văn 8 năm 2021 Trường THCS Nguyễn Bá Ngọc

22/03/2021 1.02 MB 179 lượt xem 0 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2021/20210322/593431653602_20210322_114052.pdf?r=552
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

HOC247 xin giới thiệu đến các em Bộ 5 đề kiểm tra 1 tiết HK2 môn Ngữ văn 8 của trường THCS Nguyễn Bá Ngọc có đáp án chi tiết năm 2021. Hi vọng đây sẽ là tài liệu bổ ích cho các em tham khảo và chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Chúc các em có một kì thi thật tốt!

 

 
 

TRƯỜNG THCS NGUYỄN BÁ NGỌC

ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT HK2

MÔN: NGỮ VĂN 8

NĂM HỌC: 2021

(Thời gian làm bài: 90 phút)

 

ĐỀ SỐ 1

Câu 1: (2 điểm)

Nêu đặc điểm hình thức và chức năng chính của câu nghi vấn. Cho ví dụ minh họa.

Câu 2: (3 điểm)

Trình bày cảm nhận của em về tâm trạng người tù chiến sĩ qua đoạn thơ:

Ta nghe hè dậy bên lòng

Mà chân muốn đạp tan phòng hè ôi

Ngột làm sao, chết uất thôi

Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu

 (Tố Hữu – Khi con tu hú)

Câu 3: (5 điểm)

Bác Hồ dạy: “Học đi đôi với hành”. Em hiểu lời dạy trên như thế nào?

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

Câu 1.

* Phương pháp: Căn cứ vào bài học Câu nghi vấn đã học.

* Cách giải:

- Đặc điểm hình thức:

+ Câu nghi vấn có những từ ngữ nghi vấn (ai, gì, nào, sao, tại sao, đâu, bao giờ, bao nhiêu, à, ư, hả, chứ…) hoặc có từ hay (nối các vế có quan hệ lựa chọn).

+ Câu nghi vấn thường kết thúc bằng dấu chấm hỏi.

- Chức năng chính: dùng để hỏi.

- Ví dụ: Bạn tìm ra đáp án câu này chưa?; Em tên là gì?; Bạn thích môn Toán hay môn Văn?...

Câu 2:

* Phương pháp:

- Sử dụng các thao tác lập luận phân tích, tổng hợp để tạo lập một đoạn văn nghị luận văn học.

* Cách giải:

- Về kĩ năng:

+ Viết đoạn văn nghị luận về vấn đề tâm trạng người tù chiến sĩ qua đoạn thơ Khi con tu hú.

+ Đoạn văn đáp ứng hình thức, lập luận thuyết phục, không mắc lỗi diễn đạt.

- Về kiến thức: Nắm chắc kiến thức tác phẩm và trình bày một cách thuyết phục. Có thể tham khảo một dàn ý sau:

- Giới thiệu khái quát về tác giả Tố Hữu, tác phẩm "Khi con tu hú", trích đoạn thơ và nội dung phân tích (tâm trạng của người tù chiến sĩ).

---(Để xem tiếp đáp án câu 2 và câu 3 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 2

Câu 1: (2 điểm)

a. Nêu đặc điểm hình thức và chức năng của câu cảm thán.

b. Chỉ ra những câu cản thán trong đoạn văn và giải thích vì sao các câu đó là câu cảm thán.

“Than ôi! Sức người khó lòng địch nổi với sức trời! Thế đê không sao cự nổi với thế nước!  Lo thay! Nguy thay! Khúc đê này hỏng mất.”

 (Sống chết mặc bay – Phạm Duy Tốn)

Câu 2: (3 điểm)

Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 150 chữ) bàn về ý nghĩa của tính trung thực.

Câu 3: (5 điểm)

Kết thúc bài thơ Quê hương, nhà thơ Tế Hanh viết:

Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhới

Màu nước xanh cá bạc chiếc buồm vôi

Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi

Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá.

Tình yêu quê hương trong xa cách, là nỗi nhớ khôn nguôi những hình ảnh quen thuộc của làng chài ven biển miền Trung. Còn tình yêu quê hương trong em là gì? Hãy viết bài văn nghị luận về tình yêu quê hương đất nước của giới trẻ ngày nay.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

Câu 1:

a.

* Đặc điểm hình thức và chức năng của câu cảm thán: Câu cảm thán là câu có chứa các từ ngữ cảm thán như: ôi, than ôi, hỡi ơi, chao ôi, trời ơi, biết bao, biết chừng nào, dùng để bộc lộ cảm xúc trực tiếp của người nói (người viết); xuất hiện trong ngôn ngữ nói hằng ngày hay ngôn ngữ văn chương.

* Khi viết câu cảm thán thường kết thúc bằng dấu chấm than.

b. Câu cảm thán: Than ôi! Lo thay! Nguy thay!                   

- Các câu trên là câu cảm thán vì chúng chứa các từ ngữ cảm thán: than ôi, thay và kết thúc câu bằng dấu chấm than. 

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 3

Câu 1: (4 điểm)

Phân tích hiệu quả diễn đạt của trật tự từ trong những câu in đậm sau:

a. 

“Sột soạt gió trêu tà áo biếc

Trên giàn thiên lí bóng xuân sang”.

(Mùa xuân chín - Hàn Mặc Tử)

b.

“Lom khom dưới núi tiều vài chủ

Lác đác bên sông chợ mấy nhà”.

(Qua đèo Ngang - Bà Huyện Thanh Quan)

Câu 2: (6 điểm)

Viết đoạn văn ngắn, chủ đế: Tình bạn (khoảng 10 dòng) có sử dụng các kiểu câu sau: câu nghỉ vấn, câu cầu khiến, câu phủ định, câu trần thuật.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

Câu 1: 

Phân tích hiệu quả diễn đạt của trật tự từ trong những câu in đậm trên:

a/ Đặt từ “sột soạt” lên trước cụm chủ vị nhấn mạnh sự chuyển mình của trạng thái sự vật trước bước đi của thời gian.

b/ Đảo vị trí vị ngữ trước chủ ngữ nhằm nhấn mạnh ý để tạo nhịp điệu, gieo vần; nhấn mạnh sự thưa thớt, hoang vắng, gợi lên một cách cụ thể, sinh động dáng vẻ của con người và cảnh vật.

---(Để xem tiếp đáp án của Đề thi số 3 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 4

Câu 1 (5.0 điểm) 

Qua nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu, hãy viết đoạn văn từ 7-8 câu suy nghĩ của em về vấn đề Học đi đôi với hành.

Câu 2 (5.0 điểm) 

Lấy chủ đề: Chúng ta cần biết quan tâm, chia sẻ với những người gặp hoàn cảnh khó khăn. Em hãy viết bài văn bày tỏ ý kiến của mình.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4

Câu 1:

- Giới thiệu vấn đề:

+ Thế nào là học và hành?

+ Học là tiếp thu tri thức của nhân loại thông qua hoạt động học tập ở nhà trường hoặc qua sách vở. Hành là vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế đời sống.

- Tại sao học với hành phải đi đôi?

+ Học mà không hành thì học vô ích, chỉ biết lí thuyết suông. Lí thuyết suông thì vô dụng.

+ Hành mà không học thì hành không đạt kết quả tốt vì thiếu cơ sở lý thuyết. Hành mù quáng dễ gây nguy hại.

- Dẫn chứng minh họa.

- Liên hệ bản thân.

- Tổng kết.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của Đề thi số 4 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 5

Câu 1. (6 điểm)

Thế nào là câu cảm thán? Câu trần thuật? Cho ví dụ.

Câu 2. (4 điểm)

Hãy cho biết các câu trong những đoạn trích sau có phải là câu cảm thán không?

a. “Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!”

(Nhớ rừng - Thế Lữ)

b. “Than ôi! Sức người khó lòng địch nổi với sức trời! Thế đê không sao cự lại được với thế nước! Lo thay ! Nguy thay! Khúc đê này hỏng mất”.

(Sống chết mặc bay - Phạm Duy Tốn)

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề kiểm tra 1 tiết HK2 môn Ngữ văn 8 năm 2021 Trường THCS Nguyễn Bá Ngọc. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

ADMICRO
NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
OFF