OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
UREKA

Bộ 4 đề thi giữa HK1 môn Hóa học 11 có đáp án năm 2021-2022 Trường THPT Nguyễn Huệ

20/10/2021 1.09 MB 745 lượt xem 1 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2021/20211020/771698315687_20211020_145825.pdf?r=6745
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Hi vọng Bộ 4 đề thi giữa HK1 môn Hóa học 11 có đáp án năm 2021-2022 Trường THPT Nguyễn Huệ được chia sẻ dưới đây sẽ cung cấp những kiến thức bổ ích cho các bạn trong quá trình học tập nâng cao kiến thức trước khi bước vào kì thi của mình. Chúc các bạn thi tốt! 

 

 
 

TRƯỜNG THPT NGUYỄN HUỆ

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1

MÔN HÓA HỌC 11

NĂM HỌC 2021-2022

 

Đề số 1

Câu 1: Biểu thức không đúng là

A. pH = - lg[H+].                                                       B. [H+] = 10a thì  pH = a

C. pH + pOH = 14.                                                   D. [H+] . [OH-] = 10-14.

Câu 2: Phát biểu không đúng là

A. giá trị [H+] tăng thì độ axit tăng.                   B. dung dịch có pH < 7: dung dịch làm quỳ tím hoá đỏ.

C. giá trị pH tăng thì độ axit tăng.                     D. dung dịch  có pH = 7: dung dịch trung tính.

Câu 3: Trong số các dung dịch có cùng nồng độ 0,1M dưới đây, dung dịch chất nào có giá trị pH nhỏ nhất? (ĐH B- 2013)

A. Ba(OH)2.                       B. H2SO4.                      C. HCl.                          D. NaOH.

Câu 4: Có 4 dung dịch có nồng độ bằng nhau: HCl (pH=a); H2SO4 (pH=b) ; NH4Cl (pH=c) ; NaOH (pH=d). Kết luận nào sau đây đúng ?

A. dB. aC. cD. b

Câu 5: Cho X, Y, Z, T là các chất khác nhau trong số 4 chất: CH­3­NH­2, ­NH­3­, C­6­H­5­OH (phenol), C6­H­5­NH­2­ (anilin) và các tính chất được ghi trong bảng sau:

 Chất

X

Y

Z

T

Nhiệt độ sôi (oC)

182

184

-6,7

-33,4

pH (dung dịch nồng độ 0,001M)

6,48

7,82

10,81

10,12

 

Nhận xét nào sau đây đúng?

A. Y là C­6­H­5­OH.                B. Z là C­H3­NH­2­.            C. T là C­6­H­5­NH­2­.           D. X là NH­3­.

Câu 6: Cho các dung dịch có cùng nồng độ mol: HNO3; CH3COOH; NH3; NaCl; NaOH. Dãy gồm các chất trên được sắp xếp theo thứ thự tăng dần độ pH là

A. HNO3; CH3COOH; NH3; NaCl; NaOH.            

B. HNO3, CH3COOH; NaCl; NH3; NaOH.

C. HNO3; NH3; CH3COOH; NaCl; NaOH.            

D. CH3COOH; HNO3; NaCl; NH3; NaOH.

Câu 7: Cho các dung dịch có cùng nồng độ: (1) Na2CO3, (2) H2SO4, (3) HCl, (4) KNO3. Giá trị pH của các dung dịch được sắp xếp theo chiều tăng từ trái sang phải là

A. (3), (4), (2), (1).              B. (4), (1), (2), (3).         C. (2), (3), (4), (1).         D. (2), (3), (1), (4).

Câu 8: Có 4 dung dịch riêng biệt: H2SO4 1M, HNO3 1M, NaOH 1M, HCl 1M. Cho 5 ml mỗi dung dịch vào 4 ống nghiệm và kí hiệu ngẫu nhiên là X, Y, Z, T. Tiến hành thí nghiệm với các dung dịch X, Y, Z, T, kết quả thu được như sau:

- Hai dung dịch XY tác dụng được với FeSO4.

- Dung dịch Z có pH thấp nhất trong 4 dung dịch.

- Hai dung dịch YT phản ứng được với nhau.

Các dung dịch X, Y, Z, T lần lượt là

A. HNO3, NaOH, H2SO4, HCl.                                B. NaOH, HNO3, H2SO4, HCl.

C. HCl, NaOH, H2SO4, HNO3.                                D. HNO3, NaOH, HCl, H2SO4.

Câu 9: Có 5 dung dịch HCl, NH3, NH4Cl, Na2CO3, CH3COOH có cùng nồng độ được đánh ngẫu nhiên là A, B, C, D, E. Giá trị pH và khả năng dẫn điện của dung dịch theo bảng sau:

Dung dịch

A

B

C

D

E

pH

5,13

11,65

2,88

1,00

11,50

Khả năng dẫn điện

Tốt

Tốt

Kém

Tốt

Kém

 

Các dung dịch A, B, C, D, E lần lượt là

A. NH4Cl, NH3, CH3COOH, HCl, Na2CO3.           

B. CH3COOH, NH3, NH4Cl, HCl, Na2CO3.

C. NH4Cl, Na2CO3, CH3COOH, HCl, NH3.           

D. Na2CO3,HCl, NH3, NH4Cl, CH3COOH.

Câu 10: Có 5 dung dịch NH3, CH3COOH, NH4Cl, NaOH, CH3COONa có cùng nồng độ được đánh ngẫu nhiên là A, B, C, D, E. Giá trị pH và khả năng dẫn điện của dung dịch theo bảng sau:

Dung dịch

A

B

C

D

E

pH

2,88 

5,13

13,00

11,50

8,88

Khả năng dẫn điện

Kém

Tốt

Tốt

Kém

Tốt

 

Các dung dịch A, B, C, D, E lần lượt là

A. CH3COOH, NH4Cl, NH3, NaOH, CH3COONa.

B. NH4Cl, CH3COOH, NaOH, NH3, CH3COONa.

C. CH3COOH, NH4Cl, CH3COONa, NH3, NaOH.

D. CH3COOH, NH4Cl, NaOH, NH3, CH3COONa.

Câu 11: Dẫn 4,48 lít khí HCl (đktc) vào 2 lít nước thu được 2 lít dung dịch có pH là

A. 2.                                    B. 1,5.                            C. 1.                               D. 3.

Câu 12: Hòa tan hoàn toàn 0,1 gam NaOH vào nước thu được 250 ml dung dịch có pH là

A. 2.                                    B. 12.                             C. 3.                               D. 13.

Câu 13: Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm kim loại kiềm và kim loại kiềm thổ vào nước dư thu được 0,224 lít khí (đktc) và 2 lít dung dịch có pH bằng

A. 12.                                  B. 13.                             C. 2.                               D. 3.

Câu 14: Cho m gam hỗn hợp Mg và Al vào 250ml dung dịch X chứa hỗn hợp axit HCl 1M và H2SO4 0,5M thu được 5,32 lít H2 (đktc) và dung dịch Y có pH là

A. 1.                                    B. 2.                               C. 4.                               D. 7.

Câu 15: Nung 6,58 gam Cu(NO3)2 trong bình kín không chứa không khí, sau một thời gian thu được 4,96 gam chất rắn và hỗn hợp khí X. Hấp thụ hoàn toàn X vào nước để được 300ml dung dịch Y có pH bằng

A. 2.                                    B. 3.                               C. 4.                               D. 1.

Câu 16: Nhiệt phân hoàn toàn 3,18 gam hỗn hợp muối gồm Mg(NO3)2 và NaNO3, sau phản ứng thu được 1,78 gam chất rắn A và hỗn hợp khí X. Cho hỗn hợp khí X hấp thụ vào 2 lít nước thì thu được dung dịch Y. Tính pH của dung dịch Y?

A. pH=1.                     B. pH =2.                              C. pH=3.                    D. pH= 12.

Câu 17: Trộn 20ml dung dịch KOH 0,35M với 80ml dung dịch HCl 0,1M được 100ml dung dịch có pH là

A. 2.                                    B. 12.                             C. 7.                               D. 13.

Câu 18: Trộn 200ml dung dịch H2SO4 0,05M với 300ml dung dịch NaOH 0,06M thu được 500ml dung dịch có pH là

A. 4.                                    B. 2,4.                            C. 3.                               D. 5.

Câu 19: Dung dịch thu được khi trộn lẫn 200ml dung dịch NaOH 0,3M với 200ml dung dịch H2SO4 0,05M có pH là

A. 7.                                    B. 12.                             C. 13.                             D. 1.

Câu 20: Cho 40ml dung dịch HCl 0,75M vào 160ml dung dịch chứa đồng thời Ba(OH)2 0,08M và KOH 0,04M thu được 200ml dung dịch có pH là

A. 2.                                    B. 3.                               C. 11.                             D. 12.

Câu 21: Trộn 100ml dung dịch hỗn hợp gồm Ba(OH)2 0,1M và NaOH 0,1M với 400ml dung dịch hỗn hợp gồm H2SO4 0,0375M và HCl 0,0125M thu được dung dịch có pH là (ĐH B 07)

A. 1.                                    B. 2.                               C. 6.                               D. 7.

Câu 22: Trộn 100ml dung dịch hỗn hợp gồm H2SO4 0,05M và HCl 0,1M với 100ml dung dịch hỗn hợp gồm NaOH 0,2M và Ba(OH)2 0,1M thu được dung dịch X có pH là (ĐH B 09)

A. 13,0.                               B. 1,2.                            C. 1,0.                            D. 12,8.

Câu 23: Dung dịch X có chứa: 0,07 mol Na+; 0,02 mol và x mol OH-. Dung dịch Y có chứa và y mol H+; tổng số mol và 0,04. Trộn X và Y được 100ml dung dịch Z có pH là

A. 1.                                    B. 2.                               C. 12.                             D. 13.

Câu 24: Trộn lẫn 2 dung dịch có thể tích bằng nhau của dung dịch HCl 0,2M và dung dịch Ba(OH)2 0,2M. pH của dung dịch thu được là

A. 9.                                    B. 12,5.                          C. 14,2                           .          D. 13.

Câu 25: Trộn V ml dung dịch NaOH 0,01M với V ml dung dịch HCl 0,03M thu được 2V ml dung dịch Y có pH là

A. 1.                                    B. 2.                               C. 3.                               D. 4.

Câu 26: Trộn hai thể tích dung dịch HCl 0,1M với một thể tích dung dịch gồm NaOH 0,2M và Ba(OH)2 0,15M thu được dung dịch Z có pH là

A. 1.                                    B. 2.                               C. 12.                             D. 13.

Câu 27: Thể tích dung dịch HCl 0,2M cần để trung hoà 100ml dung dịch Ba(OH)2 0,1M là

A. 500 ml.                           B. 50 ml.                        C. 200 ml.                      D. 100 ml.

Câu 28: Thể tích dung dịch HCl 0,3M cần để trung hòa 100ml dung dịch hỗn hợp NaOH 0,1M và Ba(OH)2 0,1M là

A. 200 ml.                           B. 100 ml.                      C. 250 ml.                      D. 150 ml.

Câu 29: Để trung hoà 200ml dung dịch hỗn hợp chứa HCl 0,3M và H2SO4 0,1M cần dùng V ml dung dịch Ba(OH)2 0,2M. V có giá trị là

A. 400  ml.                          B. 500 ml.                      C. 250 ml.                      D. 300ml.

Câu 30: Để trung hoà dung dịch hỗn hợp chứa 0,1 mol NaOH và 0,15 mol Ba(OH)2 cần thể tích dung dịch hỗn hợp chứa HCl 0,1M và H2SO4 0,05M là

A. 4 lít.                               B. 3 lít.                           C. 1 lít.                           D. 2 lít.

Đề số 2

Câu 1: Nồng độ mol/l của dung dịch HNO3 có pH = 3 là

A. 3 (M)                              B. -3 (M).                       C. 10-3(M).                     D. - lg3 (M).

Câu 2: Dẫn V lít khí HCl (đktc) vào nước được 2,5 lít dung dịch có pH=3. Giá trị của V là

A. 0,224.                             B. 0,112.                        C. 0,056.                        D. 0,226.

Câu 3: Cho m gam H2SO4.3SO3 vào nước dư thu được 2 lít dung dịch có pH=2. Giá trị của m là (coi H2SO4 điện li mạnh ở cả 2 nấc)

A. 3,380 gam.                     B. 0,845 gam.                C. 0,4225 gam.              D. 1,690 gam.

Câu 4: Cho m gam Na vào nước dư thu được 1,5 lít dung dịch có pH=12. Giá trị của m là

A. 0,23 gam.                       B. 0,46 gam.                  C. 0,115 gam.                D. 0,345 gam.

Câu 5: Hòa tan hoàn toàn m gam BaO vào nước thu được 200ml dung dịch X có pH=13. Giá trị của m là

A. 1,53 gam.                       B. 2,295 gam.                C. 3,06 gam.                  D. 2,04 gam

Câu 6: Pha loãng 200ml dd Ba(OH)2 với 1,3 lít nước thu được 1,5 lít dd có pH=12. Nồng độ mol của dd Ba(OH)2 ban đầu là

A. 0,375M.                         B. 0,075M.                     C. 0,0375M.                   D. 0,05M.

Câu 7: Hòa tan 0,31 gam một oxit kim loại vào nước thu được 1 lít dung dịch có pH=12. Oxit kim loại là

A. BaO.                              B. CaO.                          C. Na2O.                        D. K2O.

Câu 8: Hoà tan hoàn toàn a gam FeS2 vào dung dịch HNO3, thu được khí màu nâu là sản phẩm khử duy nhất, và dung dịch X chứa ba loại ion (bỏ qua sự thuỷ phân của muối và sự điện li của nước). Lấy 1/10 X pha loãng bằng nước cất  thu được 2 lít dung dịch Y có pH bằng 2. Giá trị của a là

A. 16 gam.                          B. 24 gam.                     C. 1,6 gam.                    D. 2,4 gam.

Câu 9: Nung nóng bình kín chứa a mol hỗn hợp NH3 và O2 (có xúc tác Pt) để chuyển toàn bộ NH3 thành NO. Làm nguội và thêm nước vào bình, lắc đều thu được 1 lít dung dịch HNO3 có pH = 1, còn lại 0,25a mol khí O2. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của a là (ĐH B 2014)

A. 0,1.                       B. 0,4.                                      C. 0,3.                               D. 0,2.

Câu 10: Cho dung dịch NaOH có pH= 13 (dung dịch A). Để trung hoà 10 ml dung dịch A cần 10 ml dung dịch B chứa 2 axit HCl và H2SO4. pH của dung dịch B có giá trị là

A. 2.                                    B. 1.                               C. 3.                               D. 4.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 30 của đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

Đề số 3

Câu 1: Z là dung dịch H2SO4 1M. Để thu được dung dịch X có pH=1 cần phải thêm vào 1 lít dung dịch Z thể tích dung dịch NaOH 1,8M là

A. 1 lít.                               B. 1,5 lít.                        C. 3 lít.                           D. 0,5 lít.

Câu 2: Z là dung dịch H2SO4 1M. Để thu được dung dịch Y có pH=13 cần phải thêm vào 1 lít dung dịch Z thể tích dung dịch NaOH 1,8M là

A. 1,0 lít.                            B. 1,235 lít.                    C. 2,47 lít.                      D. 0,618 lít.

Câu 3: A là dung dịch H2SO4 0,5M; B là dung dịch NaOH 0,6M. Trộn V1 lít A với V2 lít B thu được (V1+V2) lít dung dịch có pH=1. Tỉ lệ V1:V2 bằng

A. 1 : 1.                               B. 5 : 11.                        C. 7 : 9.                          D. 9 : 11.

Câu 4: A là dung dịch H2SO4 0,5M; B là dung dịch NaOH 0,6M. Trộn V3 lít A với V4 lít B thu được (V3+V4) lít dung dịch có pH=13. Tỉ lệ V3:V4 bằng

A. 1 : 1.                               B. 5 : 11.                        C. 8 : 9.                          D. 9 : 11.

Câu 5: Trộn 3 dung dịch H2SO4 0,1M; HNO3 0,2M; HCl 0,3M với những thể tích bằng nhau thu được dung dịch X. Lấy 300 ml dung dịch X cho phản ứng với V lít dung dịch Y gồm NaOH 0,2M và KOH 0,29M thu được dung dịch Z có pH = 2. Giá trị V là

A. 0,424 lít.                        B. 0,134 lít.                    C. 0,414 lít.                    D. 0,214 lít.

Câu 6: Thể tích dung dịch Ba(OH)2 0,025M cần cho vào 100ml dung dịch hỗn hợp gồm HNO3; HCl có pH=1 để thu được dung dịch có pH=2 là

A. 0,25 lít.                          B. 0,1 lít.                        C. 0,15 lít.                      D. 0,3 lít.

Câu 7: Trộn V1 lít dung dịch Ba(OH)2 có pH=12 với V2 lít dung dịch HNO3 có pH=2 thu được (V1+V2) lít dung dịch có pH=10. Tỉ lệ V1:V2 bằng

A. 11 : 9.                             B. 101 : 99.                    C. 12 : 7.                        D. 5 : 3.

Câu 8: Trộn V1 lít dung dịch Ca(OH)2 có pH=13 với V2 lít dung dịch HNO3 có pH=2 thu được (V1+V2) lít dung dịch có pH=12. Tỉ lệ V1:V2 bằng

A. 2 : 9.                               B. 8 : 9.                          C. 11 : 99.                      D. 3 : 4.

Câu 9: Dung dịch HCl và dung dịch CH3COOH có cùng nồng độ mol/l, pH của hai dung dịch tương ứng là x và y. Quan hệ giữa x và y là (giả thiết, cứ 100 phân tử CH3COOH thì có 1 phân tử điện li) (ĐH A 07)

A. y = 100x.                       B. y = 2x.                       C. y = x - 2.                    D. y = x + 2.

Câu 10: Dung dịch axit fomic 0,007M có pH = 3. Kết luận nào sau đây không đúng? (ĐH B 2010)

A. Độ điện li của axit fomic trong dung dịch trên là 14,29%.

B. Khi pha loãng dung dịch trên thì độ điện li của axit fomic tăng.

C. Độ điện li của axit fomic sẽ giảm khi thêm dung dịch HCl.

D. Khi pha loãng 10 lần dung dịch trên thì thu được dung dịch có pH = 4.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 30 của đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

Đề số 4

Câu 1: Hòa tan hoàn toàn 8,0 gam hỗn hợp X gồm FeS và FeS2 vào một lượng vừa đủ dung dịch HNO3 đặc nóng, chỉ thu được V lít khí NO2 (là sản phẩm khử duy nhất, đktc) và dung dịch Y. Thêm đến dư dung dịch Ba(OH)2 vào dung dịch Y, thu được kết tủa. Nung kết tủa đến khối lượng không đổi, được 32,03 gam chất rắn Z. Giá trị của V là

A. 3,36.                       B. 20,16.                     C. 11,2.                       D. 2,24.

Câu 2: Khi cho 39,2 gam hỗn hợp M gồm Fe, FeO, Fe3O4, Fe2O3, CuO và Cu (trong đó oxi chiếm 18,367% về khối lượng) tác dụng với lượng dư dung dịch HNO3 nồng độ a mol/l thì thể tích dung dịch HNO3 tham gia phản ứng là 850 ml. Sau phản ứng thu được 0,2 mol NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5). Giá trị của a là

A. 2,0.             B. 1,0.                         C. 1,5.                         D. 3,0.

Câu 3: Cho 22,72 gam hỗn hợp gồm Fe, FeO, Fe2O3 và Fe3O4 phản ứng hết với dung dịch HNO3 loãng dư thu được V lít khí NO(duy nhất ở đktc) và dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được 77,44 gam muối khan. Giá trị của V là

A. 2,688 lít.                             B. 2,24 lít.                   C. 4,48 lít.                   D. 5,6  lít.

Câu 4: Để 4,2 gam sắt trong không khí một thời gian thu được 5,32 gam hỗn hợp X gồm sắt và các oxit của nó. Hòa tan hết X bằng dung dịch HNO3, thấy sinh ra 0,448 lít khí NO (đktc, sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch Y. Vậy khối lượng muối khan thu được khi cô cạn dung dịch Y là

A. 13,5 gam.               B. 18,15 gam.              C. 16,6 gam.               D. 15,98 gam.

Câu 5. Hòa tan hết 0,03 mol một oxit sắt có công thức FexOy vào dung dịch HNO3 loãng, dư thu được 0,01 mol một oxit nitơ có công thức NzOt (sản phẩm khử duy nhất). Mối quan hệ giữa x, y, z, t là

A. 27x -18y = 5z – 2t.                                                B. 9x -6y = 5z – 2t.

C. 9x -8y = 5z – 2t.                                                    D. 3x -2y = 5z – 2t.

Câu 6: Hòa tan hết m gam hỗn hợp M gồm 2 oxit sắt trong lượng dư dung dịch HCl, thu được dung dịch X. Sục khí Cl2 tới dư vào X thu được dung dịch Y chứa 40,625 gam muối. Nếu cho m gam M trên tác dụng hết với dung dịch HNO3 loãng, dư thì thu được 0,05 mol NO (sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của m là

A. 23,6.                                   B. 18,4.                       C. 19,6.                       D. 18,8.

Câu 7: Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp FeS và FeCO3 bằng dung dịch HNO3 đặc, nóng, dư thu được hỗn hợp gồm 2 khí CO2 và NO2 (NO2 là sản phẩm khử duy nhất của HNO3) có tỉ khối hơi so với hiđro bằng 22,909. Phần trăm khối lượng của FeS trong hỗn hợp ban đầu là

A. 44,47%.                              B. 43,14%.                  C. 83,66%.                  D. 56,86%.

Câu 8: Hòa tan hết 31,2 gam hỗn hợp Fe, FeO, Fe2O3 vào 800 ml dung dịch HNO3 2M vừa đủ thu được V lít NO (đkc, sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch X. Dung dịch X hòa tan tối đa 9,6 gam Cu. Giá trị của V là:

A. 8,21 lít                                B. 6,72 lít                    C. 3,36 lít                    D. 3,73 lít

Câu 9: Đốt 12,8 gam Cu trong không khí thu được chất rắn X. Hòa tan hết X bằng dd HNO3 0,5 M được 0,448 lít khí NO. Thể tích dd axit HNO3 đã dùng là:

A.0,21 (lít)                  B.0,42 (lít)                   C.0,63(lít)                    D.0,84(lít)

Câu 10. Hòa tan hết m gam hỗn hợp X gồm FeO,  bằng  đặc nóng thu được 4,48 lit khí  (đktc). Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 145,2 gam muối khan giá trị của m là:

A: 35,7 gam

B: 15,8 gam

C: 46,4 gam

D: 77,7 gam

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 30 của đề thi số 4 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ 4 đề thi giữa HK1 môn Hóa học 11 có đáp án năm 2021-2022 Trường THPT Nguyễn Huệ. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:

Chúc các em học tốt!

ADMICRO
NONE
OFF