OPTADS360
ATNETWORK
ATNETWORK
YOMEDIA

Bộ 3 đề thi giữa HK2 môn Ngữ văn 11 năm 2021-2022 có đáp án trường THPT Minh Thuận

12/03/2022 1012.67 KB 883 lượt xem 4 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2022/20220312/2974894663_20220312_110142.pdf?r=1063
ADMICRO/
Banner-Video

Bộ 3 đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn 11 năm 2021-2022 có đáp án trường THPT Minh Thuận được Học247 biên tập, tổng hợp với phần đề và đáp án có lời giải chi tiết góp phần giúp các em học sinh có thêm tài liệu rèn luyện kĩ năng làm đề chuẩn bị cho kì thi sắp tới. Hi vọng tài liệu sẽ giúp ích cho các em, chúc các em học sinh có kết quả học tập tốt!

 

 
 

TRƯỜNG THPT

MINH THUẬN

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2

NĂM HỌC 2021 - 2022

Môn: Ngữ văn 11

Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề)

ĐỀ THI SỐ 1

I. ĐỌC – HIỂU (3 điểm)

Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:

(…) Con gặp trong lời mẹ hát

Cánh cò trắng, dải đồng xanh

Con yêu màu vàng hoa mướp

“ Con gà cục tác lá chanh”.

(…) Thời gian chạy qua tóc mẹ

Một màu trắng đến nôn nao

Lưng mẹ cứ còng dần xuống

Cho con ngày một thêm cao.

Mẹ ơi trong lời mẹ hát Có cả cuộc đời hiện ra

Lời ru chắp con đôi cánh Lớn rồi con sẽ bay xa.

( Trích Trong lời mẹ hát- Trương Nam Hương)

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn thơ trên là gì? (0,5 điểm)

A. Tự sự                      B. Miêu tả

C. Biểu cảm                 D. Thuyết minh.

Câu 2. Nêu nội dung của đoạn thơ. (0,5 điểm)

Câu 3. Chỉ ra và nêu hiệu quả nghệ thuật của các biện pháp tu từ trong khổ thơ: (1,0 điểm)

Thời gian chạy qua tóc mẹ Một màu trắng đến nôn nao Lưng mẹ cứ còng dần xuống Cho con ngày một thêm cao.

Câu 4. Câu thơ/ khổ thơ nào gợi cho anh/chị ấn tượng sâu sắc nhất? (trình bày trong đoạn văn ngắn từ 5 - 7 dòng) (1,0 điểm)

II. LÀM VĂN (7 điểm):

Câu 1 (2,0 điểm)

Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/ chị về tình mẫu tử.

Câu 2 (5,0 điểm): Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau:

Sao anh không về chơi thôn Vĩ?

Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên.

Vườn ai mướt quá xanh như ngọc

Lá trúc che ngang mặt chữ điền.

(Trích Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử)

-------------HẾT-------------

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 1

I. ĐỌC - HIỂU

Câu 1.Phương thức biểu đạt chính: C. Biểu cảm.

Câu 2.Nội dung chính: cảm xúc về lời ru của mẹ, nỗi xót xa và biết ơn của người con trước sự hi sinh thầm lặng của mẹ.   

Câu 3. Chỉ ra và nêu hiệu quả nghệ thuật của các biện pháp tu từ:

- Nhân hóa: thời gian chạy qua tóc mẹ

- Tương phản: Lưng mẹ còng xuống >< con thêm ca

- Hiệu quả: nhấn mạnh thời gian trôi qua nhanh kéo theo sự già

nua của mẹ. Qua đó thể hiện tình yêu thương, biết ơn của con đối với mẹ.  

Câu 4.  HS có thể chọn câu thơ hoặc đoạn thơ bất kì để cảm nhận: ấn tượng về lời ru của mẹ, về công lao của mẹ, về sự biết ơn đối với mẹ…

II. LÀM VĂN

Câu 1. Viết một đoạn văn ( khoảng 200 chữ) về tình mẫu tử.

a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận.

Đoạn văn phải có câu chủ đề. Các câu còn lại tập trung thể hiện chủ đề.

b. Xác định được đúng vấn đề cần nghị luận

Nghị luận về tình mẫu tử.

c. Triển khai vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm: kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; rút ra bài học nhận thức và hành động. 

Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần có các thao tác cơ bản sau:

-  Giải thích: Tình mẫu tử là tình mẹ con, nhưng thường được hiểu là tình cảm thương yêu, đùm bọc, che chở… người mẹ dành cho con.

-  Bàn luận

+ Tình mẫu tử có vị trí đặc biệt, thiêng liêng nhất đối với mỗi con người.

+ Tình mẫu tử còn là truyền thống đạo lí tốt đẹp của dân tộc.

+ Tình mẫu tử là sức mạnh giúp con người vượt lên những khó khăn, vấp ngã trong cuộc sống….

-  Phê phán những hiện tượng trái đạo lí: những người mẹ vứt bỏ con mình, những người con bất hiếu

Bài học nhận thức và hành động của bản thân. 

d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện ý nghĩa sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.    

e. Chính tả, dùng từ, đặt câu đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu

Câu 2. Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp khổ thơ đầu trong bài Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử       

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận:

Có đầy đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài.

Mở đầu bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.      

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên và con người thôn Vĩ; Đồng thời thấy được tâm trạng thiết tha, mãnh liệt, trong trẻo của chủ thể trữ tình đối với thiên nhiên và con người xứ Huế; Sự yêu đời, yêu cuộcsống của nhà thơ.   

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.

1. Mở bài

- Giới thiệu tác giả Hàn Mặc Tử

- Giới thiệu chung về tác phẩm Đây thôn Vĩ Dạ

- Dẫn dắt vấn đề cần nghị luận

2. Thân bài

a. Khổ 1: Cảnh thôn Vĩ và hi vọng hạnh phúc của thi nhân

“Sao anh không về chơi thôn Vĩ”

- Hai cách hiểu:

+ Đó là lời của người con gái thôn Vĩ Dạ với giọng hờn giận, trách móc nhẹ nhàng. Nhân vật “anh” chính là Hàn Mặc Tử.

+ Có thể hiểu đây là lời của Hàn Mặc Tử, Hàn Mặc Tử phân thân và tự hỏi chính mình.

=> Câu thơ mở đầu có chức năng như lời dẫn dắt, giới thiệu người đọc đến với thôn Vĩ của người con  phúc.

3. Kết bài

- Khái quát và mở rộng vấn đề

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 1 vui lòng xem online hoặc đăng nhập vào Học247 để tải về máy)---

ĐỀ THI SỐ 2

I. ĐỌC – HIỂU (3 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi 1, 2, 3:

      Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta.  Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó  khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.

(Hồ Chí Minh, trong Hồ Chí Minh toàn tập, tập 6, NXB Sự thật, Hà Nội, 1986)

Câu 1. Nêu phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn văn? (0,5 điểm)

Câu 2. Chỉ ra và nêu hiệu quả của hai biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn: “Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.” (1,0 điểm)

Câu 3. Đoạn văn gợi cho anh/chị suy nghĩ gì về trách nhiệm của thế hệ trẻ ngày nay trong việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc? (Viết một đoạn văn từ 8 đến 10 dòng). (1,5 điểm)

II.  PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1(2,0 điểm) .

Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/ chị về mối quan hệ giữa tài và đức.

Câu 2(5,0 điểm).

Cảm nhận của anh/chị về bài thơ Chiều tối của Hồ Chí Minh

-------------HẾT-------------

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 2

I. ĐỌC HIỂU

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận

 

Câu 2. Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn: Ẩn dụ; Điệp từ; Liệt kê; Lặp cấu trúc; Nhân hóa.

- Tác dụng:

+ Khẳng định sức mạnh của lòng yêu nước.

+ Tạo nhịp điệu sôi nổi, mạnh mẽ cho câu văn.

+ Thể hiện niềm tự hào của Hồ Chí Minh về truyền thống quý báu của dân tộc ta.

Câu 3.

a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn. HS có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng phân hợp, móc xích hoặc song hành.

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận:Trách nhiệm của thế trẻ trong việc giữ gìn và bảo vệ tổ quốc.

c. Triển khai vấn đề nghị luận: Có thể diễn đạt theo các cách khác nhưng phải hợp lý, có sức thuyết phục. Học sinh hướng vào những nội dung sau:

- Phải giữ gìn truyền thống tốt đẹp và quý báu của dân tộc ta.

- Cần học tập và rèn luyện để xây dựng Tổ quốc giàu đẹp.

- Sẵn sàng bảo vệ Tổ quốc trước các thế lực xâm lăng.

II. LÀM VĂN

Câu 1. Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/ chị về mối quan hệ giữa tài và đức.

* Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận: Có đủ các phần mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn. Mở đoạn nêu được vấn đề, thân

đoạn triển khai được vấn đề, kết đoạn kết luận được vấn đề.

* Xác định đúng vấn đề nghị luận: Trình bày được suy nghĩ của mình về mối quan hệ giữa tài và đức.

* Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm, vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lý lẽ và dẫn chứng, rút ra bài học nhận thức và hành động.

Có thể có những quan điểm khác nhau nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức, lẽ phải. Dưới đây chỉ là  những định hướng cơ bản:

1. Giải thích:

Tài: là nói trình độ, năng lực và khả năng sáng tạo của con người.

Đức: là nói tới phẩm chất và nhân cách của con người.

2. Bình luận:

Tài và đức là hai việc quan trong trong việc hoàn thiện nhân cách của con người.

+ Nếu chỉ chú trọng đến tài mà không quan tâm đến đức sễ dẫn tới sự lệch lạc trong suy nghĩ và hành động, thiếu sự phấn đấu, tu dưỡng và rèn luyện của bản thân; thậm chí coi trọng tài mà không chú ý đến đức sẽ dẫn tới những suy nghĩ và hành động gây tác hại cho bản thân, cộng đồng và xã hội.

+ Nếu chỉ lo phấn đấu, tu dưỡng đức mà không quan tâm đến việc nâng cao trình độ, năng lực và khả năng sáng tạo của bản thân thì cùng không thể đóng góp nhiều cho cộng đồng và xã hội.

 + Giải quyết mối quan hệ hài hòa, gắn bó giữa tài và đức sẽ giúp con người phát triển toàn diện và có nhiều đóng góp hữu ích cho xã hội.

3. Bài học nhận thức và hành động

Phải biết trau dồi rèn luyện bản thân cả về trình độ, năng lực và phẩm chất

* Sáng tạo: Sáng tạo trong diễn đạt, trong cách  nhìn nhận,  đánh giá về vấn đề cần nghị luận

* Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu

Câu 2. Cảm nhận của anh/chị về bài thơ Chiều tối của Hồ Chí Minh.

* Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.

* Xác định đúng vấn đề nghị luận: Vẻ đẹp độc đáo về nội dung và nghệ thuật của bài thơ.

* Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm, thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.

1. Mở bài

 - Giới thiệu tác giả Hồ Chí Minh

- Giới thiệu chung về tác phẩm Chiều tối

 2. Thân bài

 

 a. Hai câu thơ đầu

 Phiên âm:

Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ,

Cô vân mạn mạn độ thiên không;

Dịch thơ:

Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ

Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không;

=> Tiểu kết: Bức tranh thiên nhiên lúc chiều tối thật đẹp và khoáng đãng mang đậm màu sắc cổ điển.

* Vẻ đẹp tâm hồn tác giả

+ Lạc quan, yêu đời

+ Yêu lao động

+ Ý chí, nghị lực phi thường;

+ Tình yêu thương nhân dân, nâng niu tất cả chỉ quên mình

=> Tiểu kết: Bằng thủ pháp điệp vòng, lấy sáng tả tối, tác giả cho ta thấy bức tranh lao động hiện ra thật gần gũi. Tác giả quên đi cảnh ngộ của mình để đồng cảm với nỗi vất vả, niềm vui nho nhỏ của người lao động.

3. Kết bài

-Khái quát giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của tác phẩm

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 2 vui lòng xem online hoặc đăng nhập vào Học247 để tải về máy)---

ĐỀ THI SỐ 3

I. ĐỌC HIỂU (3 điểm):

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

      “Có quan niệm cho rằng, trong đời sống, có thể dùng nước mà không cần giữ gìn, tiết kiệm. Đó là một sự nhầm lẫn của những người có tầm nhìn hạn hẹp. Bởi nguồn nước ngọt trên trái đất chỉ có hạn, tình trạng thiếu nước sạch đã xảy ra trong hiện tại và có thể còn xảy ra gay gắt hơn trong tương lai, nếu chúng ta không chú ý bảo vệ nguồn nước. Vì thế, ngay từ bây giờ, xin hãy đừng lãng phí nước.”

(Sách bài tập Ngữ văn 11, tập 2, trang 87, 88)

Câu 1 (0,5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản?

Câu 2 (1,0 điểm): Nội dung chính của đoạn trích trên?

Câu 3 (0,5 điểm): Xác định thành phần phụ trong câu “Vì thế, ngay từ bây giờ, xin hãy đừng lãng phí nước.”

Câu 4 (1,0 điểm): Hậu quả sẽ như thế nào nếu thiếu nguồn nước sạch? (Hãy viết 5- 7 dòng nói về điều đó).

II. LÀM VĂN (7 điểm)

Câu 1: (2,0 điểm)

Từ nội dung văn bản phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày quan điểm của anh (chị) về lối sống tiết kiệm.

Câu 2: (5,0 điểm)

Phân tích bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử

---------------------HẾT-------------------

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

I. ĐỌC HIỂU

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của văn bản là: nghị luận.

Câu 2. Nội dung chính của đoạn trích trên:

- Đoạn trích phản bác quan niệm sai lầm về sự vô hạn củanguồn nước ngọt. (0,5 điểm)

- Thực trạng thiếu nguồn nước ngọt đang diễn ra gay gắt và lời kêu gọi đừng lãng phí nước. (0,5 điểm)

Câu 3. Thành phần phụ của câu là : “Vì thế, ngay từ bây giờ”

Câu 4. Học sinh trình bày được hậu quả của thiếu nước sạch theo các ý:

- Tác động tiêu cực đến việc trồng cây xanh

- Tăng nguy cơ hỏa hoạn

- Thiếu sự tiếp cận nguồn nước sạch dẫn đến đói nghèo, bệnh tật

- Vấn đề vệ sinh cơ bản cũng trở nên trầm trọng

II. LÀM VĂN

Câu 1. Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày quan điểm của anh (chị) về lối sống tiết kiệm (2,0 điểm)

Từ nội dung văn bản phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày quan điểm của anh (chị) về lối sống tiết kiệm.

a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn

- Học sinh có thể trình bày đoạn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành. Đầu đoạn viết lùi vào, chữ đầu đoạn viết hoa, có dấu chấm hết đoạn; tránh nhầm sang trình bày hình thức bài văn.

- Đảm bảo dung lượng đoạn văn: 200 chữ khoảng 1-1,5 trang giấy thi).

b. Đoạn văn lập luận chặt chẽ, có mở đoạn, thân đoạn và kết đoạn.

c. Triển khai các vấn đề cần nghị luận rõ ràng:

* Mở đoạn: nêu vấn đề cần nghị luận: quan điểm về tiết kiệm.

* Thân đoạn:

- Giải thích khái niệm tiết kiệm: Tiết kiệm là sử dụng một cách hợp lí, đúng mức của cải vật chất, thời gian, sức lực của mình và người khác.

- Trình bày quan điểm tiết kiệm của bản thân:

* Kết đoạn: Khẳng định giá trị và ý nghĩa của tiết kiệm đối với cuộc sống.

d. Chính tả, dùng từ, đặt câu

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt.

e. Sáng tạo

Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề cần nghị luận.

Câu 2. Phân tích bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử

I. Mở bài: 

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm

- Dẫn dắt vấn đề cần nghị luận

II. Thân bài:

* Hoàn cảnh sáng tác

* Phân tích

Khổ 1: Cảnh thiên nhiên xứ Huế

Câu 1:

Sao anh không về chơi thôn Vỹ

- Hai hình dạng đối lập: vuông vức mặt chữ điền với dáng vẻ manh mai, thanh tao của lá trúc

- Thể hiện duyên dáng, nhịp nhàng, e thẹn của những cô gái xinh xắn, tài sắc, phúc hậu của người con gái thôn quê.

Câu 3.4:

“Thuyền ai đậu bến sông trăng đó

Có chở trăng về kịp tối nay”

- Trăng vốn là hình ảnh quen thuộc trong thơ Hàn Mặc Tử. Trăng là nơi để con người ta gửi gắm tình cảm, chút tâm tư sâu lắng. Thế nhưng o đây lại là “bến sông trăng”. Đây vừa là hình ảnh tả thực- ánh trăng chiếu xuống mặt nước, lan tỏa trên mặt nước vừa là hình ảnh biểu trưng- sự vô định (thuyền ai), mênh mông dạt dòa. Nỗi niềm tâm tư của tác giả như lan tỏa, thấm sâu, rộng lớn vô ngàn. Trong người lúc này là sự rưng rưng, xót xa, man mác đến nhói lòng.

- Mở rộng: Đúng như Hoài Thanh viết về Hàn Mặc Tử, trong “Thi nhân Việt Nam” : “Vườn thơ của người rộng rinh không bờ bến, càng đi xa càng ớn lạnh”.

Khổ 3: Mộng ảo của tâm hồn thi nhân.

- Khổ thơ là lời bộc bạch trần tình tả thực về bệnh tình của tác giả: bệnh tình của người khiến hạn chế về thị giác: nhìn không ra, mờ nhân ảnh. Từ đó, khiến cho con người rơi vào cô đơn; ngậm ngùi.

- Thể hiện những mộng tưởng đơn giản: mở khách đường xa khách đường xa, tác giả mong mình có thể được đến thôn để Vỹ thưởng thức cảnh và gặp người thôn Vỹ, để đáp lại tình cảm trân quý từ người bạn của mình.

Áo em trắng quá nhìn không ra:

+ Hình ảnh người phụ nữ thướt tha uyển chuyển trong tà áo dài xứ Huế.

+ Ánh mắt anh do sự ảnh hưởng sức khỏe đã không thể chiêm ngưỡng được hết vẻ đẹp của em nhưng vẫn cảm nhận được hình bóng và dáng vẻ dịu dàng của em.

Ở đây sương khói mở nhân ảnh: Quang cảnh thiên nhiên nơi tác giả sinh sống. Với tác giả mọi thứ giờ đây chỉ là ảo ảnh, mơ hồ, không hiện diện được rõ nét nữa.

- Ai biết tình ai có đậm đà: Dù trong bệnh tật đau đớn, khó khăn, cô đơn nhưng trái tim tác giả vẫn đong đầy yêu thương: đó là tình yêu quê hương đất nước, xứ xở và tình cảm mãnh liệt gửi gắm đến em.

=> Tình cảm ấy lúc nào cũng dạt dào, đậm đà, say mê.

III. Kết bài

 - Khái quát lại vấn đề.

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 3 vui lòng xem online hoặc đăng nhập vào Học247 để tải về máy)---

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 3 đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn 11 năm 2021-2022 có đáp án trường THPT Minh Thuận. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt!

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA
NONE
OFF