OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Bộ 3 đề thi giữa HK1 môn Lịch Sử 11 KNTT năm 2023-2024 có đáp án Trường THPT Võ Trường Toản

23/10/2023 1.21 MB 38 lượt xem 0 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2023/20231023/701225219132_20231023_162442.pdf?r=6116
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

HOC247 xin giới thiệu đến các em học sinh lớp 11 Bộ 3 đề thi giữa HK1 môn Lịch Sử 11 KNTT năm 2023-2024 có đáp án Trường THPT Võ Trường Toản. Đề thi bao gồm các câu hỏi trắc nghiệm giúp các em có thể tự luyện tập và làm quen với dạng đề thi. Chúc các em học sinh đạt kết quả cao trong kì thi giữa HK1 sắp tới!

 

 
 

Trường THPT Võ Trường Toản

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1 NĂM HỌC 2023-2024

MÔN: Lịch Sử 11 KNTT

(Thời gian làm bài: 45 phút)

 

1. Đề thi số 1

I. TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)

Câu 1. Cuộc đấu tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ bùng nổ vào cuối thế kỉ XVIII dựa trên tiền đề kinh tế như thế nào?

A. Kinh tế tư bản chủ nghĩa ở Bắc Mỹ bị kìm hãm bởi chế độ cai trị của thực dân Anh.
B. Chế độ phong kiến chuyên chế đã cản trở sự phát triển của kinh tế tư bản chủ nghĩa.
C. Phong trào “rào đất cướp ruộng” của quý tộc đã đẩy nông dân vào tình cảnh khổ cực.
D. Sự tồn tại của chế độ nô lệ đã kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa.

Câu 2. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng tình hình kinh tế nước Pháp vào cuối thế kỉ XVIII?

A. Kinh tế công thương nghiệp phát triển mạnh theo hướng tư bản chủ nghĩa.
B. Nền kinh tế tư bản chủ nghĩa bị kìm hãm bởi chế độ phong kiến chuyên chế.
C. Nông nghiệp lạc hậu: năng suất cây trồng thấp; diện tích đất bỏ hoang nhiều,…
D. Phong trào “rào đất cướp ruộng” diễn ra mạnh mẽ khiến 3 triệu nông dân mất đất.

Câu 3. Tiền đề chính trị của cuộc Cách mạng tư sản Anh (thế kỉ XVII) là gì?

A. Nhà nước phong kiến do vua Sác-lơ I đứng đầu thi hành nhiều chính sách tiến bộ.
B. Sự tồn tại của nhà nước phong kiến chuyên chế gây bất mãn cho quần chúng nhân dân.
C. Vua Sác-lơ I công khai ủng hộ các tín đồ Thanh giáo, gây bất mãn cho Giáo hội Anh.
D. Chính sách cai trị của nhà nước quân chủ lập hiến đã xâm phạm quyền lợi của tư sản.

Câu 4. Lực lượng nào sau đây thuộc Đẳng cấp thứ hai trong xã hội Pháp (cuối thế kỉ XVIII)?

A. Giai cấp tư sản.
B. Tăng lữ Giáo hội.
C. Quý tộc phong kiến.
D. Bình dân thành thị.

Câu 5. Đọc đoạn tư liệu dưới đây và trả lời câu hỏi:

Tư liệu: “Cách mệnh Pháp cũng như cách mệnh Mĩ, nghĩa là cách mệnh tư bản, cách mệnh không đến nơi, tiếng là cộng hòa và dân chủ, kì thực trong thì nó tước lục công nông, ngoài thì áp bức thuộc địa” (Hồ Chí Minh Toàn tập, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002, tập 9, tr.314).

Câu hỏi: Nhận định trên của Chủ tịch Hồ Chính Minh đề cập đến vấn đề nào của các cuộc cách mạng tư sản?

A. Tiền đề của cách mạng.
B. Mục tiêu của cách mạng.
C. Động lực của cách mạng.
D. Hạn chế của cách mạng.

Câu 6. Khẩu hiệu nổi tiếng nào dưới đây có nguồn gốc từ cuộc Cách mạng tư sản Pháp (cuối thế kỉ XVIII)?

A. “Độc lập - Tự do - hạnh phúc”.
B. “Tự do - Bình đẳng - Bác ái”.
C. “Tự do, dân chủ, cơm áo và hòa bình”.
D. “Thống nhất hoàn toàn hay là chết?”.

Câu 7. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa của Cách mạng Tân Hợi ở Trung Quốc (năm 1911)?

A. Chấm dứt chế độ quân chủ chuyên chế tồn tại lâu đời ở Trung Quốc.
B. Mở đường cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Trung Quốc.
C. Ảnh hưởng đến phong trào giải phóng dân tộc ở một số nước châu Á.
D. Lật đổ triều đại Mãn Thanh, xác lập chế độ quân chủ lập hiến ở Trung Quốc.

Câu 8. Vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, sự kiện nào dưới đây đã góp phần mở rộng phạm vi của chủ nghĩa tư bản ở khu vực châu Á?

A. Nhật Bản tiến hành cải cách, canh tân đất nước.
B. Nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ra đời.
C. Cách mạng tháng Tám ở Việt Nam thành công.
D. Duy tân Mậu Tuất (1898) ở Trung Quốc thành công.

Câu 9. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng về các tổ chức độc quyền ở các nước tư bản vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX?

A. Là sự liên minh giữa các nhà tư bản lớn để tập trung sản xuất hoặc tiêu thụ hàng hóa.
B. Đánh dấu chủ nghĩa tư bản chuyển từ giai đoạn độc quyền sang tự do cạnh tranh.
C. Không có khả năng chi phối đời sống kinh tế - chính trị của các nước tư bản.
D. Chỉ hình thành các liên kết ngang giữa những xí nghiệp trong cùng một ngành kinh tế.

Câu 10. Một trong những đặc trưng của chủ nghĩa đế quốc là

A. việc xuất khẩu tư bản (khác với xuất khẩu hàng hóa) đã có ý nghĩa quan trọng.
B. chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước và cao hơn là độc quyền xuyên quốc gia.
C. lực lượng lao động có những chuyển biến về cơ cấu, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
D. có sức sản xuất phát triển cao trên cơ sở thành tựu của cách mạng khoa học - công nghệ.

II. TỰ LUẬN (4 Điểm)

Câu 1 (2,0 điểm)

Trình bày sự thành lập của Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết. Xác định vị trí và tên gọi của các nước Cộng hòa trong Liên bang Xô viết.

Câu 2 (1,0 điểm) . Tại sao nói Anh là “đế quốc mà Mặt trời không bao giờ lặn”?

Câu 3 (1,0 điểm). Sự sụp đổ mô hình chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu và Liên Xô đã để lại những bài học gì đối với công cuộc xây dựng chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay?

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

I. TRẮC NGHIỆM

1. A

9. A

17. A

2. D

10. B

18. B

3. C

11. C

19. B

4. D

12. A

20. B

5. D

13. A

21. C

6. B

14. B

22. A

7. D

15. B

23. D

8. A

16. C

24. B

 II. TỰ LUẬN

Câu 1:

Quá trình thành lập Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết

- Cách mạng tháng Hai (1917) đã lật đổ chế độ phong kiến Nga hoàng, nhưng ở nước Nga lại xuất hiện cục diện hai chính quyền song song tồn tại là: chính phủ tư sản lâm thời và Xô viết các đại biểu của công nhân, nông dân, binh lính; mặt khác, vấn đề hòa bình và ruộng đất vẫn chưa được giải quyết. Do đó, Lê-nin và Đảng Bôn-sê-vích tiếp tục lãnh đạo nhân dân Nga làm cách mạng.

- Ngay trong đêm Cách mạng tháng Mười Nga (1917) thành công, Đại hội Xô viết toàn Nga lần thứ hai được triệu tập. Đại hội đã tuyên bố thành lập Chính quyền Xô viết do Lênin đứng đầu; đồng thời ban hành “Sắc lệnh hòa bình” và “Sắc lệnh ruộng đất”, thực hiện quyền bình đẳng, tự quyết của các dân tộc.

- Trong những năm 1918 - 1920, quân đội 14 nước đế quốc (do Mỹ đứng đầu) đã liên kết với lực lượng chống đối trong nước tấn công nước Nga Xô viết. Để bảo vệ thành quả Cách mạng tháng Mười, nước Nga Xô viết và các nước Cộng hòa Xô viết đồng minh đã liên minh với nhau và đánh bại kẻ thù chung (1920).

- Đến năm 1922, nước Nga Xô viết và các nước Cộng hòa Xô viết đồng minh có sự phát triển không đồng đều về kinh tế, văn hóa, chính trị.

+ Nga Xô viết có nền kinh tế công nghiệp tương đối phát triển; các nước Xô viết đồng minh khác vẫn trong tình trạng nông nghiệp lạc hậu.

+ Các nước Cộng hòa Xô viết cũng chưa có sự thống nhất về các chính sách phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục.....

⇒ Điều đó đặt ra yêu cầu phải hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau để cùng phát triển.

- Trước bối cảnh và những yêu cầu đó, Đại hội lần thứ nhất các Xô viết toàn Liên bang họp ở Mátxcơva (12/1922) đã nhất trí thông qua bản Tuyên bố thành lập Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết (gọi tắt là Liên Xô), dựa trên cơ sở sự tự nguyện của các nước Cộng hòa Xô viết.

- Năm 1924, bản hiến pháp đầu tiên của Liên Xô được thông qua, hoàn thành quá trình thành lập Nhà nước Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết.

♦ Tên gọi các nước cộng hòa trong Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết

- Tính đến năm 1940, Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa xô viết bao gồm 15 nước cộng hòa là: (1) E-xtô-ni-a; (2) Lát-vi-a; (3) Lít-va; (4) Bê-lô-rút-xi-a; (5) U-crai-na; (6) Môn-đô-va; (7) Ác-mê-ni-a; (8) Gru-đi-a; (9) A-giéc-bai-gian; (10) Tuốc-mê-ni-a; (11) U-dơ-bê-ki-xtan; (12) Tát-gi-ki-xtan; (13) Kiếc-ghi-di-a; (14) Ca-dắc-xtan; (15) Nga.

Câu 2:

Đế quốc Anh thường nói là "đế quốc mặt trời không bao giờ lặn" vì vào thời kì nó đạt tới đỉnh cao quyền lực thì đã mở rộng lãnh thổ ra toàn thế giới và mặt trời luôn tỏa sáng trên một phần đế quốc của nó.

Câu 3:

Sự sụp đổ của CNXH ở Liên Xô và Đông Âu đã để lại bài học quan trọng nhất cho Việt Nam trong quá trình xây dựng Chủ nghĩa xã hội là: Luôn nhạy bén với biến đổi của tình hình nhưng không thay đổi nguyên tắc xã hội chủ nghĩa.

---(Để xem đầy đủ nội dung và đáp án của Đề thi số 1 vui lòng xem online hoặc đăng nhập vào Học247 để tải về máy)---

2. Đề thi số 2

Câu 1. Đại biểu xuất sắc cho nền bi kịch cổ điển Pháp ở buổi đầu thời cận đại là

A. La Phông-ten.               

B. Mô-li-e.                        

C. Coóc-nây.                                        

D. Sếch-xpia.

Câu 2. Cuộc Duy tân Minh Trị của Nhật Bản được tiến hành từ năm

A. 1868.                           

B. 1889.                            

C. 1886.                                        

D. 1898.

Câu 3. Lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Thái bình Thiên quốc (1851 - 1864) là

A. Tăng Quốc Phiên.                                                  B. Tả Tôn Đường.

C. Hồng Tú Toàn.                                                      D. Lý Hồng Chương.

Câu 4. Nội dung cơ bản trong học thuyết “Tam dân” của Tôn Trung Sơn là gì?

A. “Dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh bình đẳng”.

B. “Dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc”.

C. “Dân tộc độc lập, dân quyền bình đẳng, dân sinh hạnh phúc”.

D. “Độc lập dân tộc, bình đẳng dân quyền, hạnh phúc dân sinh”.

Câu 5. Tác phẩm “Thơ Dâng” của Ra-bin-đra-nát Ta-go đoạt giải Nôben văn học vào năm nào?

A. 1931.                           

B. 1922.                            

C. 1936.                                        

D. 1913.

Câu 6. Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, quốc gia duy nhất ở Đông Nam Á giữ được nền độc lập tương đối về chính trị là

A. Việt Nam.                     

B. Lào.                             

C. Xiêm.                                        

D. Miến Điện.

Câu 7. Đến giữa thế kỉ XIX, Ấn Độ trở thành thuộc địa của đế quốc nào?

A. Hà Lan.                        

B. Đức.                             

C. Pháp.                                        

D. Anh.

Câu 8. Ở Nhật Bản, cuộc Duy tân Minh trị được tiến hành trên các lĩnh vực nào?

A. Chính trị, kinh tế, quân sự và ngoại giao.                  

B. Chính trị, quân sự, văn hóa - giáo dục và ngoại giao.

C. Kinh tế, quân sự, giáo dục và ngoại giao.                  

D. Chính trị, kinh tế, quân sự, văn hóa - giáo dục.

Câu 9. Đảng Quốc đại là chính đảng của

A. giai cấp vô sản Ấn Độ.                                           

B. giai cấp tư sản Ấn Độ.

C. giai cấp nông dân Ấn Độ.                                       

D. tầng lớp quý tộc phong kiến Ấn Độ.

Câu 10. Tác phẩm nổi tiếng của nhà văn Lép-tôn-xtôi là

A. “Sông Đông êm đềm”.                                                  

B. “Những cuộc phiêu lưu của Tôm Xoay-ơ”.

C. “Chiến tranh và hòa bình”.                                      

D. “Chuông nguyện hồn ai”.

Câu 11. Vào cuối thế kỉ XIX, ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia trở thành thuộc địa của đế quốc nào?

A. Anh.                                                      

B. Mĩ.                               

C. Hà Lan.                                                    

D. Pháp.

Câu 12. Việc phân chia thuộc địa giữa các nước đế quốc ở châu Phi căn bản hoàn thành vào

A. cuối thế kỉ XVIII.                                    

B. đầu thế kỉ XIX.              

C. cuối thế kỉ XIX.                                        

D. đầu thế kỉ XX.

Câu 13. Công cuộc cải cách đất nước của Xiêm được tiến hành dưới thời

A. vua Ra-ma IV và Ra-ma V.                                    

B. vua Ra-ma V và Ra-ma VI.

C. vua Ra-ma I và Ra-ma II.                                         

D. vua Ra-ma II và Ra-ma III.

Câu 14. Quốc gia nào ở châu Phi giữ được nền độc lập trước sự xâm chiếm của các nước thực dân phương Tây?

A. Êtiôpia, Môdămbích.                                             

B. Êtiôpia, Libêria.

C. Môdămbích, Ănggôla.                                           

D. Tây Nam Phi và Angiêri.

Câu 15. Trong quá trình Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) sự kiện nào đánh dấu bước chuyển biến lớn trong cục diện chính trị thế giới?

A. Đức đầu hàng Đồng minh không điều kiện.             

B. Chiến thắng Véc-đoong của quân dân Pháp.

C. Mĩ tham chiến và đứng về phe Hiệp ước.                  

D. Cách mạng tháng Mười ở Nga năm 1917 thành công.

Câu 16. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự thất bại của cao trào cách mạng 1905 - 1908 ở Ấn Độ là gì?

A. Đảng Quốc đại thiếu quyết liệt trong các phong trào đấu tranh.

B. Đảng Quốc đại chưa đoàn kết được các tầng lớp nhân dân tham gia đấu tranh.

C. Chính sách chia rẽ của thực dân Anh và sự phân hóa trong nội bộ Đảng Quốc đại.

D. Thực dân Anh có lực lượng quân đội mạnh, vũ khí hiện đại.

Câu 17. Mâu thuẫn bao trùm trong xã hội Trung Quốc cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX là mâu thuẫn giữa

A. giai cấp tư sản với giai cấp vô sản.

B. giai cấp tư sản Trung Quốc với các nước đế quốc xâm lược.

C. giai cấp nông dân với tầng lớp địa chủ phong kiến.

D. nhân dân Trung Quốc với các nước đế quốc xâm lược.

Câu 18. Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, Đức đã vạch ra kế hoạch tiến hành chiến tranh để

A. bành trướng thế lực ở châu Phi.                               

B. tiêu diệt nước Nga, làm bá chủ toàn cầu.

C. gia tăng ảnh hưởng ở châu Âu.                                

D. giành giật thuộc địa, chia lại thị trường thế giới.

Câu 19. Nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự bùng nổ của Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) là gì?

A. Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thuộc địa.

B. Anh - Đức tranh chấp quyết liệt về quyền lợi ở Trung Quốc.

C. Thái tử Áo - Hung bị ám sát tại Xécbi.

D. Mâu thuẫn giữa nhân dân các nước thuộc địa với các nước đế quốc.

Câu 20. Sự kiện đánh dấu cao trào cách mạng 1905 – 1908 của nhân dân Ấn Độ phát triển đến đỉnh cao là

A. cuộc tổng bãi công của công nhân Bom-bay năm 1908.

B. phong trào đấu tranh của công nhân Can-cút-ta năm 1905.

C. cuộc biểu tình của 10 vạn người Ấn Độ tại bờ sông Hằng năm 1905.

D. cuộc đấu tranh của công nhân Bom-bay năm 1905.

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

---(Để xem đầy đủ nội dung và đáp án của Đề thi số 2 vui lòng xem online hoặc đăng nhập vào Học247 để tải về máy)---

3. Đề thi số 3

Phần I. Trắc nghiệm (3 điểm)

Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng

Câu 1. Tiểu thuyết nổi tiếng “Những người khốn khổ” là tác phẩm của

A. Vích-to Huy-gô.                                               

B. Lép Tôn-xtôi.                

C. Mác-tuên.                                                           

D. Ban-dắc.

Câu 2. Đầu thế kỉ XX, ở châu Âu đã hình thành hai khối quân sự đối đầu nhau, đó là

A. phe Liên minh và phe Trục.                                   

B. phe Liên minh và phe Hiệp ước.

C. phe Hiệp ước và phe Đồng minh.                           

D. phe Đồng minh và phe Trục.

Câu 3. Mục đích của Thiên hoàng Minh Trị khi tiến hành hàng loạt cải cách trên trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, quân sự là gì?

A. Đưa Nhật Bản trở thành một quốc gia phát triển giàu mạnh.

B. Biến Nhật Bản trở thành một cường quốc ở Châu Á.

C. Giúp Nhật Bản thoát khỏi bị lệ thuộc vào phương Tây.

D. Đưa Nhật Bản thoát khỏi tình trạng một nước phong kiến lạc hậu.

Câu 4. Mục đích chính của Mĩ khi thực hiện các chính sách bành trướng, tăng cường ảnh hưởng của mình ở khu vực Mĩ Latinh vào cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX là gì?

A. Lôi kéo các nước Mĩ Latinh trở thành đồng minh của Mĩ.

B. Hỗ trợ các nước Mĩ Latinh xây dựng và phát triển đất nước.

C. Tạo ra một liên minh kinh tế - chính trị, hợp tác cùng phát triển ở châu Mĩ.

D. Biến Mĩ Latinh thành “sân sau”, thuộc địa kiểu mới của Mĩ.

Câu 5. Cho các dữ kiện sau :

1. Cuộc tổng bãi công của công nhân Bom-bay.

2. Thực dân Anh ban hành đạo luật chia đôi xứ Ben-gan.

3. Thực dân Anh thu hồi đạo luật chia đôi xứ Ben-gan.

4. Hơn 10 vạn người Ấn Độ kéo đến bờ sông Hằng làm lễ tuyên thệ và hát vang bài "Kính chào Người - Mẹ hiền Tổ quốc”.

Hãy sắp xếp theo tiến trình cao trào cách mạng 1905 - 1908 của nhân dân Ấn Độ?

A. 2, 4, 1, 3.                                        

B. 1, 2, 4, 3.                      

C. 2, 1, 4, 3.                                         

D. 2, 4, 3, 1.

Câu 6. Ý nào không phản ánh đúng nguyên nhân thất bại của phong trào đấu tranh chống Pháp của nhân dân Lào và Campuchia ở cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX?

A. Các cuộc khởi nghĩa nổ ra lẻ tẻ, thiếu sự liên kết.

B. Thiếu đường lối lãnh đạo đúng đắn, khoa học.

C. Các cuộc khởi nghĩa không nhận được sự ủng hộ của nhân dân.

D. Thực dân Pháp có quân đội mạnh, vũ khí, phương tiện chiến tranh hiện đại.

Phần II. Tự luận (7 điểm)

Câu 1 (3 điểm). Trình bày nguyên nhân, diễn biến, kết quả và ý nghĩa của Cách mạng Tân Hợi ở Trung Quốc (1911). Tại sao nói: “Cách mạng Tân Hợi là một cuộc cách mạng tư sản không triệt để”?

Câu 2 (4 điểm). Trình bày những nguyên nhân dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918). Có ý kiến cho rằng “Chiến tranh thế giới thứ nhất mang tính chất của một cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa”, phát biểu ý kiến của em về nhận định trên.

 

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

Phần I. Trắc nghiệm (3 điểm) Mỗi câu trả lời đúng được 0.5 điểm

1 – A

2 – B

3 – D

4 – D

5 – A

6 – C

Phần II. Tự luận (7 điểm) 

Câu 1: Trình bày nguyên nhân, diễn biến, kết quả và ý nghĩa của Cách mạng Tân Hợi ở Trung Quốc (1911). Tại sao nói: “Cách mạng Tân Hợi là một cuộc cách mạng tư sản không triệt để”?

a. Nguyên nhân, diễn biến, kết quả, ý nghĩa của cách mạng Tân Hợi (1911)

- Nguyên nhân:

Nguyên nhân sâu sa: mâu thuẫn giữa nhân dân Trung Quốc với đế quốc xâm lược và phong kiến đầu hàng ngày càng sâu sắc. 

Nguyên nhân trực tiếpchính quyền Mãn Thanh ra sắc lệnh “Quốc hữu hóa đường sắt” (tháng 5/1911), thực chất là trao quyền kinh doanh đường sắt cho các nước đế quốc, bán rẻ quyền lợi dân tộc.

- Diễn biến chính:

Ngày 10/10/1911, Trung Quốc Đồng minh hội phát động khởi nghĩa ở Vũ Xương. Cuộc khởi nghĩa thắng lợi rồi nhanh chóng lan rộng ra các tỉnh miền Nam và miền Trung.

Ngày 29/12/1911, Quốc dân đại hội họp ở Nam Kinh, tuyên bố thành lập Trung Hoa Dân quốc, bầu Tôn Trung Sơn làm tổng thống, đứng đầu chính phủ lâm thời.

+ Ngày 6/3/1912, Viên Thế Khải nhậm chức Đại Tổng thống của Trung Hoa Dân quốc => cách mạng chấm dứt, các thế lực phong kiến quân phiệt lên nắm chính quyền.

- Kết quả - Ý nghĩa: 

+ Lật đổ chính quyền Mãn Thanh, chấm dứt chế độ quân chủ chuyên chế ở Trung Quốc.

+ Mở đường cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Trung Quốc.

+ Ảnh hưởng đến phong trào giải phóng dân tộc ở một số nước châu Á (trong đó có Việt Nam).

b. Cách mạng Tân Hợi là một cuộc cách mạng tư sản không triệt để

- Thắng lợi của Cách mạng Tân Hợi đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Trung Quốc.

- Tuy nhiên, cách mạng Tân Hợi còn tồn tại nhiều hạn chế:

+ Không thủ tiêu triệt để thế lực phong kiến.

+ Không đụng chạm đến các nước đế quốc xâm lược.

+ Không giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân.

⇒ Cách mạng Tân Hợi (1911) là cuộc cách mạng tư sản không triệt để.

Câu 2: Trình bày những nguyên nhân dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918). Có ý kiến cho rằng “Chiến tranh thế giới thứ nhất mang tính chất của một cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa”, phát biểu ý kiến của em về nhận định trên.

a. Nguyên nhân dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918)

* Nguyên nhân sâu xa

Sự phát triển không đều của chủ nghĩa tư bản vào cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX đã làm thay đổi sâu sắc tương quan lực lượng giữa các nước.

- Mâu thuẫn giữa các nước Đế quốc “trẻ” (Đức, Áo-Hung..) và các nước đế quốc “già” (Anh, Pháp) về vấn đề thị trường và thuộc địa ngày càng gay gắt.

- Đầu thế kỉ XX, ở châu Âu đã hình thành hai khối quân sự đối đầu nhau: khối Liên minh (Đức, Áo – Hung, I-ta-li-a) và khối Hiệp ước (Anh, Pháp, Nga). Hai khối này đều ráo riết chạy đua vũ trang và tích cực chuẩn bị chiến tranh, mong muốn địch thủ của mình để chia lại thuộc địa, làm bá chủ thế giới.

* Duyên cớ

- 28/6/1914, Thái tử Áo-Hung bị ám sát tại Xéc-bi (nước được phe Hiệp ước ủng hộ). ⇒ Giới quân phiệt Đức, Áo-Hung chớp lấy cơ hội đó để gây chiến tranh. 

b. Phát biểu ý kiến về nhận định Chiến tranh thế giới thứ nhất mang tính chất của một cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa”

* Phát biểu ý kiến:

Chiến tranh thế giới thứ nhất mang tính chất của một cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa” là nhận định chính xác.

* Chứng minh nhận định

- Mục đích tiến hành chiến tranh của các nước đế quốc: 

+ Giải quyết mâu thuẫn về thị trường, thuộc địa. 

+ Lợi dụng chiến tranh để đàn áp phong trào cách mạng của giai cấp vô sản trong nước và phong trào giải phóng dân tộc đang phát triển mạnh mẽ ở các nước thuộc địa.

- Chiến tranh thế giới thứ nhất đã để lại những hậu quả nặng nề cho nhân loại. Quần chúng lao động ở chính quốc cũng như nhân dân các nước thuộc địa là những người phải gánh chịu mọi tai họa do cuộc chiến tranh gây ra.

- Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc đã mang lại nhiều nguồn lợi cho các nước đế quốc thắng trận (qua hai hội nghị hòa bình ở Véc-xai và Oa-sinh-tơn), nhân dân lao động ở các nước hoàn toàn không được hưởng thành quả từ chiến thắng.

---(Để xem đầy đủ nội dung và đáp án của Đề thi số 3 vui lòng xem online hoặc đăng nhập vào Học247 để tải về máy)---

 

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Bộ 3 đề thi giữa HK1 môn Lịch Sử 11 KNTT năm 2023-2024 có đáp án Trường THPT Võ Trường Toản. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Mời các em tham khảo tài liệu có liên quan:

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

ADMICRO
NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
OFF