Mời quý thầy cô cùng các em học sinh lớp 4 tham khảo bài học Tính chất giao hoán của phép nhân. Bài học được Hoc247 biên soạn với đầy đủ nội dung bám sát chương trình Toán lớp 4, bao gồm phần kiến thức cần nhớ, hướng dẫn giải bài tập SGK. Bên cạnh đó, nhằm giúp cho các em học sinh củng cố bài tập tốt hơn, Hoc247 còn biên soạn thêm nội dung Bài tập minh họa. Hy vọng với bài học này sẽ giúp các em học tập thật tốt bài Tính chất giao hoán của phép nhân.
Tóm tắt lý thuyết
1.1. Kiến thức cần nhớ
a) Tính và so sánh giá trị của hai biểu thức :
7 x 5 và 5 x 7
Ta có : 7 x 5 =35
5 x 7 = 35
Vậy : 7 x 5 = 5 x 7.
b) So sánh giá trị của hai biểu thức a × b và b × a trong bảng sau :
Ta thấy giá trị của a × b và b × a luôn luôn bằng nhau, ta viết :
a × b = b × a
Khi đổi chỗ các thứa số trong một tích thì tích không thay đổi.
1.2. Giải bài tập Sách giáo khoa
Bài 1: Viết số thích hợp vào ô trống
a) 4×6 = 6×
207×7 = ×207
b) 3×5 = 5×
2138×9 = ×2138
Hướng dẫn giải:
- Áp dụng tính chất giao hoán của phép nhân :
Khi đổi chỗ các thừa số trong một tích thì tích không thay đổi.
a×b = b×a
a) 4×6 = 6×4
207×7 = 7×207
b) 3×5 = 5×3
2138×9 = 9×2138
Bài 2: Tính
a) 1357×5 b) 40263×7 c) 23109×8
7×853 5×1326 9×1427
Hướng dẫn giải:
- Tính theo cách tính phép nhân với số có một chữ số.
a) 1357×5 = 6785
7×853 = 5971
b) 40263×7 = 281841
5×1326 = 6630
c) 23109×8 = 184872
9×1427 = 12843
Bài 3: Tìm hai biểu thức có giá trị bằng nhau
a) 4×2145 ; b) (3+2)×10287 ;
c) 3964×6 ; d) (2100+45)×4 ;
e) 10287×5 ; g) (4+2)×(3000+964).
Hướng dẫn giải:
- Áp dụng tính chất giao hoán của phép nhân :
Khi đổi chỗ các thừa số trong một tích thì tích không thay đổi.
a×b = b×a
Ta có :
(2100+45)×4 = 2145×4 = 4×2145
(4+2)×(3000+964) = 6×3964 = 3964×6
(3+2)×10287 = 5×10287 = 10287×5
Vậy ta nối (a) với (d); nối (c) với (g); nối (b) với (e).
Bài 4: Số ?
a) a× = ×a = a
b) a× = ×a = 0
Hướng dẫn giải:
- Áp dụng tính chất giao hoán của phép nhân :
Khi đổi chỗ các thừa số trong một tích thì tích không thay đổi.
a×b = b×a
- Số tự nhiên nào nhân với 1 cũng bằng chính nó.
- Số tự nhiên nào nhân với 0 cũng bằng 0.
a) a×1 = 1×a = a
b) a×0 = 0×a = 0.
Bài tập minh họa
Bài 1: Viết số thích hợp vào ô trống
a) 150 x 5 = x 150 ;
b) 236 x 8 = 8 x ;
c) (15 - 8) x 4 = x 7
Hướng dẫn giải:
a) 150 x 5 = 5 x 150
b) 236 x 8 = 236 x 8
c) (15 - 8) x 4 = 4 x 7
Bài 2: Tính theo mẫu
Mẫu : 4 x 5162 = 5162 x 4 = 20648
a) 5 x 136 ;
b) 9 x 1905 ;
c) 3 x 2356 ;
d) 8 x 5163.
Hướng dẫn giải:
a) 5 x 136 = 5 x 136 = 680
b) 9 x 1905 = 1905 x 9 = 17145
c) 3 x 2356 = 2356 x 3 = 7068
d) 8 x 5163 = 5163 x 8 = 41304.
Hỏi đáp về Tính chất giao hoán của phép nhân
Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Toán HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em.