Phần hướng dẫn giải bài tập Toán 6 Chương 1 Bài 4 Số phần tử của một tập hợp và tập hợp con sẽ giúp các em nắm được phương pháp và rèn luyện kĩ năng các giải bài tập từ SGK Toán 6 tập 1.
-
Bài tập 16 trang 13 SGK Toán 6 Tập 1
Mỗi tập hợp sau có bao nhiêu phần tử ?
a) Tập hợp A các số tự nhiên x mà x - 8 = 12b) Tập hợp B các số tự nhiên x mà x + 7 = 7.
c) Tập hợp C các số tự nhiên x mà x . 0 = 0.
d) Tập hợp D các số tự nhiên x mà x . 0 = 3.
-
Bài tập 17 trang 13 SGK Toán 6 Tập 1
Viết các tập hợp sau và cho biết mỗi tập hợp có bao nhiêu phần tử?
a) Tập hợp A các số tự nhiên không vượt quá 20.b) Tập hợp B các số tự nhiên lớn hơn 5 nhưng nhỏ hơn 6.
-
Bài tập 18 trang 13 SGK Toán 6 Tập 1
Cho A = {0}. Có thể nói rằng A là tập hợp rỗng hay không?
-
Bài tập 19 trang 13 SGK Toán 6 Tập 1
Viết tập hợp A các số tự nhiên nhỏ hơn 10, tập hợp B các số tự nhiên nhỏ hơn 5, rồi dùng kí hiệu ⊂ để thể hiện quan hệ giữa hai tập hợp trên.
- VIDEOYOMEDIA
-
Bài tập 20 trang 13 SGK Toán 6 Tập 1
Cho tập hợp A = {15; 24}. Điền kí hiệu \(\in\), \(\subset\) hoặc = vào ô trống cho đúng.
a) 15 A; b) {15} A; c) {15; 24} A.
-
Bài tập 21 trang 14 SGK Toán 6 Tập 1
Tập hợp A = {8; 9; 10;...; 20} có 20 - 8 + 1 = 13 (phần tử)
Tổng quát: Tập hợp các số tự nhiên từ a đến b có b - a + 1 phần tử. Hãy tính số phần tử của tập hợp sau: B = {10; 11; 12;....; 99}
-
Bài tập 22 trang 14 SGK Toán 6 Tập 1
Số chẵn là số tự nhiên có chữ số tận cùng là 0, 2, 4, 6, 8; số lẻ là số tự nhiên có chữ số tận cùng là 1, 3, 5, 7, 9. Hai số chẵn (hoặc lẻ) liên tiếp thì hơn kém nhau 2 đơn vị.
a) Viết tập hợp C các số chẵn nhỏ hơn 10.
b) Viết tập hợp L các số lẻ lớn hơn 10 nhưng nhỏ hơn 20.
c) Viết tập hợp A ba số chẵn liên tiếp, trong đó số nhỏ nhất là 18.
d) Viết tập hợp B bốn số lẻ liên tiếp, trong đó số lớn nhất là 31.
-
Bài tập 23 trang 14 SGK Toán 6 Tập 1
Tập hợp C = {8; 10; 12;...;30} có (30 - 8): 2 + 1 = 12(phần tử)
Tổng quát:
- Tập hợp các số chẵn từ số chẵn a đến số chẵn b có (b - a) : 2 +1 phần tử.
- Tập hợp các số lẻ từ số lẻ m đến số lẻ n có (n - m) : 2 +1 phần tử.
Hãy tính số phần tử của các tập hợp sau:
D = {21; 23; 25;... ; 99}
E = {32; 34; 36; ...; 96}
-
Bài tập 24 trang 14 SGK Toán 6 Tập 1
Cho A là tập hợp các số tự nhiên nhỏ hơn 10,
B là tập hợp các số chẵn,
N* là tập hợp các số tự nhiên khác 0.Dùng kí hiệu \(\subset\) để thể hiện quan hệ của mỗi tập hợp trên với tập hợp N các số tự nhiên.
-
Bài tập 25 trang 14 SGK Toán 6 Tập 1
Cho bảng sau (theo Niên giám năm 1999):
Viết tập hợp A bốn nước có diện tích lớn nhất, viết tập hợp B ba nước có diện tích nhỏ nhất. -
Bài tập 29 trang 10 SBT Toán 6 Tập 1
Viết các tập hợp sau và cho biết mỗi tập hợp có bao nhiêu phần tử?
a) Tập hợp A các số tự nhiên x mà x – 5 =13
b) Tập hợp B các số tự nhiên x mà x + 8 = 8
c) Tập hợp C các số tự nhiên x mà x.0 = 0
d) Tập hợp D các số tự nhiên x mà x.0 = 7
-
Bài tập 30 trang 10 SBT Toán 6 Tập 1
Viết các tập hợp sau và cho biết mỗi tập hợp có bao nhiêu phần tử?
a) Tập hợp các số tự nhiên không vượt quá 50
b) Tập hợp các số tự nhiên lớn hơn 8 nhưng nhỏ hơn 9.
-
Bài tập 31 trang 10 SBT Toán 6 Tập 1
Cho A = {0}. Có thể nói rằng A = ∅ được không?
-
Bài tập 31 trang 10 SBT Toán 6 Tập 1
Cho A = {0}. Có thể nói rằng A = ∅ được không?
-
Bài tập 32 trang 10 SBT Toán 6 Tập 1
Viết tập hợp A các số tự nhiên nhỏ hơn 6, tập hợp B các số tự nhiên nhỏ hơn 8, rồi dùng kí hiệu ⊂ để thể hiện mối quan hệ giữa hai tập hợp trên.
-
Bài tập 33 trang 10 SBT Toán 6 Tập 1
Cho tập hợp A = {8;10}. Điền kí hiệu ⊂ ∈ hoặc = vào ô trống:
\(\begin{array}{l}
a)8...A\\
b)\{ 10\} ...A\\
c)\{ 8;10\} ...A
\end{array}\) -
Bài tập 34 trang 10 SBT Toán 6 Tập 1
Tính số phần tử của các tập hợp:
a) A = {40; 41; 42...; 99; 100}
b) B = {10; 12; 14..; 96; 98}
c) C ={35; 37;...; 103; 105}
-
Bài tập 35 trang 10 SBT Toán 6 Tập 1
Cho hai tập hợp A = {a; b; c; d} và B = {a; b}
a) Dùng kí hiệu ⊂ để thể hiện quan hệ giữa hai tập A và B
b) Dùng hình vẽ minh hoạ hai tập A và B
-
Bài tập 36 trang 10 SBT Toán 6 Tập 1
Cho tập hợp A = {1; 2; 3}. Trong các cách viết sau cách viết nào đúng, cách viết nào sai?
1 ∈ A
{1}∈ A
3 ⊂ A
{2,3} ⊂ A
-
Bài tập 37 trang 10 SBT Toán 6 Tập 1
Cho ví dụ hai tập hợp A và B mà A ⊂ B và B ⊂ A
-
Bài tập 38 trang 10 SBT Toán 6 Tập 1
Cho tập hợp M = {a; b; c}. Viết các tập hợp con của tập M sao cho mỗi tập hợp con đó phải có hai phần tử.
-
Bài tập 39 trang 10 SBT Toán 6 Tập 1
Gọi A là tập hợp các học sinh của lớp 6A có hai điểm 10 trở lên, B là tập hợp các học sinh lớp 6A có 3 điểm 10 trở lên, M là tập hợp các học sinh lớp 6A có 4 điểm 10 trở lên. Dùng kí hiệu ⊂ để thể hiện quan hệ giữa hai trong ba tập trên.
-
Bài tập 40 trang 11 SBT Toán 6 Tập 1
Có bao nhiêu số tự nhiên có bốn chữ số?
-
Bài tập 41 trang 11 SBT Toán 6 Tập 1
Có bao nhiêu số chẵn có 3 chữ số?
-
Bài tập 42 trang 11 SBT Toán 6 Tập 1
Bạn Tâm đánh số trang bằng các số tự nhiên từ 1 đến 100. Bạn Tâm phải viết tất cả bao nhiêu chữ số?
-
Bài tập 4.1 trang 11 SBT Toán 6 Tập 1
Cho tập hợp A = {a; b; c; d; e}. Số tập hợp con của A mà có bốn phần tử là:
(A) 6; (B) 5; (C) 4; (D) 3.
Hãy chọn phương án đúng.
-
Bài tập 4.2 trang 11 SBT Toán 6 Tập 1
Tìm số phần tử của các tập hợp sau:
a) Tập hợp A các tháng dương lịch có 31 ngày;
b) Tập hợp B các tháng dương lịch có 30 ngày;
c) Tập hợp C các tháng dương lịch có 29 hoặc 28 ngày;
d) Tập hợp D các tháng dương lịch có 27 ngày.