OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Luyện tập 6 trang 93 SGK Toán 11 Cánh diều Tập 1 - CD

Luyện tập 6 trang 93 SGK Toán 11 Cánh diều Tập 1

Cho tứ diện ABCD. Các điểm M, N, P lần lượt thuộc các cạnh AB, AD, BC sao cho AMAB=13,ANAD=23,BPBC=34.

a) Xác định E, F lần lượt là giao điểm của các đường thẳng AC, BD với mặt phẳng (MNP)?

b) Chứng minh rằng các đường thẳng NE, PF và CD cùng đi qua một điểm?

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 

Hướng dẫn giải chi tiết Luyện tập 6

a)

- Trong mặt phẳng \((ABC)\), gọi giao điểm của MP với AC là E.

Mà \(MP ⊂ (MNP)\) nên \((MNP) ∩ AC = {E}\).

- Trong mặt phẳng \((ABD)\), gọi giao điểm của MN với BD là F.

Mà \(MP ⊂ (MNP)\) nên \((MNP) ∩ BD = {F}\).

b) 

- Ta có: \(N ∈ AD\), mà \(AD ⊂ (ACD)\) nên \(N ∈ (ACD)\).

Lại có \(N ∈ (MNP)\)

Do đó N là giao điểm của \((ACD)\) và \((MNP)\).

Mặt khác: \(MP ∩ AC = {E}\);

               \(MP ⊂ (MNP)\);

               \(AC ⊂ (ACD)\).

Do đó E là giao điểm của \((ACD)\) và \((MNP)\).

Suy ra \(NE = (MNP) ∩ (ACD)\).

Trong mặt phẳng \((ACD)\), nối NE cắt CD tại I.

Khi đó \(I ∈ CD\) và \(I ∈ NE ⊂ (MNP)\)

- Ta có: \(P ∈ BC\), mà \(BC ⊂ (BCD)\) nên \(P ⊂ (BCD)\)

Lại có \(P ∈ (MNP)\)

Do đó P là giao điểm của \((BCD)\) và \((MNP)\).

Mặt khác: \(MN ∩ BD = {F}\).

               \(MN ⊂ (MNP)\);

               \(BD ⊂ (BCD)\).

Do đó F là giao điểm của \((BCD)\) và \((MNP)\).

Suy ra \(PF = (BCD) ∩ (MNP)\).

Trong mặt phẳng \((BCD)\), gọi giao điểm của CD với PF là I.

Khi đó \(I ∈ CD\), mà \(CD ⊂ (ACD)\)

        \(I ∈ PF\), mà \(PF ⊂ (MNP)\)

Suy ra I là giao điểm của hai mặt phẳng \((MNP)\) và \((ACD)\).

Hay I nằm trên giao tuyến NE của \((MNP)\) và \((ACD)\).

Do đó \(I ∈ NE\).

Vậy ba đường thẳng \(NE, PF, CD\) cùng đi qua điểm I.

-- Mod Toán 11 HỌC247

Nếu bạn thấy hướng dẫn giải Luyện tập 6 trang 93 SGK Toán 11 Cánh diều Tập 1 - CD HAY thì click chia sẻ 
 
 

Bài tập SGK khác

Chưa có câu hỏi nào. Em hãy trở thành người đầu tiên đặt câu hỏi.

NONE
OFF