OPTADS360
ATNETWORK
RANDOM
ON
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Bài tập 16 trang 103 SGK Hình học 11 NC

Bài tập 16 trang 103 SGK Hình học 11 NC

Cho hình tứ diện ABCD có AB, BC, CD đôi một vuông góc và AB = a, BC = b, CD = c.

a. Tính độ dài AD.

b. Chỉ ra điểm cách đều A, B, C, D

c. Tính góc giữa đường thẳng AD và mặt phẳng (BCD), góc giữa đường thẳng AD và mặt phẳng (ABC).

AMBIENT-ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 

Hướng dẫn giải chi tiết

Giải Toán 11 nâng cao | Giải bài tập Toán lớp 11 nâng cao

a) Ta có: CD ⊥ BC và CD ⊥ AB nên CD ⊥ (ABC)

mà AC ⊂ (ABC) do đó CD ⊥ AC.

Trong tam giác vuông ABC ta có:

\(A{C^2} = A{B^2} + B{C^2} = {a^2} + {b^2}\)

Trong tam giác vuông ACD ta có:

\(\begin{array}{l}
A{D^2} = A{C^2} + C{D^2} = {a^2} + {b^2} + {c^2}\\
 \Rightarrow AD = \sqrt {{a^2} + {b^2} + {c^2}} 
\end{array}\)

b) Ta có: AB ⊥ BC và AB ⊥ CD suy ra AB ⊥ (BCD) do đó AB ⊥ BD.

Gọi I là trung điểm AD ta có IC = IA = IB = ID.

Vậy I cách đều A, B, C, D.

c) Ta có: AB ⊥ (BCD) ⇒ BD là hình chiếu của ADAD trên (BCD)

Khi đó:

\(\widehat {\left( {AD,\left( {BCD} \right)} \right)} = \widehat {\left( {AD,BD} \right)} = \widehat {ADB}\)

Xét tam giác ABD vuông tại B thì 

\(\sin \widehat {ADB} = \frac{{AB}}{{AD}} = \frac{a}{{\sqrt {{a^2} + {b^2} + {c^2}} }}\)

\( \Rightarrow \widehat {(AD,(BCD))} = arcsin\frac{a}{{\sqrt {{a^2} + {b^2} + {c^2}} }}\)

Lại có DC ⊥ (ABC) ⇒ AC là hình chiếu của AD trên (ABC)

Khi đó 

\(\widehat {\left( {AD,\left( {ABC} \right)} \right)} = \widehat {\left( {AD,AC} \right)} = \widehat {DAC}\)

Xét tam giác ACD vuông tại C thì 

\(\sin \widehat {DAC} = \frac{{CD}}{{AD}} = \frac{c}{{\sqrt {{a^2} + {b^2} + {c^2}} }}\)

\( \Rightarrow \widehat {(AD,(ABC))} = arcsin\frac{c}{{\sqrt {{a^2} + {b^2} + {c^2}} }}\)

-- Mod Toán 11 HỌC247

Nếu bạn thấy hướng dẫn giải Bài tập 16 trang 103 SGK Hình học 11 NC HAY thì click chia sẻ 
 
 

Bài tập SGK khác

  • Dương Hoàng Lan Anh

    Cho hình chóp S.ABCD có đáy là hình vuông cạnh bằng a, SA ⊥ (ABCD) và SA = a√2. Gọi (α) là mặt phẳng qua A và vuông góc với SC, (α) cắt SB, SC, SD lần lượt tại M, N, P.

    1. Chứng minh AM ⊥ SB, AP ⊥ SD và SM.SB = SN.SC = SP.SD = SA2
    2. Chứng minh tứ giác AMNP nội tiếp được và có 2 đường chéo vuông góc với nhau.
    3. Gọi O là giao điểm của AC và BD, K là giao điểm của AN và MP. Chứng minh rằng ba điểm S, K, O thẳng hàng.
    4. Tính diện tích tứ giác AMNP.
    Theo dõi (0) 0 Trả lời
  • Dương Hoàng Lan Anh

    Cho hình chóp S.ABCD có đáy là hình vuông cạnh bằng a, SA ⊥ (ABCD) và SA = a√2. Vẽ đường cao AH của tam giác SAB.

    a) Chứng minh: SH/SB = 2/3.

    b) Gọi (α) là mặt phẳng qua A và vuông góc với SB, (α) cắt hình chóp S.ABCD theo thiết diện là hình gì ? Tính diện tích của thiết diện.

    Theo dõi (0) 1 Trả lời
  • VIDEO
    YOMEDIA
    Trắc nghiệm hay với App HOC247
    YOMEDIA
    Dương Hoàng Lan Anh

    Cho tứ diện S.ABC có ABC là tam giác đều cạnh a, SA vuông góc với (ABC) và SA = a. Gọi (α) là mặt phẳng đi qua trung điểm M của SC và vuông góc với AB. Tìm thiết diện của tứ diện S.ABC với mặt phẳng (α) và tính diện tích của thiết diện đó.

    Theo dõi (0) 0 Trả lời
  • Nguyễn Cầm
    ..

    Theo dõi (0) 0 Trả lời
  • ADMICRO
    Thùy Hoàng

    Theo dõi (1) 0 Trả lời
  • Yumi Katana


    Cho hình chóp sabcd, đáy abcd là hình chữ nhật, sa vuông với đáy, sa=acan3, ab=a, ad=2a. Tính góc giữa sb và (scd)

    Theo dõi (0) 5 Trả lời
NONE
OFF