OPTADS360
NONE
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Tin học 11 Cánh Diều Chủ đề A Bài 3: Khái quát về hệ điều hành


Mời các em cùng tham khảo nội dung Bài 3: Khái quát về hệ điều hànhTrong bài học này, các em sẽ nắm được các kiến thức về lịch sử và đặc điểm của hệ điều hành, mối quan hệ giữa phần cứng, hệ điều hành và phần mềm ứng dụng đồng thời trình bày được sơ lược về một số hệ điều hành tiêu biểu và sử dụng được một số tiện ích có sẵn của hệ điều hành để nâng cao hiệu suất sử dụng máy tính. HỌC247 hi vọng các em sẽ có thêm những kiến thức thú vị sau bài học.

ADMICRO/lession_isads=0
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Hệ điều hành, vai trò và chức năng của hệ điều hành

- Hệ điều hành (OS) là tập các chương trình điều khiển và xử lý giao tiếp giữa thiết bị và phần mềm.

- OS cũng quản lý thiết bị, phân phối tài nguyên và điều khiển quá trình xử lý.

- Phần cứng, OS và phần mềm ứng dụng tạo thành hệ thống máy tính, phục vụ người dùng.

Hình 1 minh hoạ mối quan hệ giữa phần cứng, hệ điều hành, phần mềm ứng dụng trong máy tính và những người dùng máy tính.

 

Lý thuyết Tin học 11 Bài 3 (Cánh diều): Khái quát về hệ điều hành (ảnh 1)

 

- Các phần mềm ứng dụng bao gồm các ứng dụng văn phòng, duyệt web, xử lí hình ảnh, và phát triển phần mềm. Chúng phải tương thích với hệ điều hành (OS) để hoạt động.

- Các phần mềm hệ thống dùng để thiết kế và điều khiển phần cứng máy tính, bao gồm các trình điều khiển thiết bị.

- OS là trung gian giữa phần mềm ứng dụng, phần cứng, và người dùng máy tính. Nó giúp quản lí thiết bị và tài nguyên, cũng như cung cấp giao diện cho người dùng.

- Các chức năng cơ bản của hệ điều hành:

 + Quản lí tệp: Tạo và tổ chức, truy cập, chia sẻ và bảo vệ các tệp trên bộ nhớ ngoài.

 + Quản lí thiết bị: Nhận biết và kết nối các thiết bị ngoại vi, tự động cài đặt trình điều khiển và ngắt kết nối khi tháo thiết bị.

 + Quản lí tiến trình: Tạo và điều khiển các tiến trình, phối hợp hoàn thành nhiệm vụ và huỷ bỏ khi kết thúc.

 + Giao tiếp: Qua câu lệnh, giao diện đồ hoạ, tiếng nói.

 + Bảo vệ: Hạn chế sai lầm và bảo vệ thông tin lưu trữ.

 

1.2. Sơ lược lịch sử phát triển của hệ điều hành qua các thế hệ máy tính 

Máy tính thế hệ đầu tiên: không có hệ điều hành, các chương trình viết bằng ngôn ngữ máy và việc điều khiển máy tính thực hiện bằng cách nối dây trên các bảng cắm nối.

Máy tính thế hệ thứ hai: có hệ điều hành cho phép thực hiện một chương trình của người dùng tại mỗi thời điểm, và được bổ sung các chương trình phục vụ như nạp, dịch và thực hiện chương trình ứng dụng, đồng thời hỗ trợ thiết bị ngoại vi.

Máy tính thế hệ thứ ba: có OS đa nhiệm, cho phép thực hiện nhiều chương trình cùng một lúc thông qua cơ chế phân chia thời gian. OS IBM 360/370 là tiêu biểu cho giai đoạn này. OS cũng có khả năng quản lí giao tiếp với nhiều người dùng và điều hành mạng.

Máy tính thế hệ thứ tư: phát triển trên hai khuynh hướng là máy tính cá nhân và siêu máy tính, với các loại OS tương ứng.

 

1.3. Một số hệ điều hành tiêu biểu

a) Hệ điều hành cho máy tính cá nhân

- MS DOS và Windows là các OS thương mại tiêu biểu cho dòng máy tính với CPU Intel.

- MS DOS là OS đơn chương trình, tổ chức thông tin theo đơn vị quản lí là file, theo cấu trúc thư mục phân cấp dạng cây.

- Windows sử dụng giao diện đồ hoạ thân thiện và cơ chế chỉ định bằng chuột đã trở thành chuẩn.

- OS Windows và MacOS phổ biến trên máy tính cá nhân từ năm 1995.

- Windows 95 là một bước tiến lớn với giao diện đẹp, các tiện ích như menu Start, Taskbar, Shortcut.

- Windows 2000 Server hỗ trợ nhiều công cụ quản trị mạng và dịch vụ kết nối Internet.

- Windows có nhiều phiên bản được phát hành từ Windows XP đến Windows 11.

- Hệ điều hành cho máy tính bảng và điện thoại thông minh tập trung vào công cụ quản lí thông tin cá nhân và giải trí.

 

b) Hệ điều hành cho máy tính lớn

- OS UNIX xuất hiện từ thế hệ máy tính thứ ba, được sử dụng chủ đạo cho các máy tính lớn, siêu máy tính.

- UNIX là OS đa nhiệm, nhiều người dùng, đảm bảo an toàn cho các chương trình cùng thực hiện đồng thời trên một máy tính.

- UNIX được viết bằng ngôn ngữ lập trình C, cung cấp các lệnh thao tác với file, thư mục, các phương tiện lập trình, quản trị hệ thống.

- UNIX sử dụng giao thức mạng TCP/IP phục vụ truyền thông tốt.

- UNIX cho phép máy tính thực hiện các chương trình lớn hơn bộ nhớ của nó nhờ có chế độ vận hành bộ nhớ ảo.

 

1.4. Hệ điều hành nguồn mở 

a) Hệ điều hành LINUX

- Linus Benedict Torvalds bắt đầu dự án hạt nhân của OS LINUX vào năm 1991.

 

 

- LINUX là OS nguồn mở, viết trên ngôn ngữ C và được cung cấp miễn phí toàn bộ mã nguồn các chương trình hệ thống.

- LINUX được phát hành theo giấy phép công cộng GNU để tạo ra một OS miễn phí với đầy đủ chức năng và thuận lợi cho việc bản địa hoá và tạo giao diện theo tiếng địa phương.

- Sau đây là một số mốc phát triển của OS LINUX:

 + Năm 1994: LINUX phiên bản 1.0 được phát hành.

 + Năm 1996: LINUX phiên bản 2.0 ra đời, hỗ trợ nhiều bộ vi xử lý.

Nhiều công ty lớn như IBM, Compaq và Oracle bắt đầu hỗ trợ LINUX.

 + Năm 1998: LINUX xuất hiện trong Top 500 siêu máy tính nhanh nhất và tất cả Top 500 siêu máy tính đều chạy LINUX vào năm 2017.

 + Phiên bản 3.0 (năm 2011), 4.0 (năm 2015) và 5.0 (năm 2019) của nhân LINUX được phát hành.

 

b) Hệ điều hành Android

- Android là OS nguồn mở dành cho thiết bị di động có màn hình cảm ứng, dựa trên nền tảng của LINUX.

- OS Android được bắt đầu phát triển từ năm 2003, điện thoại thông minh HTC Dream chạy OS Android 1.0 ra đời vào cuối năm 2008.

- Từ năm 2015, Google đã đưa ra phiên bản OS Android cài đặt cho ô tô và ti vi.

- Google quyết định chuyển sang đánh số thứ tự thay vì dùng các icon bánh kẹo từ phiên bản Android 10 phát hành vào năm 2019.

 

 

- OS Android 11 ra mắt vào tháng 6 năm 2020, Android 12 được công bố lần đầu tiên vào tháng 2 năm 2021, và Android 13 được phát hành cho công chúng vào ngày 15 tháng 8 năm 2022.

 

1.5. Thực hành tìm hiểu về hệ điều hành

Tìm hiểu các khả năng của máy tính và sử dụng một số tiện ích có sẵn của hệ điều hành để nâng cao hiệu suất sử dụng máy tính.

Nhiệm vụ 1. Tìm hiểu các khả năng của máy tính hay điện thoại (ưu tiên tìm hiểu hệ điều hành Android hay iOS).

 a) Khả năng phát âm thanh và video.

 b) Thử nghiệm chụp ảnh ở chế độ chụp ảnh toàn cảnh, ghi ảnh, xem lại và chia sẻ cho người khác.

Nhiệm vụ 2. Một số tổ hợp phím tắt của hệ điều hành Windows cho phép người dùng thao tác nhanh hơn khi dùng chuột. Hãy khám phá tác dụng của một số phím tắt dưới dây và mô tả các bước thao tác bằng chuột để có kết quả tương tự.

 a) Ctrl + Win + O: bật/tắt bàn phím ảo trên màn hình.

 b) Alt + Tab: chuyển cửa sổ đang hoạt động.

 c) Win + D: chuyển sang màn hình nền.

 d) Win + H: bật/tắt micro.

 e) Win + . (hoặc ;): bật tắt cửa sổ chứa các biểu tượng cảm xúc.

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA

Bài tập minh họa

Hãy nêu các nhóm chức năng cơ bản của hệ điều hành?

 

Hướng dẫn giải

- Hệ điều hành của các loại máy tính nói chung có 5 nhóm chức năng cơ bản sau:

 + Quản lí tệp: Tạo và tổ chức, truy cập, chia sẻ và bảo vệ các tệp trên bộ nhớ ngoài.

 + Quản lí thiết bị: Nhận biết và kết nối các thiết bị ngoại vi, tự động cài đặt trình điều khiển và ngắt kết nối khi tháo thiết bị.

 + Quản lí tiến trình: Tạo và điều khiển các tiến trình, phối hợp hoàn thành nhiệm vụ và huỷ bỏ khi kết thúc.

 + Giao tiếp: Qua câu lệnh, giao diện đồ hoạ, tiếng nói.

 + Bảo vệ: Hạn chế sai lầm và bảo vệ thông tin lưu trữ.

ADMICRO

3. Luyện tập Bài 3 SGK Tin học 11 Cánh Diều

Học xong bài này, em sẽ:

- Trình bày được một cách khái quát mối quan hệ giữa phần cứng, hệ điều hành và phần mềm ứng dụng.

- Nêu được sơ lược lịch sử phát triển, vai trò và chức năng cơ bản của hai hệ điều hành thông dụng.

- Trình bày được sơ lược về một số hệ điều hành tiêu biểu.

- Sử dụng được một số tiện ích có sẵn của hệ điều hành để nâng cao hiệu suất sử dụng máy tính.

3.1. Trắc nghiệm Bài 3 SGK Tin học 11 Cánh Diều

Như vậy là các em đã xem qua bài giảng Bài 3 Chủ đề A Tin học 11 Cánh Diều Tin học ứng dụng. Để củng cố kiến thức bài học mời các em tham gia bài tập trắc nghiệm Trắc nghiệm Tin học 11 Cánh Diều Chủ đề A Bài 3.

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập Bài 3 SGK Tin học 11 Cánh Diều

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Tin học 11 Cánh Diều Chủ đề A Bài 3 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Khởi động trang 13 SGK Tin học 11 Cánh diều - CD

Hoạt động 1 trang 13 SGK Tin học 11 Cánh diều - CD

Hoạt động 2 trang 15 SGK Tin học 11 Cánh diều - CD

Nhiệm vụ 1 trang 18 SGK Tin học 11 Cánh diều - CD

Nhiệm vụ 2 trang 18 SGK Tin học 11 Cánh diều - CD

Vận dụng trang 18 SGK Tin học 11 Cánh diều - CD

Câu hỏi 1 trang 18 SGK Tin học 11 Cánh diều - CD

Câu hỏi 2 trang 18 SGK Tin học 11 Cánh diều - CD

Câu hỏi 3 trang 18 SGK Tin học 11 Cánh diều - CD

4. Hỏi đáp Bài 3 SGK Tin học 11 Cánh Diều

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Tin học của HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

-- Mod Tin Học 11 HỌC247

NONE
OFF