OPTADS360
NONE
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Tin học 11 Cánh diều Chủ đề A Bài 1: Bên trong máy tính


Mời các em tìm hiểu nội dung Bài 1: Bên trong máy tính. Bài học này hứa hẹn sẽ giúp các em khám phá các thiết bị trong máy và biết về sơ đồ các mạch logic AND, OR, NOT, phép tính toán nhị phân. HỌC247 hy vọng rằng thông qua phần Tin học ứng dụng này, các em sẽ có cơ hội thu thập những kiến thức bổ ích và thú vị, giúp mở rộng kiến thức và kỹ năng trong lĩnh vực Tin học.

ADMICRO/lession_isads=0
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Các cổng logic và tính toán nhị phân

a) Cổng logic

- Các cổng logic là thành phần cơ bản thực hiện mọi tính toán trong máy tính, được tạo ra bằng cách kết hợp các bóng bán dẫn để thực hiện chức năng bật hoặc tắt mạch đơn giản, tương ứng với hai giá trị 0 và 1.

- Các cổng logic được đặt tên tương ứng với chức năng thực hiện, bao gồm cổng AND, cổng OR, cổng NOT, cổng XOR,... Bảng 1 liệt kê một số loại cổng logic thông dụng và bảng hoạt động tương ứng của chúng được gọi là bảng chân lý.

 

Lý thuyết Tin học 11 Bài 1 (Cánh diều): Bên trong máy tính (ảnh 1)

 

- Cổng AND thực hiện chức năng nhân logic, ví dụ như để đèn F sáng thì cả công tắc A và công tắc B đồng thời phải đóng, nếu một trong hai công tắc mở thì đèn F tắt.

 

b) Thực hiện phép toán nhị phân với mạch logic

Các phép toán trên hệ nhị phân thực hiện giống như trên hệ thập phân.

 

 

- Cộng hai số nhị phân 1 bit được thực hiện bằng bảng chân lí mạch cộng.

 

 

- Sơ đồ mạch logic để thực hiện phép cộng hai số nhị phân 1 bit được lập từ bảng chân lí mạch cộng.

 

 

- Phép cộng hai số nhị phân dài nhiều bit được thực hiện bằng cách cộng từng cặp bit từ phải sang trái và có bit nhớ.

 

 

- Mạch cộng đầy đủ (FA) có ba đầu vào là A, B và bit nhớ mang sang C và hai đầu ra là bit tổng S và bit nhớ C... Mạch cộng đầy đủ là ghép nối hai mạch cộng 1 bit.

- Các cổng logic AND, XOR có thể kết hợp để thực hiện phép tính cộng nhị phân và các mạch logic khác có thể được tạo thành từ các cổng logic cơ bản.

 

1.2. Những bộ phận chính bên trong máy tính

- Máy tính bao gồm nhiều loại như: để bàn, xách tay, bảng. Bên trong thân máy tính chứa các bộ phận chính: bảng mạch chính, CPU, RAM, ROM, thiết bị lưu trữ. Tốc độ và dung lượng của chúng ảnh hưởng đến hiệu năng của máy.

- Bảng mạch chính (Mainboard) có đế cắm CPU, ROM, các khe cắm RAM, các khe cắm ổ cứng và một số khe cắm khác. Nó làm nền tảng giao tiếp giữa CPU, RAM và các linh kiện khác.

 

 

- CPU (Central Processing Unit – bộ xử lí trung tâm) đóng vai trò bộ não của máy tính; tìm nạp lệnh, giải mã và thực thi lệnh cho máy tính.

 

 

- RAM (Random Access Memory bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên) lưu trữ dữ liệu tạm thời trong quá trình tính toán, dữ liệu sẽ bị mất khi máy tính mất điện hoặc khởi động lại.

 

 

- ROM (Read Only Memory – bộ nhớ chỉ đọc)lưu trữ chương trình khởi động máy tính.

- Thiết bị lưu trữ dùng để lưu trữ dữ liệu lâu dài và không bị mất khi máy tính tắt nguồn. HDD, SSD hoặc USB được sử dụng để lưu trữ dữ liệu.

 

 

- Dung lượng lưu trữ dữ liệu của máy tính là tổng dung lượng của ổ cứng HDD, ổ cứng SSD không bao gồm dung lượng lưu trữ của RAM, có thể lên tới hàng TB.

 

1.3. Hiệu năng của máy tính

- Hiệu năng máy tính phụ thuộc vào thông số kĩ thuật và đồng bộ giữa các bộ phận.

- Tốc độ CPU và dung lượng RAM là chỉ số quan trọng đánh giá hiệu năng máy tính.

- Tốc độ CPU được đo bằng Hz và số nhân (core) càng nhiều thì hiệu năng càng tốt.

- Dung lượng RAM được đo bằng Byte và càng lớn thì hiệu năng càng cao.

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA

Bài tập minh họa

Hãy nêu đặc điểm về các cổng logic?

 

Hướng dẫn giải:

- Cổng logic AND: Đầu ra bằng 1, khi tất cả đầu vào bằng 1.

- Cổng logic OR: Đầu ra bằng 1, khi một trong các đầu vào bằng 1.

- Cổng logic NOT: Đầu ra có giá trị đảo lại giá trị đầu vào.

- Cổng logic XOR: Đầu ra bằng 1, khi hai đầu vào khác nhau.

ADMICRO

3. Luyện tập Bài 1 SGK Tin học 11 Cánh Diều

Học xong bài này, em sẽ:

- Nhận biết được sơ đồ của các mạch logic AND, OR, NOT.

- Giải thích được vai trò của các mạch logic trong thực hiện các tính toán nhị phân.

- Nêu được tên, nhận diện được hình dạng, mô tả được chức năng và giải thích được đơn vị đo hiệu năng của các bộ phận chính bên trong máy tính.

3.1. Trắc nghiệm Bài 1 SGK Tin học 11 Cánh Diều

Như vậy là các em đã xem qua bài giảng Bài 1 Chủ đề A Tin học 11 Cánh Diều. Để củng cố kiến thức bài học mời các em tham gia bài tập trắc nghiệm Trắc nghiệm Tin học 11 Cánh diều Chủ đề A Bài 1.

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập Bài 1 SGK Tin học 11 Cánh Diều

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Tin học 11 Cánh diều Chủ đề A Bài 1 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Khởi động trang 5 SGK Tin học 11 Cánh diều - CD

Hoạt động 1 trang 5 SGK Tin học 11 Cánh diều - CD

Hoạt động 2 trang 7 SGK Tin học 11 Cánh diều - CD

Luyện tập 1 trang 9 SGK Tin học 11 Cánh diều - CD

Luyện tập 2 trang 9 SGK Tin học 11 Cánh diều - CD

Vận dụng trang 9 SGK Tin học 11 Cánh diều - CD

Câu hỏi trang 9 SGK Tin học 11 Cánh diều - CD

4. Hỏi đáp Bài 1 SGK Tin học 11 Cánh Diều

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Tin học của HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

-- Mod Tin Học 11 HỌC247

NONE
OFF