OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
UREKA
Banner-Video
IN_IMAGE

Tuần 34 - Tập đọc: Lớp học trên đường - Tiếng Việt 5


Bài giảng Lớp học trên đường giúp các em rèn luyện kĩ năng đọc trôi chảy, lưu loát. Bước đầu biết đọc diễn cảm một bài văn có nội dung: Ca ngợi tấm lòng nhân từ, quan tâm giáo dục trẻ của cụ Vi-ta-li, sự khao khát và quyết tâm học tập của cậu bé nghèo Rê-mi.

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Hướng dẫn luyện đọc Lớp học trên đường

a. Luyện đọc

  • Đọc đúng các từ khó:
    • Cụ Vi- ta- li, Ca- pi, Rê- mi, vẫy vẫy, sao nhãng, ngày một ngày hai, tấn tới, đắc chí, sao nhãng.
  • Đọc lưu loát toàn bài, biết đọc bài với giọng giọng kể nhẹ nhàng, cảm xúc; lời cụ Vi- ta- li khi ôn tồn, điềm đạm; khi nghiệm khắc (lúc khen con chó với ý chê trách Rê- mi), lúc nhân từ, cảm động (khi hỏi Rê- mi có thích học nhạc không và nhận được lời đáp của cậu); lời đáp của Rê- mi dịu dàng, đầy cảm xúc. Ngắt nghỉ hơi sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở các từ gợi tả, gợi cảm.

b. Đọc - hiểu

  • Hiểu các từ ngữ khó trong bài:
    • Mẩu chyện trên trích từ tiểu thuyết KHông gia đình của nhà văn Pháp Héc-to Ma-lô viết về cuộc đời lưu lạc của cú bé Rê-mi. Bị bắt cóc và vứt ra lề đường từ lúc mới sinh, Rê-mi được một gia đình nghèo nuôi, rồi được chủ một gánh xiếc rong là cụ Vi-ta-li dìu dắt nên người. Trải qua bao thăng trầm, cuối cùng cậu đã tìm được gia đình và sống hạnh phúc bên những người ruột thịt.
    • Ngày một ngày hai: nhanh chóng, có kết quả ngay.
    • Đắc chí: tỏ ra thích thú vì đạt được mong muốn.
    • Sao nhãng: quênđi, không để tâm vào việc phải làm.
  • Bố cục
    • Chia làm 3 đoạn
      • Đoạn 1: Từ đầu đến … "Không phải ngày một ngày hai mà đọc được”.
      • Đoạn 2: "Khi dạy tôi""vẫy vẫy cái đuôi”.
      • Đoạn 3: Phần còn lại.
  • Nội dung
    • Câu chuyện ca ngợi tấm lòng nhân từ, quan tâm giáo dục trẻ của cụ Vi- ta- li, khao khát và quyết tâm học tập của cậu bé nghèo Rê- mi.

1.2. Hướng dẫn trả lời câu hỏi Lớp học trên đường

Câu 1 (trang 154 sgk Tiếng Việt 5): Rê-mi học chữ trong hoàn cảnh như thế nào?

Gợi ý:

  • Rê-mi học chữ trên đường hai thầy trò đi hát rong kiếm sống.

Câu 2 (trang 154 sgk Tiếng Việt 5): Lớp học của Rê-mi có gì ngộ nghĩnh ?

Gợi ý:

  • Lớp học của Rê-mi rất đặc biệt học trò là Rê-mi và chú chó Ca-pi. Sách là những miếng gỗ khắc chữ được cắt từ mảnh gỗ nhặt được trên đường. 

Câu 3 (trang 154 sgk Tiếng Việt 5):Tìm những chi tiết cho thấy Rê-mi là một cậu bé rất hiếu học.

Gợi ý:

  • Những chi tiết cho thấy Rê-mi là một cậu bé rất hiếu học là lúc nào trong túi Rê-mi cũng đầy những rniẽng gỗ đẹp, chẳng bao lâu Rê-mi thuộc tất cả các chữ cái. Bị thầy chê trách, “Ca-pi sẽ biết đọc trước Rê-mi”. Từ đó Rê-mi quyết chí học. Nhờ vậy Rê-mi biết đọc chữ, chuyển sang học nhạc trong khi Ca-pi chỉ biết viết tên mình băng cách rút những chữ gỗ. 

Câu 4 (trang 154 sgk Tiếng Việt 5): Qua câu chuyện này, em có suy nghĩ gì về quyền học tập của trẻ em?

Gợi ý:

  • Qua câu chuyện này, em có suy nghĩ là trẻ em cần được dạy dỗ học hành.
ADMICRO
ADMICRO
  • Thông qua bài giảng Tập đọc: Lớp học trên đường, các em cần nắm được:
    • Cách đọc lưu loát toàn bài với giọng nhẹ nhàng, cảm xúc.
    • Hiểu được các từ ngữ khó trong bài.
    • Nắm được những ý chính của câu chuyện: Câu chuyện ca ngợi tấm lòng nhân từ, quan tâm giáo dục trẻ của cụ Vi- ta- li, khao khát và quyết tâm học tập của cậu bé nghèo Rê- mi.
  • Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm bài giảng Chính tả: Nhớ - viết: Sang năm con lên bảy cho tiết học tiếp theo.
NONE
OFF