OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
UREKA
Banner-Video
IN_IMAGE

Tuần 9 - Tập đọc: Cái gì quý nhất? - Tiếng Việt 5


Qua bài giảng Tập đọc: Cái gì quý nhất? giúp các em đọc lưu loát một câu chuyện. Đồng thời, hiểu được nội dung của câu chuyện: Hiểu vấn đề tranh luận và ý được khẳng định qua tranh luận: Người lao động là quý nhất.

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Hướng dẫn cách đọc Cái gì quý nhất?

a. Luyện đọc

  • Phát âm
    • cuộc tranh luận, quý, đắt, hiếm
  • Đọc diễn cảm
    • "Theo tớ,/ quý nhất là lúa gạo.// Các cậu có thấy ai / không ăn mà sống được không?"//

b. Đọc - hiểu

  • Giải nghĩa từ
    • Tranh luận: bàn cãi để tìm ra lẽ phải.
    • Phân giải: giải thích cho thấy rõ đúng sai, phải trái, lợi hại.
  • Bố cục: 3 phần
    • Đoạn 1: Từ đầu đến ……… "được không?".
    • Đoạn 2: Tiếp theo đến ……… "phân giải?".
    • Đoạn 3: Phần còn lại.
  • Nội dung chính
    • Người lao động là quý giá nhất.

1.2. Hướng dẫn trả lời câu hỏi Cái gì quý nhất?

Câu 1 (trang 86 sgk Tiếng Việt 5): Theo Hùng, Quý, Nam, cái quý nhất trên đời là gì?

Gợi ý:

  • Ý kiến của ba bạn về thứ quý nhất ở trên đời như sau:
    • Theo Hùng, lúa gạo là quý nhất trên đời.
    • Theo Quý, vàng là quý nhất trên đời. 
    • Theo Nam, thì giờ là quý nhất trên đời.

Câu 2 (trang 86 sgk Tiếng Việt 5): Mỗi bạn đưa ra lý lẽ như thế nào để bảo vệ ý kiến của mình?

Gợi ý:

  • Mỗi bạn đều đưa ra lí lẽ để bảo vệ ý kiến của mình:
    • Hùng: lúa gạo là quý nhất trên đời vì lúa gạo nuôi sống con người.
    • Quý: vàng là quý nhất trên đời vì có vàng là có tiền, có tiền mua được lúa gạo.
    • Nam: thì giờ là quý nhất trên đời vì có thì giờ mới làm ra được lúa gạo, vàng bạc.

Câu 3 (trang 86 sgk Tiếng Việt 5): Vì sao thầy giáo cho rằng người lao động mới là quý nhất?

Gợi ý:

  • Thầy giáo cho rằng người lao động là quý nhất vì: không có người lao động thì không có lúa gạo, vàng bạc và thì giờ cũng trôi qua một cách vô vị. 

Câu 4 (trang 86 sgk Tiếng Việt 5): Chọn tên gọi khác cho bài văn và nêu lý do vì sao em chọn tên gọi đó?

Gợi ý:        

  • Có thể đặt tên bài văn là "Cuộc tranh luận thú vị" vì nội dung bài thuật lại cuộc tranh luận thú vị giữa ba bạn nhỏ về câu hỏi: Cái gì quý nhất?
ADMICRO
ADMICRO
  • Thông qua bài giảng Tập đọc: Cái gì quý nhất?, các em cần nắm được
    • Biết đọc diễn cảm, lưu loát toàn bộ bài đọc.
    • Giọng đọc thay đổi linh hoạt, hợp với tính cách từng nhân vật.
    • Nội dung: Người lao động là quý giá nhất.
  • Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm bài giảng 
    Chính tả Nhớ - viết: Tiếng đàn ba-la-lai-ca trên sông Đà để có bước chuẩn bị thật tốt cho tiết học tiếp theo.

 

NONE
OFF