OPTADS360
AANETWORK
LAVA
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Tuần 23 - Luyện từ và câu: Nhân hóa. Ôn tập cách đặt và trả lời câu hỏi Như thế nào ? - Tiếng Việt 3


Để giúp các em có thêm sự hiểu biết về tiếng Việt, nhận biết rõ hơn về phép tu từ nhân hóa, cách đặt câu và trả lời câu hỏi Như thế nào trong tiếng Việt, Học247 mời các em tham khảo bài học Luyện từ và câu: Nhân hóa. Ôn tập cách đặt và trả lời câu hỏi Như thế nào? dưới đây. Chúc các em có thêm bài học hay và thú vị.

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt lý thuyết

Câu 1 (SGK trang 44-45, Tiếng Việt 3): Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi:

Đồng hồ báo thức

Bác kim giờ thận trọng

Nhích từng li, từng li

Anh kim phút lầm lì

Đi từng bước, từng bước.

 

Bé kim giây tinh nghịch

Chạy vút lên trước hàng

Ba kim cùng tới đích

Rung một hồi chuông vang.

HOÀI KHÁNH

a) Trong bài thơ trên, những vật nào được nhân hóa?

b) Những nhân vật ấy được nhân hoá như thế nào?

c) Em thích hình ảnh nào? Vì sao?

Gợi ý:

a) Trong bài thơ trên các vật sau được nhân hoá: kim giờ, kim phút, kim giây.

b) Những nhân vật ấy được nhân hoá bằng cách gọi là bác, là anh, là bé.

c) Em thích nhất hình ảnh:

"Bé kim giây tinh nghịch

Chạy vút lên trước hàng"

  • Vì hình ảnh này đã tả chiếc kim giây thật hay: nó vừa nhỏ bé, mảnh mai vừa chạy nhanh trên mặt đồng hồ tựa như một cậu bé rất nhanh nhẹn và tinh nghịch.

Câu 2 (SGK trang 45, Tiếng Việt 3): Dựa vào nội dung bài thơ trên, trả lời câu hỏi:

a) Bác kim giờ nhích về phía trước như thế nào?

b) Anh kim phút đi như thế nào?

c) Bé kim giây chạy lên trước hàng như thế nào?

Gợi ý:

a) Bác kim giờ nhích về phía trước từng li, từng li với vẻ rất thận trọng.

b) Anh kim phút đi từng bước, từng bước một cách ung dung nhưng nhanh hơn kim giờ.

c) Bé kim giây luôn tinh nghịch, nhanh chân chạy vút lên trước hàng.

Câu 3 (SGK trang 45, Tiếng Việt 3): Đặt câu hỏi cho các bộ phận câu được in đậm:

a) Trương Vĩnh Kí hiểu biết rất rộng.

b) Ê-đi-xơn làm việc miệt mài suốt ngày đêm.

c) Hai chị em thán phục nhìn chú Lý.

d) Tiếng nhạc nổi lên réo rắt.

Gợi ý: 

a) Trương Vĩnh Kí hiểu biết như thế nào?

b) Ê-đi-xơn làm việc như thế nào?

c) Hai chị em nhìn chú Lý như thế nào?

d) Tiếng nhạc nổi lên như thế nào?

ADMICRO
ADMICRO
  • Học xong bài này, các em cần nắm:
    • Ôn tập về phép nhân hóa.
    • Biết cách đặt và trả lời câu hỏi Như thế nào?
  • Các em có thể tham khảo thêm bài học Tập đọc: Chương trình xiếc đặc sắc để chuẩn bị cho bài học tiếp theo được tốt hơn.
NONE
OFF