OPTADS360
ATNETWORK
NONE
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Tuần 7 Kể chuyện: Người thầy cũ - Tiếng Việt 2


Bài học: Kể chuyện: Người thầy cũ nhằm giúp các em biết cách kể một câu chuyện đã học hoặc đã nghe. Từ đó, các em có thể trau dồi thêm vốn từ phong phú cho bản thân. Chúc các em có thêm bài học hay và thú vị.

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Câu 1 trang 57 SGK Tiếng Việt 2

Câu hỏi: Câu chuyện “Người thầy cũ” có những nhân vật nào?

Gợi ý: 

- Câu chuyện “Người thầy cũ” có những nhân vật : Bố Dũng, thầy giáo và Dũng.

1.2. Câu 2 trang 57 SGK Tiếng Việt 2

Câu hỏi: Kể lại toàn bộ câu chuyện.

Gợi ý: 

Trong quang cảnh nhộn nhịp của giờ ra chơi, xuất hiện giữa sân trường một chú bộ đội. Đó là bố của Dũng. Chú tìm đến lớp con trai mình để chào thầy giáo cũ.

Gặp thầy giáo, chú bỏ mũ ra, kính cẩn chào thầy. Thầy ngạc nhiên, chưa kịp nhận ra thì chú nói:

- Thưa thầy, em là Khánh, đứa học trò năm xưa trèo cửa sổ bị thầy phạt đây ạ.

- À, Khánh… Thầy nhớ ra rồi. Nhưng hôm ấy thầy có phạt em đâu.

- Vâng. Thầy không phạt nhưng thầy buồn. Thầy nói: “Trước khi làm việc gì cần phải nghĩ chứ ! Em về đi, thầy không phạt em đâu”.

Vào lớp, Dũng theo dáng bố và nghĩ: Bố cũng có lần mắc lỗi, thầy không phạt nhưng bố vẫn nhận ra đó là hình phạt và nhớ mãi. Nhớ để không bao giờ mắc lại nữa.

1.3. Câu 3 trang 57 SGK Tiếng Việt 2

Câu hỏi: Dựng lại phần chính của câu chuyện (đoạn 2) theo vai: người dẫn chuyện, chú bộ đội, thầy giáo.

Gợi ý: 

Em hãy dựng lại theo sự sắp xếp, phân vai của thầy cô. Chú ý:

- Vai bố Dũng: lễ phép.

- Vai thầy giáo: trầm ấm, dịu dàng.

- Vai Dũng: trong sáng, hồn nhiên.

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA
ADMICRO

Lời kết

- Học xong bài này, các em cần nắm:

+ Biết cách kể một câu chuyện đã nghe, đã đọc.

+ Trau dồi thêm vốn từ phong phú.

- Các em có thể tham khảo thêm bài học Chính tả: Tập chép: Người thầy cũ để chuẩn bị cho bài học tiếp theo được tốt hơn.

NONE
OFF