OPTADS360
ATNETWORK
NONE
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Giải Tiếng Việt 2 Bài 35: Ôn tập cuối năm SGK Cánh diều


Mời các em cùng tham khảo nội dung bài giảng Ôn tập cuối năm do HOC247 biên soạn sẽ giúp các em có thể tìm hiểu nắm vững nội dung kiến thức bài học.

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Ôn tập tiết 1-2

Đánh giá kĩ năng đọc thành tiếng, học thuộc lòng: Mỗi học sinh đọc một đoạn văn, đoạn thơ, khoảng 60 tiếng hoặc đọc thuộc lòng một đoạn thơ (bài thơ) đã học.

Hướng dẫn trả lời:

1. Học sinh luyện đọc với các bài đọc có trong sách giáo khoa:

- Đọc đúng từ, phát âm đúng các âm khó (tr, ch, s, x…)

- Ngắt nghỉ đúng chỗ

- Đọc diễn cảm (đặc biêt là các câu nói của nhân vật, các bài thơ)

2. Học sinh luyện đọc thêm với các đoạn văn, đoạn thơ bên ngoài sách giáo khoa như sách báo, truyện…

3. Học sinh chọn trong các bài thơ minh biết (trong hoặc ngoài sách giáo khoa để học thuộc)

1.2. Ôn tập tiết 3-4

Mùa xuân đến

Hoa mận vừa tàn thì mùa xuân đến. Bầu trời ngày càng thêm xanh. Nắng vàng ngày càng rực rỡ. Vườn cây lại đâm chồi, nảy lộc. Rồi vườn cây ra hoa. Hoa bưởi nồng nàn. Hoa nhãn ngọt. Hoa cau thoảng qua. Vườn cây lại đầy tiếng chim và bóng chim bay nhảy. Những thím chích chòe nhanh nhảu. Những chú khướu lắm điều. Những anh chào mào đỏm dáng. Những bác cu gáy trầm ngâm.

Chú chim sâu vui cùng vườn cây và các loài chim bạn. Nhưng trong trí nhớ thơ ngây của chú, còn mãi sáng ngời hình ảnh một cánh hoa mận trắng biết nở cuối đông để báo trước mùa xuân tới.

Nguyễn Kiên

Chú thích và giải nghĩa:

- Mận: loài cây có hoa trắng, quả màu nâu, vàng hay xanh nhạt, ăn có vị ngọt hoặc chua

- Nồng nàn: ý nói tỏa mùi thơm đậm đà, dễ chịu

- Khướu: loài chim đuôi dài, lông màu đen, hay hót

- Đỏm dáng: đẹp vẻ bề ngoài, có vẻ chải chuốt

- Trầm ngâm: có dáng lặng lẽ như đang suy nghĩ

Câu 1. Bầu trời và mọi vật thay đổi như thế nào khi mùa xuân đến?

Hướng dẫn trả lời:

Bầu trời ngày càng thêm xanh, nắng vàng ngày càng rực rỡ, vườn cây lại đâm chồi nảy lộc khi mùa xuân đến.

Câu 2. Xếp các từ sau vào nhóm thích hợp:

Hướng dẫn trả lời:

- Sự vật: hoa bưởi, hoa nhãn, chích chòe, cu gáy, chào mào.

- Hoạt động: nở, đến, bay nhảy, đâm chồi, nảy lộc.

- Đặc điểm: ngọt, nồng nàn, nhanh nhảu, đỏm dáng, trầm ngâm.

Câu 3. Tìm những từ chỉ đặc điểm giúp em cảm nhận được:

a) Hương vị riêng của mỗi loài hoa xuân.

b) Đặc điểm riêng của mỗi loài chim.

Hướng dẫn trả lời:

a) Hương vị riêng của mỗi loài hoa xuân: ngọt, nồng nàn

b) Đặc điểm riêng của mỗi loài chim: nhanh nhảu, đỏm dáng.

Câu 4. Đặt câu nói về đặc điểm của một loài hoa khi mùa xuân đến.

Hướng dẫn trả lời:

Đặt câu nói về đặc điểm của một loài hoa khi mùa xuân đến: Mùa xuân đến, hoa mận nở trắng cả núi đồi.

Câu 5. Nghe viết: Mùa xuân đến (từ đầu đến "Hoa cau thoảng qua").

1.3. Ôn tập tiết 5-6

Câu 1. Nghe, kể lại mẩu chuyện sau:

SOI GƯƠNG

Hạt giống tâm hồn

Gợi ý:

a) Câu chuyện xảy ra ở đâu?

b) Chú chó thứ nhất tính tình thế nào? Chú nhìn thấy gì trong gương và làm gì? Chú nghĩ gì khi ra khỏi ngôi nhà?

c) Chú chó thứ hai mặt mũi như thế nào? Chú nhìn thấy gì trong gương và làm gì? Chú nghĩ gì khi chạy khỏi ngôi nhà?

d) Câu chuyện giúp em hiểu điều gì?

Câu 2. Dấu câu nào phù hợp với ô trống: dấu chấm hay dấu chấm hỏi hay dấu chấm than?

Ông quạ hăng hái dạy Toán∎ Bọn trẻ cả xóm đều thích học ông. Chúng kháo nhau: "Thầy dạy hay tuyệt∎". Vì sao vậy∎ Rất đơn giản: Thầy dạy cộng trừ bằng các thứ hạt∎ Trò nào làm đúng thì được ăn số hạt đó.

Hướng dẫn trả lời:

Ông quạ hăng hái dạy Toán. Bọn trẻ cả xóm đều thích học ông. Chúng kháo nhau: "Thầy dạy hay tuyệt!". Vì sao vậy? Rất đơn giản: Thầy dạy cộng trừ bằng các thứ hạt. Trò nào làm đúng thì được ăn số hạt đó.

1.4. Ôn tập tiết 7-8

MÙA ĐÔNG NẮNG Ở ĐÂU

- Mùa hè nắng ở nhà ta
Mùa đông nắng đi đâu mất?

- Nắng ở xung quanh bình tích
Ở nước chè tươi cho bà
Bà nhấp một ngụm rồi “khà”
Nắng trong nước chè chan chát.

Nắng vào quả cam nắng ngọt
Trong suốt mùa đông vườn em
Nắng lặn vào trong mùi thơm
Của trăm ngàn bông hoa cúc.

Mà nắng cũng hay làm nũng
Ở trong lòng mẹ rất nhiều
Mỗi lần ôm mẹ, mẹ yêu
Em thấy ấm ơi là ấm!

Xuân Quỳnh

Chú thích và giải nghĩa:

- Bình tích (ấm tích): ấm sứ to, thường dùng để pha nước chè, nước vối

- Nước chè tươi: nước nấu hoặc pha bằng lá chè già mới hái.

Câu 1. Mùa đông, nắng ở những đâu?

Hướng dẫn trả lời:

Mùa đông nắng ở xung quanh bình tích, nắng vào quả cam.

Câu 2. Những từ nào có thể thay thế từ lặn trong câu thơ sau:

Nắng lặn vào trong mùi thơm
Của trăm ngàn bông hoa cúc.

Hướng dẫn trả lời:

Những từ có thể thay thế từ lặn là: chìm, nấp, ẩn.

Câu 3. Vì sao mỗi lần ôm mẹ và được mẹ yêu, bạn nhỏ thấy như có nắng trong vòng tay mẹ?

Hướng dẫn trả lời:

Vì nắng cũng hay làm nũng nên mỗi lần ôm mẹ bạn nhỏ thấy như có nắng trong vòng tay mẹ.

Câu 4. Em hiểu "ấm ơi là ấm" có nghĩa là gì?

Hướng dẫn trả lời:

Ấm ơi là ấm: Vừa có hơi ấm từ vòng tay của mẹ, vừa có hơi ấm từ tia nắng mùa đông.

Câu 5. Sử dụng cách nói “ấm ơi là ấm”, đặt câu với một trong các từ sau để thể hiện đánh giúa của em đối với một người, một vật hoặc một con vật.

Hướng dẫn trả lời:

Con voi khỏe ơi là khỏe!

1.5. Ôn tập tiết 9-10

A. Đọc thầm và làm bài tập

EM MUỐN LÀM CÔ GIÁO

1. Trưa ấy, Hà đến gặp thầy hiệu trưởng. Thầy vui vẻ hỏi:

- Em có việc gì đấy?

Hà ngồi trên ghế đối diện với thầy. Em nói chậm rãi, rành rọt, như người lớn:

- Thưa thầy, em muốn sau này sẽ làm cô giáo dạy ở trường mình ạ.

2. Hà tưởng thầy hiệu trưởng sẽ cười, nhưng thầy lại hỏi:

- Em chắc chắn nhé?

Hà gật đầu quả quyết:

- Em xin hứa sẽ làm mọi việc để giúp thầy ạ!

3. Nghe Hà hứa, thầy hiệu trưởng gật đầu. Thầy đưa bàn tay ra. Hai bàn tay nhỏ bé của Hà nắm lấy tay thầy. Hai thầy trò cùng cười. Em sẽ là cô giáo. Thật tuyệt!

Theo Ku-rô-y-a-na-gi (Phí Văn Gừng dịch)

Chú thích và giải nghĩa:

- Chậm rãi: hơi chậm, không vội vàng

- Rành rọt: nói rất rõ ràng

- Quả quyết: khẳng định chắc chắn, thể hiện sự quyết tâm

Câu 1: Đánh dấu vào trước câu trả lời đúng:

a) Hà xin gặp thầy hiệu trưởng để làm gì?

∎ Để bày tỏ ước mơ sau này trở thành cô giáo của trường.

∎ Để được ngồi đối diện với thầy.

∎ Để được bắt tay thầy.

b) Sau khi nghe Hà nói, thầy hiệu trưởng tỏ thái độ như thế nào?

∎ Thầy tỏ ra bất ngờ trước ý kiến của Hà.

∎ Thầy mỉm cười trước ý kiến ngộ nghĩnh của Hà.

∎ Thầy hỏi lại, rồi bắt tay Hà.

c) Bộ phận in đậm trong câu "Trưa ấy, Hà đến gặp thầy hiệu trưởng." trả lời cho câu hỏi nào?

∎ Ở đâu?

∎ Khi nào?

∎ Vì sao?

d) Câu nào dưới đây thể hiện quyết tâm của Hà?

∎ Em xin hứa sẽ làm mọi việc để giúp thầy ạ!

∎ Em chắc chắn nhé?

∎ Thật tuyệt!

Hướng dẫn trả lời:

a) Để bày tỏ ước mơ sau này trở thành cô giáo của trường.

b) Thầy hỏi lại, rồi bắt tay Hà.

c) Khi nào?

d) Em xin hứa sẽ làm mọi việc để giúp thầy ạ!

Câu 2: Viết 1 - 2 câu nhân xét về bạn Hà.

Hướng dẫn trả lời:

   Hà là một người dũng cảm đã nói ra mơ ước của mình với thầy hiệu trưởng và là người đầy quyết tâm sẽ thực hiện mơ ước của mình.

B. Viết

Câu 1: Nghe - viết: Mùa đông nắng ở đâu? (2 khổ thơ cuối).

Câu 2:

Chọn 1 trong 2 đề:

a) Viết một đoạn văn ngắn về cô giáo hoặc thầy giáo lớp 2 của em.

b) Viết một đoạn văn ngắn về người thân của em.

Hướng dẫn trả lời:

Năm học lớp Một, cô Trang là cô giáo chủ nhiệm của lớp em. Cô có mái tóc óng mượt, đôi mắt đen và sáng. Dáng người cô nhỏ nhắn và nhanh nhẹn. Giờ Toán, cô hướng dẫn chúng em đọc bài và trả lời câu hỏi. Giờ học Tiếng Việt, cả lớp chăm chú nghe cô giảng. Cô ân cần hướng dẫn chúng em tập viết. Em nhớ nhất là khi cô cười, nụ cười của cô giống hệt một tia nắng ấm áp truyền cho chúng em thêm hứng khởi học tập. Khi em và các bạn mắc lỗi, cô luôn nhắc nhở chúng em bằng giọng dịu dàng mà nghiêm trang. Chúng em rất yêu quý và kính trọng cô. Nghe lời cô chúng em chăm chỉ học.

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA
ADMICRO

Luyện tập

Qua bài học này sẽ giúp các em học sinh ôn luyện lại các nội dung đã được học trong chương trình Tiếng Việt 2 học kì 2 Kết nối tri thức để chuẩn bị thật tốt cho các kỳ thi sắp tới.

NONE
OFF