OPTADS360
ATNETWORK
NONE
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Giải Tiếng Việt 2 Bài 25: Đất nước chúng mình SGK Kết nối tri thức với cuộc sống


Nội dung bài học Đất nước chúng mình do HOC247 biên soạn nhằm giới thiệu về đất nước Việt Nam với 4 chủ đề bộ phận: giới thiệu chung, lịch sử đất nước, địa lí, khí hậu và trang phục truyền thống. Chúc các em học tốt!

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Hoạt động khởi động

Đoán xem các bạn nhỏ trong tranh nói gì?

Hướng dẫn trả lời:

- Đây là bản đồ đất nước chúng mình – đất nước Việt Nam. 

- Việt Nam ở chỗ này trên bản đồ thế giới. 

1.2. Đọc

Đất nước chúng mình

Việt Nam là đất nước tươi đẹp của chúng mình. Thủ đô nước mình là Hà Nội. Lá cờ Tổ quốc hình chữ nhật, nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh.

Việt Nam có những vị anh hùng có công lớn với đất nước như Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Quang Trung, Hồ Chí Minh,... Những con người ấy đã làm rạng danh lịch sử nước nhà.

Đất nước mình có ba miền Bắc, Trung, Nam với khí hậu khác nhau. Miền Bắc và miền Trung một năm có bốn mùa: xuân, hạ, thu, đông. Miền Nam có hai mùa: mùa mưa và mùa khô.

Trang phục truyền thống của người Việt Nam là áo dài, Áo dài thường được mặc trong dịp Tết hay lễ hội.

(Trung Sơn)

Câu 1: Sắp xếp các thẻ dưới đây theo trình tự các đoạn trong bài học:

Hướng dẫn trả lời:

Thứ tự: thẻ 2 – thẻ 3 – thẻ 1 – thẻ 4. 

Câu 2: Lá cờ Tổ quốc được tả như thế nào?

Hướng dẫn trả lời:

Lá cờ Tổ quốc ta có hình chữ nhật, nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng 5 cánh. 

Câu 3: Bài đọc nói đến những vị anh hùng nào của dân tộc ta? 

Hướng dẫn trả lời:

- Những vị anh hùng: Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Quang Trung, Hồ Chí Minh. 

Câu 4: Kể tên các mùa trong năm của ba miền đất nước?

Hướng dẫn trả lời:

- Miền Bắc và miền Trung 1 năm có 4 mùa: Xuân, hạ, thu, đông. 

- Miền Nam có 2 mùa: mùa mưa và mùa khô. 

* Luyện tập theo văn bản đọc: 

Câu 1: Tìm các tên riêng có trong bài đọc. 

Hướng dẫn trả lời:

Việt Nam, Hà Nội, Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Quang Trung, Hồ Chí Minh, Bắc, Trung, Nam. 

Câu 2: Dùng từ là kết hợp từ ngữ ở cột A với từ ngữ ở cột B để tạo câu giới thiệu. 

Hướng dẫn trả lời:

- Việt Nam là đất nước tươi đẹp của chúng mình.

- Thủ đô nước mình là Hà Nội.

- Trang phục truyền thống của người Việt là áo dài.

1.3. Viết

- Luyện viết chữ hoa: V

Hướng dẫn trả lời:

- Quan sát chữ viết hoa V (kiểu 2) : 

+ Độ cao: cỡ vừa 5 li, cỡ nhỏ 2,5 li. 

+ Gồm 1 nét viết liền là kết hợp của 3 nét cơ bản (nét móc hai đầu, nét cong phải, nét cong dưới nhỏ) 

- Cách viết chữ hoa V (kiểu 2): Đặt bút trên đường kẻ 5, viết nét móc hai đầu (đầu móc bên trái cuộn vào trong, đầu móc bên phải hướng ra ngoài), lượn bút lên viết tiếp nét cong phải (hơi duỗi), tới đường kẻ 6 thì lượn vòng trở lại viết nét cong dưới (nhỏ), cắt ngang nét cong phải, tạo một vòng xoắn nhỏ (cuối nét), dừng bút gần đường kẻ 6. 

- Luyện viết ứng dụng: Việt Nam có nhiều danh lam thắng cảnh.   

Hướng dẫn trả lời:

- Học sinh viết lưu ý chữ viết hoa, độ cao và khoảng cách của các con chữ. 

1.4. Nói và nghe

Câu 1: Nghe kể chuyện 

Thánh Gióng

(Theo Lê Trí Viễn)

Hướng dẫn trả lời:

- Tranh 1: Cậu bé Gióng không biết nói biết cười, không biết tự xúc ăn. 

- Tranh 2: Gióng nói với sứ giả: “Về bảo với vua rèn cho ta một con ngựa sắt, một thanh gươm sắt, một áo giáp sắt và một nón sắt, ta sẽ đánh đuổi giặc dữ cho!”. 

- Tranh 3: Gióng lớn nahnh như thổi, người cao to sừng sững. 

- Tranh 4: Sau khi đánh đuổi giặc Ân, Gióng cưỡi ngựa bay về trời. 

Câu 2: Kể lại từng đoạn của câu chuyện theo tranh. 

Hướng dẫn trả lời:

* Đoạn 1:

Thời Hùng Vương, có một người đàn bà đã lớn tuổi mà không có con cái. Một hôm, khi bà đi làm nương thì chợt thấy có một vệt chân lạ. Vì hiếu kì nên bà đã ướm thử vào vết chân lạ đó. Chẳng bao lâu thì bà có thai và sinh được một cậu bé. Bà đặt tên là Gióng. Gióng lên ba tuổi vẫn không biết nói cười, không biết xúc ăn, cứ đặt đâu là nằm đấy.

* Đoạn 2:

Năm ấy, giặc Ân sang cướp nước ta. Quân đội Vua Hùng đã nhiều phen xuất trận, nhưng không thể đánh đuổi được quân giặc. Trước tình hình ấy, vua đã phải sai sứ giả đi tìm người tài cứu nước.

Một hôm, sứ giả đi đến làng chú bé Gióng. Nghe thấy tiếng loa rao, Gióng bỗng dưng ngồi dậy rồi cất tiếng nói với mẹ rằng: “Mẹ ra gọi sứ giả vào đây cho con!”. Bà mẹ rất ngạc nhiên khi nghe thấy cậu con trai cất tiếng nói sau ba năm không biết nói biết cười. Nhưng thấy con quả quyết như vậy, bà mẹ cũng chiều ý con đi gọi sứ giả vào. Khi sứ giả bước vào, Giọng liền dõng dạc nói rằng: “Ông về bảo với nhà vua rèn cho ta một con ngựa sắt, một thanh gươm sắt, một áo giáp sắt và một nón sắt, ta sẽ đánh đuổi giặc dữ cho!”

Sứ giả lập tức về tâu vua. Vua lập tức cho thợ rèn ngựa, gươm, áo giáp và nón bằng sắt như lời Gióng nói.

* Đoạn 3:

Kể từ khi nói chuyện với sứ giả, Gióng ăn nhiều lắm, mẹ nấu thế nào cũng ăn hết sạch. Nhà hết gạo, bà con trong xóm làng cùng nhau thổi cơm nuôi Gióng ăn. Khi quân sĩ khiêng ngựa sắt đến làng, thì Gióng liền vươn vai biến thành một chàng trai cao to sừng sững, sức khỏe phi thường. Gióng bước ra khỏi nhà rồi hét lên: “Ta là tướng nhà trời!”

* Đoạn 4:

Thế rồi, Gióng mặc áo giáp sắt, từ biệt mẹ và nhảy lên ngựa. Chỉ trong chớp mắt, ngựa đã xông đến đồn giặc Chưa đầy một buổi, Gióng đã diệt xong quân giặc.

Diệt giặc xong, Gióng cưỡi ngựa đến chân núi Sóc Sơn. Rồi cả người lẫn ngựa bay thẳng lên trời.

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA

Bài tập minh họa

Nói với người thân điều em thấy thú vị nhất trong câu chuyện Thánh Gióng.  

Hướng dẫn trả lời:

Điều em thấy thú vị nhất trong câu chuyện Thánh Gióng là sau khi đánh đuổi được quân giặc xong, Gióng không hề quay lại nhận thưởng mà cưỡi ngựa đến chân núi Sóc Sơn rồi cả người lẫn ngựa bay thẳng về nhà trời. Điều này cho thấy Gióng là người không than công danh bổng lộc, em cảm thấy Giọng càng thêm phần vĩ đại hơn.

ADMICRO

Luyện tập

- Học xong bài này, các em cần nắm:

+ Đọc rõ ràng, rành mạch, lưu loát toàn bài Tập đọc.

+ Hiểu nội dung bài tập đọc Đất nước chúng mình

NONE
OFF