OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Đề thi giữa học kì 2 môn KHTN 6 CTST năm 2022-2023 trường THCS Phan Bội Châu

45 phút 30 câu 33 lượt thi

Câu hỏi trắc nghiệm (30 câu):

 

  • Câu 1: Mã câu hỏi: 433003

    Để tách chất lỏng không tan vào nhau ra khỏi nhau, ta dùng phương pháp tách chất nào sau đây?

    • A. Lọc.           
    • B. Cô cạn.    
    • C. Chiết.       
    • D. Chưng cất.
  • ADSENSE/
    QUẢNG CÁO
     
  • Câu 2: Mã câu hỏi: 433005

    Trong quá trình sản xuất tinh dầu hương nhu, người ta thu được được hỗn hợp tinh dầu hương nhu và nước. Làm thế nào để tách tinh dầu hương nhu ra khỏi nước?

    • A. Bay hơi.     
    • B. Chưng cất. 
    • C. Lọc.
    • D. Chiết.
  • Câu 3: Mã câu hỏi: 433006

    Để tách chất rắn không tan ra khỏi hỗn hợp lỏng, ta dùng phương pháp tách chất nào sau đây?

    • A. Cô cạn.      
    • B. Chiết.    
    • C. Chưng cất.
    • D. Lọc.
  •  
     
  • Câu 4: Mã câu hỏi: 433008

    Hỗn hợp chất rắn nào dưới đây có thể tách riêng dễ dàng từng chất bằng cách khuấy vào nước rồi lọc?

    • A. Đường và bột mì.              
    • B. Muối ăn và cát.
    • C. Muối ăn và đường.            
    • D. Cát và mạt sắt.
  • Câu 5: Mã câu hỏi: 433009

    Đặc điểm nào dưới đây chỉ có ở thực vật hạt kín mà không có ở các nhóm thực vật khác?

    • A. Sinh sản bằng hạt.             
    • B. Thân có mạch dẫn.
    • C. Có hoa và quả.      
    • D. Sống chủ yếu ở cạn.
  • Câu 6: Mã câu hỏi: 433011

    Nhóm thực vật nào sau đây có đặc điểm có mạch, có hạt, không có hoa?

    • A. Hạt trần              
    • B. Dương xỉ     
    • C. Rêu                    
    • D. Hạt kín
  • ADMICRO
  • Câu 7: Mã câu hỏi: 433012

    Những loài nấm độc thường có điểm đặc trưng nào sau đây?

    • A. Tỏa ra mùi hương quyến rũ          
    • B. Thường sống quanh các gốc cây
    • C. Có màu sắc rất sặc sỡ                    
    • D. Có kích thước rất lớn
  • Câu 8: Mã câu hỏi: 433013

    Trong những nhóm cây sau đây, nhóm gồm các cây thuộc ngành Hạt kín là:

    • A. cây dương xỉ, cây hoa hồng, cây ổi, cây rêu.
    • B. cây nhãn, cây hoa li, cây bèo tấm, cây vạn tuế.
    • C. cây bưởi, cây táo, cây hồng xiêm, cây lúa.
    • D. cây thông, cây rêu, cây lúa, cây rau muống
  • Câu 9: Mã câu hỏi: 433014

    Trong số các tác hại sau đây, tác hại nào không phải do nấm gây ra?

    • A. Gây bệnh nấm da ở động vật.                         
    • B. Làm hư hỏng thực phẩm, đồ dùng.
    • C. Gây ngộ độc thực phẩm ở người.       
    • D. Gây bệnh Covid−19 ở người.
  • Câu 10: Mã câu hỏi: 433015

    Dựa vào cơ quan sinh sản nấm được chia thành

    • A. nấm đảm và nấm túi.                     
    • B. nấm ăn được và nấm độc
    • C. nấm đơn bào và nấm đa bào.       
    • D. nấm túi và nấm bào tử.
  • Câu 11: Mã câu hỏi: 433016

    Vòng cuống nấm và bao gốc nấm là đặc điểm có ở loại nấm nào?

    • A. Nấm mốc                
    • B. Nấm đơn bào   
    • C. Nấm độc                
    • D. Nấm ăn được  
  • Câu 12: Mã câu hỏi: 433017

    Đặc điểm nào dưới đây chỉ có ở dương xỉ mà không có ở rêu?

    • A. Sinh sản bằng bào tử        
    • B. Thân có mạch dẫn       
    • C. Có lá thật      
    • D. Chưa có rễ chính thức
  • Câu 13: Mã câu hỏi: 433018

    Biểu thức liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng là:

    • A. P = m         
    • B. m = 10.P     
    • C. P = m:10     
    • D. P  = 10.m.
  • Câu 14: Mã câu hỏi: 433019

    Dụng cụ dùng để đo lực là:

    • A. cân                   
    • B. thước   
    • C. lực kế            
    • D. bình chia độ.      
  • Câu 15: Mã câu hỏi: 433020

    Những dạng năng lượng nào xuất hiện trong quá trình một khúc gỗ trượt có ma sát từ trên mặt phẳng nghiêng xuống?

    • A. Nhiệt năng, động năng và thế năng. 
    • B. Chỉ có nhiệt năng và động năng.
    • C. Chỉ có động năng và thế năng.
    • D. Chỉ có động năng.
  • Câu 16: Mã câu hỏi: 433022

    Dạng năng lượng nào không phải năng lượng tái tạo?

    • A. Năng lượng khí đốt.           
    • B. Năng lượng gió.
    • C. Năng lượng thủy triều.    
    • D. Năng lượng Mặt Trời.
  • Câu 17: Mã câu hỏi: 433024

    Lạc đà là động vật đặc trưng cho sinh cảnh nào?

    • A. Hoang mạc.
    • B. Rừng ôn đới.
    • C. Rừng mưa nhiệt đới.
    • D. Đài nguyên.
  • Câu 18: Mã câu hỏi: 433025

    Vì sao nên sử dụng bóng đèn LED?

    • A. Thời gian sử dụng lâu.
    • B. tiêu tụ năng lượng điện ít.
    • C. hiệu quả thắp sáng cao.
    • D. Cả 3 phương án trên.
  • Câu 19: Mã câu hỏi: 433026

    Hãy cho biết trong quá trình nước đun nước sôi thì năng lượng nào có ích?

    • A. năng lượng điện.
    • B. năng lượng nhiệt làm nóng ấm.
    • C. năng lượng nhiệt tỏa ra môi trường.
    • D. năng lượng nhiệt làm nóng nước trong ấm.
  • Câu 20: Mã câu hỏi: 433028

    Năng lượng hao phí khi ô tô chạy trên đường là:

    • A. nhiệt năng làm nóng động cơ.
    • B. khí thải ra môi trường.
    • C. ma sát giữa bánh xe và mặt đường.
    • D. cả 3 đáp án trên.
  • Câu 21: Mã câu hỏi: 433029

    Một người đàn ông đứng trên đỉnh núi thả rơi một viên đá xuống chân núi, lấy mốc thế năng ở chân núi. Trong quá trình rơi của viên đá đã có sự chuyển hóa năng lượng là:

    • A. thế năng chuyển hóa thành động năng.
    • B. hóa năng chuyển hóa thành thế năng.
    • C. thế năng chuyển hóa thành động năng và nhiệt năng.
    • D. thế năng chuyển hóa thành cơ năng.
  • Câu 22: Mã câu hỏi: 433030

    Trong pin Mặt Trời có sự chuyển hóa

    • A. quang năng thành điện năng.
    • B. nhiệt năng thành điện năng.
    • C. quang năng thành nhiệt năng.
    • D. nhiệt năng thành cơ năng.
  • Câu 23: Mã câu hỏi: 433032

    Các loài nào dưới đây là vật chủ trung gian truyền bệnh?

    • A. Ruồi, chim bồ câu, ếch.
    • B. Rắn, cá heo, hổ.
    • C. Ruồi, muỗi, chuột.
    • D. Hươu cao cổ, đà điểu, dơi.
  • Câu 24: Mã câu hỏi: 433034

    Động vật có xương sống bao gồm:

    • A. Cá, lưỡng cư, bò sát, chim, thú.
    • B. Cá, chân khớp, bò sát, chim, thú.
    • C. Cá, lưỡng cư, bò sát, ruột khoang, thú.
    • D. Thân mềm, lưỡng cư, bò sát, chim, thú.
  • Câu 25: Mã câu hỏi: 433035

    Cho các vai trò sau:

    (1) Đảm bảo sự phát triển bền vững của con người.

    (2) Là nguồn cung cấp tài nguyên vô cùng, vô tận.

    (3) Phục vụ nhu cầu tham quan, giải trí của con người.

    (4) Giúp con người thích nghi với biến đổi khí hậu.

    (5) Liên tục hình thành thêm nhiều loài mới phục vụ cho nhu cầu của con người.

    Những vai trò nào là vai trò của đa dạng sinh học đối với con người?

    • A.  (1), (2), (3).
    • B. (2), (3), (5).
    • C. (1), (3), (4).
    • D. (2), (4), (5).
  • Câu 26: Mã câu hỏi: 433036

    Chúng ta nhận biết điện năng từ ổ cắm điện cung cấp cho máy tính thông qua biểu hiện:

    • A. ánh sáng.
    • B. âm thanh.
    • C. nhiệt do máy tính phát ra.
    • D. cả 3 đáp án trên.
  • Câu 27: Mã câu hỏi: 433038

    Trường hợp nào dưới đây vật không có năng lượng?

    • A. Tảng đá nằm trên mặt đất.
    • B. Tảng đá được nâng lên khỏi mặt đất.
    • C. Con thuyền chạy trên mặt nước.
    • D. Viên phấn rơi từ trên bàn xuống.
  • Câu 28: Mã câu hỏi: 433040

    Thực vật có vai trò gì đối với động vật?

    • A. Cung cấp thức ăn.
    • B. Ngăn biến đổi khí hậu.
    • C. Giữ đất, giữ nước.
    • D. Cung cấp thức ăn, nơi ở.
  • Câu 29: Mã câu hỏi: 433041

    Thực vật góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường bằng cách:

    • A. Giảm bụi và khí độc, tăng hàm lượng CO2.
    • B. Giảm bụi và khí độc, cân bằng hàm lượng CO2 và O2.
    • C. Giảm bụi và khí độc, giảm hàm lượng O2.
    • D. Giảm bụi và sinh vật gây bệnh, tăng hàm lượng CO2.
  • Câu 30: Mã câu hỏi: 433043

    Trong các tình huống sau đây, tình huống nào có lực tác dụng mạnh nhất?

    • A. Năng lượng của gió làm quay cánh chong chóng.
    • B. Năng lượng của gió làm cánh cửa sổ mở tung ra.
    • C. Năng lượng của gió làm quay cánh quạt của tua - bin gió.
    • D. Năng lượng của gió làm các công trình xây dựng bị phá hủy.

Đề thi nổi bật tuần

 
 
OFF