Giải bài 9 tr 59 sách BT Sinh lớp 11
Tập tính là gì? Phân biệt và cho ví dụ về tập tính bẩm sinh và tập tính học được?
Hướng dẫn giải chi tiết bài 9
- Tập tính là chuỗi phản ứng của động vật trả lời lại kích thích từ môi trường (bên trong hoặc bên ngoài cơ thể), nhờ đó động vật thích nghi với môi trường sống và tồn tại.
- Có 2 loại tập tính:
- Tập tính bẩm sinh là chuỗi phản xạ không điều kiện, sinh ra đã có, được di truyền từ bố mẹ, đặc trưng cho loài.
- Ví dụ: Nhện thực hiện rất nhiều động tác nối tiếp nhau để kết nối các sợi tơ thành một tấm lưới. Tập tính phóng lưỡi bắt mồi của cóc, tập tính sinh sản ở động vật, tập tính di cư, ve sầu kêu vào ngày hè oi ả, ếch đực kêu vào mùa sinh sản.
- Tập tính học được là loại tập tính được hình thành trong quá trình sống, thông qua học tập và rút kinh nghiệm, có thể thay đổi.
- Ví dụ: Một số động vật vốn không sợ người nhưng nếu bị đuổi bắt, chúng sẽ học được kinh nghiệm chạy trốn thật nhanh khi nhìn thấy người. Chuột nghe tiếng mèo kêu là bỏ chạy.
- Tập tính bẩm sinh là chuỗi phản xạ không điều kiện, sinh ra đã có, được di truyền từ bố mẹ, đặc trưng cho loài.
-- Mod Sinh Học 11 HỌC247
Bài tập SGK khác
Bài tập 3 trang 122 SGK Sinh học 11 NC
Bài tập 4 trang 122 SGK Sinh học 11 NC
Bài tập 10 trang 60 SBT Sinh học 11
Bài tập 12 trang 61 SBT Sinh học 11
Bài tập 38 trang 70 SBT Sinh học 11
Bài tập 39 trang 70 SBT Sinh học 11
Bài tập 40 trang 70 SBT Sinh học 11
Bài tập 41 trang 70 SBT Sinh học 11
Bài tập 42 trang 71 SBT Sinh học 11
-
Tập tính ở động vật được chia thành
bởi na na 24/02/2021
A. Tập tính cá thể, tập tính bầy đàn
B. Tập tính bẩm sinh, tập tính học được, tập tính hỗn hợp
C. Tập tính có điều kiện, tập tính không điều kiện
D. Tập tính đơn giản, tập tính phức tạp
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Chọn đáp án đúng về tập tính bẩm sinh là gì?
bởi Tieu Giao 24/02/2021
A. Mang tính bản năng được di truyền từ bố, mẹ
B. Tập tính không qua học hỏi, rèn luyện
C. Tập tính không thay đổi và không chịu ảnh hưởng của điều kiện và hoàn cảnh sống
D. Cả A,B và C
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Trong mùa sinh sản, một con chim đực có ngực đỏ thường bảo vệ lãnh thổ của chúng bằng cách tấn công những con đực khác. Thí nghiệm dùng các con chim giả có màu sắc khác nhau thì nó chỉ tấn công những con có bộ ngực đỏ. Điều này có thể do
bởi Nguyễn Minh Hải 21/02/2021
a. Chim Robin chỉ nhận biết được màu đỏ trong số các màu tự nhiên
b. Chúng chỉ có phản ứng với những cá thể giống mình
c. Màu đỏ ở ngực chim lạ là dấu hiệu khiêu kích đối với chúng
d. Những con chim có ngực đỏ thường là những con khỏe mạnh nên được nhiều chim mái lựa chọn
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Tu hú không có tập tính ấp trứng, vậy chúng duy trì nòi giống bằng cách nào
bởi Minh Hanh 22/02/2021
a. Tiện đâu đẻ đấy
b. Chúng đẻ số lượng trứng lớn để trừ hao
c. Chúng “đẻ nhờ” vào tổ chim khác
d. Chúng đẻ con
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
ADMICRO
Trứng của loài chim “đẻ nhờ” thường nở sớm hơn trứng loài chim chủ, sau khi nở ra chim non đẩy trứng của chim chủ ra khỏi tổ để không bị cạnh tranh. Nguyên nhân của hành động này là:
bởi khanh nguyen 22/02/2021
a. Bố mẹ chúng dạy
b. Do trứng chim chủ làm chật tổ
c. Do bản năng sinh tồn của chúng
d. Chỉ có 1 số con chim non như vậy vì chúng hung hăng, ác độc
Theo dõi (0) 1 Trả lời