Giải bài 4 tr 83 sách GK Sinh lớp 11 NC
Sự điều chỉnh pH của nội môi được thực hiện như thế nào và bằng cách nào?
Hướng dẫn giải chi tiết bài 4
- Sự điều chỉnh pH của nội môi: Sự thay đổi pH của nội môi rất nhỏ cũng gây những biến đổi lớn đối với tế bào. Vì vậy, điều hòa pH của nội môi tức là điều hòa cân bằng axit - bazơ hay điều hòa cân bằng toan kiềm, ở người pH trung bình của máu dao động trong giới hạn 7,35 - 7,45. Giữ được pH tương đối ổn định để bảo đảm mọi hoạt động sống của tế bào là nhờ hệ thống đệm.
- Chất đệm là chất có khả năng lấy đi ion H+ hoặc ion OH- khi các ion này xuất hiện trong môi trường trong và làm cho pH của môi trường thay đổi rất ít.
- Trong cơ thể có những hệ đệm chủ yếu sau:
- Hệ đệm bicacbonat: NaHCO3/ H2CO3 (HCO3− /CO2).
- Hệ đệm phôtphat: Na2HPO4/ NaH2PO4 (HPO42− / H2PO4− ).
- Hệ đệm prôtêinat (prôtêin).
- Hệ đệm bicacbonat là hệ đệm không có khả năng đệm tối đa nên không phải là hệ đệm tối ưu.
- Tuy nhiên, hệ đệm bicacbonat vẫn đóng vai trò quan trọng vì nồng độ của cả hai thành phần của hệ đệm đều có thể được điều chỉnh:
- Nồng độ CO2 được điều chỉnh bởi phổi (sự thông khí phổi).
- Nồng độ bicacbonat được thận điều chỉnh.
- Tốc độ điều chỉnh pH của hệ đệm này rất nhanh.
- Hệ đệm phôtphat đóng vai trò đệm quan trọng trong dịch ống thận:
- Vì phôtphat tập trung nhiều ở ống thận, nên có khả năng đệm tối đa ở vùng này.
- Tuy nhiên, nồng độ hệ đệm phôtphat chỉ bằng 1/6 hệ đệm bicacbonat nên không có vai trò quan trọng trong điều chỉnh pH của nội môi nói chung.
- Hệ đệm prôtêinat:
- Các prôtêin của hệ đệm có các gốc axit tự do -COOH khả năng phân li thành -COO- và H+ đồng thời cũng có các gốc kiềm -NH3OH phân li thành NH3+ và OH- . Do đó, prôtêin có thể hoạt động như những hệ thống đệm để điều chỉnh cả độ toan hoặc kiềm tùy môi trường ở thời điểm đó.
- Hệ đệm prôtêinat là một hệ đệm mạnh của cơ thể.
- Ngoài ra, hô hấp và bài tiết cũng góp phần điều hòa pH của máu.
-- Mod Sinh Học 11 HỌC247
Bài tập SGK khác
-
tai sao nguoi mac benh tieu duong khong nen an thuc an chua nhieu duong
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Nêu hậu quả của mất cân bằng nội môi
bởi Mai Rừng 07/11/2018
hiện tượng mất cân bằng nội môi sẽ dẫn đến hậu quả gì
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Vì sao phải uống bù nước và chất điện giải khi bị tiêu chảy
bởi Bo bo 22/10/2018
tại sao chúng ta phải uống bù nước và chất điện giải khi bị tiêu chảy
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Tại sao với những người bị bệnh cao huyết áp thì không nên uống nhiều rượu bia?
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
ADMICRO
M.n giúp mk với ạh. Mk *mơn* nhìu
1, Khi trời nóng, da bạn thường ửng hồng bạn uống nước nhiều hơn, khi trời lạnh da bạn tái đi và ăn nhiều hơn?
2, Sơ đồ cơ chế điều hòa huyết áp? Trình bày cơ chế điều hòa khi huyết áp tăng?
3, Trong các hệ đệm trong máu, hệ đệm nào mạnh nhất? Vì sao?
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Tại sao khi ăn nhiều đường lượng đường trong máu vẫn ổn định, trình bày vai trò của thận
bởi Lê Trung Phuong 22/09/2018
M.n giúp mk với, mk cần gấp lém
1, Giới thiệu cơ chế liên hệ ngược trong quả trình điều hòa nội môi:? Cho VD?
2, Tại sao khi ta ăn nhiều đường lượng đường trong máu vẫn luôn giữ được ở mức độ ổn định.?
3, Trình bày vai trò của thận điều hòa nước và muối khoáng?
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Tại sao người mắc bệnh gan thường bị phù nề
bởi hi hi 22/09/2018
Tại sao những người mắc bệnh gan thường có hiện tượng phù nề?
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Nêu vai trò của tuyến tụy
bởi Lê Vinh 22/09/2018
Vai trò điều tiết của hoocmôn do tuyến tuỵ tiết ra là:
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Cơ quan nào có khả năng tiết ra hoocmôn tham gia cân bằng nội môi
bởi Phạm Hoàng Thị Trà Giang 22/09/2018
Những cơ quan có khả năng tiết ra hoocmôn tham gia cân bằng nội môi là:
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Vì sao ta có cảm giác khát nước?
bởi Tay Thu 22/09/2018
Vì sao ta có cảm giác khát nước?
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Tụy tiết ra hoocmôn nào để cân bằng nội môi?
bởi Mai Rừng 22/09/2018
Tuỵ tiết ra những hoocmôn tham gia vào cơ chế cân bằng nội môi nào?
Theo dõi (0) 1 Trả lời