Giải bài 4 tr 115 sách GK Sinh lớp 11 NC
Động vật có thể nhận biết, phân biệt được các kích thích khác nhau do đâu?
Hướng dẫn giải chi tiết bài 4
- Động vật có thể nhận biết, phân biệt được các kích thích khác nhau là do mã thông tin thần kinh: Thông tin nhận được từ các cơ quan thụ cảm khác nhau bị kích thích với cường độ và tần số khác nhau đều được truyền đi dưới dạng xung thần kinh về trung ương.
- Những thông tin đó đã được mã hóa (gọi là mã thông tin thần kinh) và trung ương thần kinh sẽ giải mã để nhận biết thông tin một cách chính xác.
- Đối với các thông tin có tính chất định tính, chúng được mã hóa bằng chính các nơron riêng biệt khi bị kích thích.
- Đối với các thông tin có tính chất định lượng thuộc các thông tin về cường độ kích thích sẽ được mã hóa theo hai cách:
- Cách mã hóa thứ nhất phụ thuộc vào ngưỡng kích thích của các nơron. Các kích thích yếu có thể gây hưng phấn các nơron có ngưỡng kích thích thấp, còn các kích thích mạnh sẽ gây hưng phấn các nơron kém nhạy cảm, đòi hỏi ngưỡng kích thích cao. Như vậy là những thông tin về cường độ kích thích đã được mã hóa bằng loại nơron và số lượng nơron.
- Cách mã hóa thứ hai phụ thuộc tần số xung thần kinh. Đối với các kích thích mạnh thì tần số xung càng cao. Chẳng hạn, các kích thích yếu có thể phát xung có tần số thấp (chỉ 6 xung/giây) trong lúc kích thích mạnh tần số xung có thể đạt tới 600 xung/giây.
-- Mod Sinh Học 11 HỌC247
Bài tập SGK khác
Bài tập 3 trang 112 SGK Sinh học 11 NC
Bài tập 2 trang 115 SGK Sinh học 11 NC
Bài tập 3 trang 57 SBT Sinh học 11
Bài tập 4 trang 58 SBT Sinh học 11
Bài tập 5 trang 58 SBT Sinh học 11
Bài tập 7 trang 59 SBT Sinh học 11
Bài tập 4 trang 62 SBT Sinh học 11
Bài tập 13 trang 66 SBT Sinh học 11
Bài tập 15 trang 66 SBT Sinh học 11
Bài tập 16 trang 67 SBT Sinh học 11
Bài tập 17 trang 67 SBT Sinh học 11
Bài tập 18 trang 67 SBT Sinh học 11
Bài tập 19 trang 67 SBT Sinh học 11
Bài tập 20 trang 67 SBT Sinh học 11
Bài tập 21 trang 68 SBT Sinh học 11
Bài tập 22 trang 68 SBT Sinh học 11
Bài tập 23 trang 68 SBT Sinh học 11
Bài tập 24 trang 68 SBT Sinh học 11
Bài tập 25 trang 68 SBT Sinh học 11
-
Người ta tiến hành thí nghiệm như sau: Kích thích với cường độ mạnh và tần số cao lên nhánh dây phó giao cảm đến tim thì thấy tim ngừng đập một thời gian ngắn, sau đó tim lại dập trở lại với nhịp đập như cũ mặc dù lúc đó dây thần kinh này vẫn đang bị kích thích với cường độ mạnh. Khi giải thích thí nghiệm này, phát biểu nào sau đây sai?
bởi Spider man 16/01/2022
A. Khi mới kích thích, acetylcholin được giải phóng ra ở xinap thần kinh cơ tim làm giảm khả năng tạo ra điện hoạt động cơ tim nên tim ngừng đập.
B. Dây phó giao cảm truyền xung thần kinh từ trung khu phó giao cảm làm giám nhịp tim và giảm sức co của tim.
C. Khi kích thích với tần số cao nên acetylcholin ở chùy xinap thằn kinh - cơ tim bị cạn, không kịp tái tổng hợp mà acetylcholin ở màng sau lại bị phân hủy nên mất tác dụng ức chế.
D. Khi mới kích thích dây phó giao cảm thì có tác dụng làm tim ngừng đập; nhưng khi kích thích với tần sổ cao thì tim ‘'quen nhờrr với kích thích nên không còn phản ứng ngừng đập.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Tại sao trên sợi thần kinh các xung thần kinh chỉ lan truyền theo 1 chiều không quay ngược trở lại?
bởi het roi 17/01/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Tại sao khi kích thích vào giữa sợi thì xung thần kinh lan truyền theo truvền theo cả 2 chiều?
bởi Nhật Duy 17/01/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Theo dõi (0) 1 Trả lời
-
ADMICROTheo dõi (0) 1 Trả lời
-
Theo dõi (0) 1 Trả lời
-
Nếu như kênh Na+ trên tế bào thần kinh luôn mờ thì điện thế hoạt động thay đổi như thế nào?
bởi Nguyễn Lệ Diễm 16/01/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời