OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Củng cố, mở rộng Bài 2 - Ngữ văn 8 Tập 1 Kết Nối Tri Thức


Có thể nói, nền văn hoá, văn học của một dân tộc là mạch nguồn sâu xa nuôi dưỡng trí tuệ, tâm hồn con người. Chính vì vậy, trong Bài 2: Vẻ đẹp cổ điển, các em được khám phá những vẻ đẹp cổ điển đặc sắc của nền văn học dân tộc qua thể thơ Đường luật. Đồng thời, các em còn được tìm hiểu về biện pháp tu từ đảo ngữ, cách viết một bài văn phân tích một tác phẩm văn học và trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội. Nhằm giúp các em hệ thống hóa lại những kiến thức trên, HỌC247 đã biên soạn và tổng hợp nội dung bài giảng Củng cố, mở rộng Bài 2 thuộc sách Kết Nối Tri Thức dưới đây. Mời các em cùng tham khảo

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt bài

1.1. Ôn lại đặc điểm của thể loại thơ Đường luật

1.1.1. Khái niệm

- Thơ Đường luật là thuật ngữ chỉ chung các thể thơ được viết theo quy tắc chặt chẽ (luật) định hình từ thời nhà Đường (Trung Quốc), gồm hai thể chính là bát cú Đường luật và tứ tuyệt Đường luật, trong đó thất ngôn bát cú (mỗi câu thơ có 7 tiếng, mỗi bài thơ có 8 câu) được xác định là dạng cơ bản nhất.

- Bài thơ Đường luật có quy định nghiêm ngặt về hoà thanh (phối hợp, điều hoà thanh điệu), về niêm, đối, vần và nhịp.

- Ngôn ngữ thơ Đường luật rất cô đọng, hàm súc; bút pháp tả cảnh thiên về gợi và ngụ tình; ý thơ thường gắn với mối liên hệ giữa tình và cảnh, tĩnh và động, thời gian và không gian, quá khứ và hiện tại, hữu hạn và vô hạn,...

1.1.2. Phân loại

a. Thất ngôn bát cú Đường luật

- Về bố cục: Bài thơ thất ngôn bát cú gồm bốn cặp câu thơ, thường tương ứng với bốn phần: đề (triển khai ý ẩn chứa trong nhan đề), thực (nói rõ các khía cạnh chính của đối tượng được bài thơ đề cập), luận (luận giải, mở rộng suy nghĩ về đối tượng), kết (thâu tóm tinh thần của cả bài, có thể kết hợp mở ra những ý tưởng mới).

- Về niêm và luật bằng trắc: Bài thơ phải sắp xếp thanh bằng, thanh trắc trong từng câu và cả bài theo quy định chặt chẽ.

- Về niêm: hai cặp câu liền nhau được “dính” theo nguyên tắc: chữ thứ 2 của câu 2 và câu 3, câu 4 và câu 5, câu 6 và câu 7, câu 1 và câu 8 phải cùng thanh.

- Về vần và nhịp: Bài thơ thất ngôn bát cú chỉ gieo một vần là vần bằng ở chữ cuối các câu 1, 2, 4, 6, 8; riêng vẫn của câu thứ nhất có thể linh hoạt. Câu thơ trong bài thất ngôn bát cú thường ngắt theo nhịp 4/3.

- Về đối: Bài thơ thất ngôn bát cú chủ yếu sử dụng phép đối ở hai câu thực và hai câu luận.

 

b. Tứ tuyệt Đường luật

Mỗi bài thơ tứ tuyệt Đường luật có bốn câu, mỗi câu có năm chữ hoặc bảy chữ.

- Về bố cục, nhiều bài thơ tứ tuyệt triển khai theo hướng: khởi (mở ý cho bài thơ), thừa (tiếp nối, phát triển ý thơ), chuyển (chuyển hướng ý thơ), hợp (thâu tóm ý tứ của toàn bài).

- Về luật thơ, bài thơ tứ tuyệt cơ bản vẫn tuân theo các quy định như ở bài thơ thất ngôn bát cú nhưng không bắt buộc phải đối.

Xem chi tiết thơ Đường luật:

Thu điếu - Nguyễn Khuyến

Thiên Trường vãn vọng - Trần Nhân Tông

1.2. Ôn tập thực hành tiếng Việt

1.2.1. Biện pháp tu từ đảo ngữ

Khái niệm: Đảo ngữ là biện pháp tu từ được tạo ra bằng cách thay đổi vị trí thông thường của các từ ngữ trong câu.

Tác dụng: Nhằm nhấn mạnh đặc điểm (màu sắc, đường nét,...), hoạt động, trạng thái của sự vật, hiện tượng, gợi ấn tượng rõ hơn hoặc bộc lộ cảm xúc của người viết (người nói).

1.2.2. Từ tượng hình và từ tượng thanh

- Khái niệm: Từ tượng hình là từ gợi tả dáng vẻ, trạng thái của sự vật; từ tượng thanh là từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên hoặc con người.

- Tác dụng: Các từ tượng hình, từ tượng thanh có giá trị gợi hình ảnh, âm thanh và có tính biểu cảm, làm cho đối tượng cần miêu tả hiện lên cụ thể, sinh động.

1.3. Ôn lại cách viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học

- Giới thiệu khái quát về tác giả và bài thơ (nhan đề, đề tài, thể thơ,...); nêu ý kiến chung của người viết về bài thơ.

- Phân tích được nội dung cơ bản của bài thơ (đặc điểm của hình tượng thiên nhiên, con người; tâm trạng của nhà thơ), khái quát chủ đề bài thơ.

- Phân tích được một số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật (một số yếu tố thi luật của thể thơ thất ngôn bát cú hoặc tứ tuyệt Đường luật; nghệ thuật tả cảnh, tả tình; nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ (từ ngữ, biện pháp tu từ,...);...).

- Khẳng định được vị trí, ý nghĩa của bài thơ.

1.4. Ôn tập cách trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội

- Nêu được những thông tin chính xác, cô đọng về một sản phẩm văn hóa truyền thống trong cuộc sống hiện tại.

- Nói rõ lí do chọn giới thiệu sản phẩm văn hóa truyền thống.

- Trình bày được cảm nhận, đánh giá của người nói về giá trị sản phẩm văn hóa truyền thống với những dẫn giải thuyết phục.

- Nêu được những tình cảm yêu quý, trân trọng những giá trị văn hoá truyền thống.

ADMICRO

Bài tập minh họa

Hãy chọn một bài thơ thất ngôn bát cú hoặc tứ tuyệt Đường luật mà em yêu thích và thực hiện các yêu cầu sau:

a. Nhận xét về niêm, luật của bài thơ.

b. Xác định bố cục và nêu ý chính của từng phần.

c. Nêu chủ đề và chỉ ra một số nét đặc sắc nghệ thuật của bài thơ.

 

Phương pháp giải:

Chọn một bài thơ thất ngôn bát cú hoặc tứ tuyệt Đường luật mà em yêu thích.

- Thực hiện các yêu cầu của đề bài.

 

Lời giải chi tiết:

Bạn đến chơi nhà

(Nguyễn Khuyến)

Đã bấy lâu nay bác tới nhà,

Trẻ thì đi vắng, chợ thời xa.

Ao sâu, sóng cả, khôn chài cá;

Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà.

Cải chửa ra cây, cà mới nụ;

Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa.

Đầu trò tiếp khách, trầu không có,

Bác đến chơi đây, ta với ta.

a. Nhận xét về niêm, luật của bài thơ.

- Bạn đến chơi nhà cũng là một bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật.

- Bài thơ này có 8 câu mỗi câu bảy chữ, hợp vần ở chữ cuối câu một và chữ cuối các câu chăn (1, 2, 4, 6 và 8).

- Trong bài còn có phép đối ở bốn câu giữa: câu 3 đối với câu 4, câu 5 đối với câu 6.

b. Xác định bố cục và nêu ý chính của từng phần.

- Đoạn 1 (Câu đầu): Giới thiệu sự việc.

- Đoạn 2 (6 câu tiếp): Hoàn cảnh của nhà thơ khi bạn đến chơi.

- Đoạn 3 (Câu cuối): Tình cảm thắm thiết của nhà thơ đối với bạn.

c. Nêu chủ đề và chỉ ra một số nét đặc sắc nghệ thuật của bài thơ

- Bạn đến chơi nhà là một bài thơ trữ tình đặc sắc được làm theo thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật. Với bài thơ này, tác giả đã cho ta thấy một trong những tình cảm quý giá nhất của con người ấy là tình bạn.

- Đặc sắc nghệ thuật:

+ Tạo tình huống bất ngờ, thú vị.

+ Giọng thơ chất phác, hồn nhiên, ẩn sau câu chữ là ánh mắt lấp lánh cùng nụ cười hồn hậu, ấm áp, chân tình của nhà thơ.

+ Sự kết hợp nhuần nhuyễn, tinh tế giữa ngôn ngữ đời thường và ngôn ngữ bác học.

ADMICRO

Lời kết

Học xong bài Củng cố, mở rộng Bài 2, các em cần:

- Nhận biết được một số yếu tố thi luật của thơ thất ngôn bát cú và thơ tứ tuyệt Đường luật như: bố cục, niêm, luật, vần, nhịp, đối.

Nhận biết và phân tích được tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua văn bản.

Hiểu được đặc điểm và tác dụng của biện pháp tu từ đảo ngữ, từ tượng hình, từ tượng thanh.

Viết được bài văn phân tích một tác phẩm văn học: nêu được chủ đề; dẫn ra và phân tích được tác dụng của một vài nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật được dùng trong tác phẩm.

Trình bày được ý kiến về một vấn đề xã hội.

Biết yêu quý, trân trọng những giá trị văn hoá, văn học truyền thống.

Soạn bài Củng cố, mở rộng Bài 2 Ngữ văn 8 tập 1 Kết Nối Tri Thức

Bài học Củng cố, mở rộng Bài 2: Vẻ đẹp cổ điển, sẽ giúp các em ôn tập kiến thức đã học về thể loại thơ Đường luật, biện pháp tu từ đảo ngữ, cách viết một bài văn phân tích một tác phẩm văn học và trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội. Để nắm được nội dung của bài học này, các em có thể tham khảo bài soạn:

Hỏi đáp bài Củng cố, mở rộng Bài 2 Ngữ văn 8 tập 1 Kết Nối Tri Thức

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

-- Mod Ngữ văn 8 HỌC247

NONE
OFF