OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Tự đánh giá bài 7 - Ngữ văn 6 Tập 2 Cánh diều


Với bài Tự đánh giá bài 7 Ngữ văn lớp 6 sách Cánh diều được Học247 biên soạn một cách kĩ càng nhằm giúp các em nắm được tiến trình bài học này. Từ đó, các em sẽ dễ dàng tiếp cận bài học trên lớp hơn. Chúc các em có một tiết học thật hiệu quả nhé!

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt bài

1.1. Tự đánh giá - Sao không về vàng ơi?

Đọc văn bản Sao không về vàng ơi? và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

(1) Phương án nào nêu các biểu hiện riêng biệt của bài thơ có yếu tố tự sự, miêu tả?

A. Có nhan đề, dòng thơ, khổ thơ.

B. Có vần thơ và nhịp điệu.

C. Có bối cảnh, nhân vật, sự việc.

D. Có chi tiết và biện pháp tu từ.

Đáp án: C. Có bối cảnh, nhân vật, sự việc.

-> Phương án nêu các biểu hiện riêng biệt của bài thơ có yếu tố tự sự, miêu tả là: Có bối cảnh, nhân vật, sự việc.

(2) Phương án nào nêu đúng tác dụng của việc kể lại câu chuyện theo ngôi thứ nhất?

A. Giúp người viết thể hiện được suy nghĩ, tình cảm với chú chó Vàng.

B. Thấy được sự gắn bó giữa cậu bé và chú chó Vàng.

C. Biết được nguyên nhân vì sao bị mất chú chó Vàng.

D. Biết được chú chó Vàng hiện nay đang ở đâu và rất nhớ cậu chủ.

Đáp án: A. Giúp người viết thể hiện được suy nghĩ, tình cảm với chú chó Vàng.

-> Phương án nêu đúng tác dụng của việc kể lại câu chuyện theo ngôi thứ nhất là: Giúp người viết thể hiện được suy nghĩ, tình cảm với chú chó Vàng.

(3) Phương án nào nêu không đúng tác dụng của các từ láy xuất hiện ở đoạn thơ thứ nhất?

A. Miêu tả những hoạt động của chú chó Vàng.

B. Thể hiện tình cảm và sự gắn bó giữa cậu bé với chú chó Vàng.

C. Thông báo sự kiện cậu bé đi học về.

D. Miêu tả sự mừng rỡ của chú chó Vàng.

Đáp án: C. Thông báo sự kiện cậu bé đi học về.

-> Phương án nêu không đúng tác dụng của các từ láy xuất hiện ở đoạn thơ thứ nhất là: Thông báo sự kiện cậu bé đi học về.

(4) Đoạn thơ nào sau đây thể hiện rõ nhất yếu tố miêu tả?

A. Đầu tiên mày rối rít

Cái đuôi mừng ngoáy tít

Rồi mày lắc cái đầu

Khịt khịt mũi, rung râu

B. Hôm nay tao bỗng thấy

Cái cổng rộng thế nà

Vì không thấy bóng mày

Nằm chờ tao trước cửa

C. Mày bỏ chạy đi đâu?

Tao chờ mày đã lâu

Cơm phần mày để cửa

Sao không về hả chó?

D. Mày không bắt tay tao

Tay tao buồn làm sao!

Sao không về hả chó?

Nghe bom thằng Mỹ nổ

Đáp án: 

A. Đầu tiên mày rối rít

Cái đuôi mừng ngoáy tít

Rồi mày lắc cái đầu

Khịt khịt mũi, rung râu

-> Đoạn thơ thể hiện rõ nhất yếu tố miêu tả là: 

A. Đầu tiên mày rối rít

Cái đuôi mừng ngoáy tít

Rồi mày lắc cái đầu

Khịt khịt mũi, rung râu

(5) Bài thơ Sao không về vàng ơi? giống các bài thơ Lượm, Gấu con chân vòng kiềng ở điểm nào?

A. Thể thơ tự do, không vần.

B. Thơ có yếu tố tự sự, miêu tả.

C. Thơ của các nhà thơ Việt Nam.

D. Các bài thơ bốn chữ, có tác giả.

Đáp án: B. Thơ có yếu tố tự sự, miêu tả.

-> Bài thơ Sao không về vàng ơi? giống các bài thơ Lượm, Gấu con chân vòng kiềng ở điểm sau: Thơ có yếu tố tự sự, miêu tả.

(6) Bài thơ Sao không về Vàng ơi? khác bài thơ Lượm ở điểm nào?

A. Mỗi câu thơ có bốn hoặc năm chữ.

B. Có các yếu tố tự sự, miêu tả.

C. Có nội dung viết về con vật.

D. Có nhan đề và tác giả.

Đáp án: C. Có nội dung viết về con vật.

-> Bài thơ Sao không về Vàng ơi? khác bài thơ Lượm ở điểm sau: Có nội dung viết về con vật.

(7) Phương án nào nêu đúng chủ đề của bài thơ Sao không về Vàng ơi?

A. Tình cảm gắn bó sâu nặng của cậu bé và chú chó Vàng.

B. Nỗi lo lắng của cậu bé về việc chú chó Vàng chưa về.

C. Sự vui sướng của cậu bé lúc gặp chú chó Vàng mỗi khi đi học về.

D. Sự yêu thương, săn sóc của cậu bé với chú chó Vàng.

Đáp án: A. Tình cảm gắn bó sâu nặng của cậu bé và chú chó Vàng.

-> Phương án nêu đúng chủ đề của bài thơ Sao không về Vàng ơi? là: Tình cảm gắn bó sâu nặng của cậu bé và chú chó Vàng.

(8) Biện pháp tu từ nào được sử dụng ở đoạn thơ thứ nhất?

A. Biện pháp ẩn dụ.

B. Biện pháp so sánh.

C. Biện pháp nhân hóa.

D. Biện pháp hoán dụ.

Đáp án: D. Biện pháp hoán dụ.

-> Biện pháp tu từ được sử dụng ở đoạn thơ thứ nhất là: Biện pháp hoán dụ.

(9) Phương án nào nêu không đúng tác dụng của điệp từ "không" trong đoạn thơ thứ hai?

A. Nhấn mạnh sự thiếu vắng chú chó Vàng.

B. Tạo ra sự tương phản về cảnh tượng ở đoạn thơ thứ nhất.

C. Thể hiện cảm xúc buồn bã, trống trải của cậu bé (người kể chuyện).

D. Thể hiện nỗi buồn bã, trống trải của chú chó Vàng.

Đáp án: D. Thể hiện nỗi buồn bã, trống trải của chú chó Vàng.

-> Phương án nêu không đúng tác dụng của điệp từ "không" trong đoạn thơ thứ hai là: Thể hiện nỗi buồn bã, trống trải của chú chó Vàng.

(10) Tóm tắt câu chuyện trong bài thơ bằng 3 - 4 dòng ngắn gọn.

Đáp án:

Nhà cậu bé có nuôi một chú chó tên Vàng. Mỗi lần cậu bé đi học về là chú chó lại chạy ra mừng, đón chào cậu bé về nhà và đưa cậu vào nhà. Vì vậy mỗi bận đi đâu xa cậu bé đều rất nhớ Vàng. Bỗng một hôm, cũng trở về từ trường nhưng không thấy bóng Vàng nữa. Lí do là vì nghe bom Mỹ nổ nên Vàng sợ chạy đi mất. Cậu bé rất buồn, rất nhớ chú chó của mình đến mức ngày ngày mong ngóng và phần cơm để cửa. Nhưng sự thật là mãi mà vàng vẫn chưa quay lại.

1.2. Hướng dẫn tự học

- Đọc sách báo hoặc truy cập internet để tìm, thu thập, lựa chọn các tư liệu liên quan đến bài học (các bài thơ có yếu tố tự sự, miêu tả; biện pháp tu từ hoán dụ; đặc điểm và tác dụng).

- Từ các bài thơ thu thập được, nhận biết và chỉ ra tác dụng của một số yếu tố tự sự, miêu tả trong mỗi bài thơ.

- Thử làm một bài thơ ngắn có yếu tố tự sự, miêu tả (đề tài và thể thơ tự chọn).

ADMICRO

Bài tập minh họa

Bài tập: Em hãy viết bài văn phân tích một bài thơ có yếu tố tự sự, miêu tả.

a. Hướng dẫn giải:

- Chọn bài thơ em nắm rõ nội dung nhất.

- Bài văn cần có bố cục 3 phần đầy đủ: Mở bài, thân bài và kết bài.

b. Lời giải chi tiết:

Hình tượng Bác Hồ - vị cha già muôn vàn kính yêu của dân tộc vẫn luôn sống mãi trong trái tim hàng triệu con người Việt Nam. Vì thế, có những vần thơ, những con chữ đã được cất lên nhằm thể hiện niềm cảm phục, lòng biết ơn trước tấm gương vĩ đại đó, trong đó bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” là tác phẩm thể hiện rõ điều này.

Mặc dù Bác luôn dành được sự tôn trọng tuyệt đối từ nhân dân nhưng Người không bao giờ tự tạo cho mình một cuộc sống riêng tư mà luôn hòa mình vào cuộc sống của nhân dân lao khổ và những người chiến sĩ ngày đêm đối mặt với lưỡi hái tử thần. Giữa đêm khuya, dưới ánh lửa bập bùng, hình ảnh Người hiện lên rất đỗi bình dị, thân quen:

"Lặng yên bên bếp lửa

Vẻ mặt Bác trầm ngâm

Ngoài trời mưa lâm thâm

Mái lều tranh xơ xác"

Chân dung Bác đã được phác họa dưới đôi mắt của một người chiến sĩ. Bác hiện lên với sự “lặng lẽ”, “trầm ngâm” mặc cho mưa gió giá rét ở ngoài kia. Người đã sưởi ấm trái tim người chiến sĩ không chỉ bằng sự lắng lo, thao thức mà còn bằng những hành động cụ thể:

"Rồi Bác đi dém chăn

Từng người từng người một

Sợ cháu mình giật thột

Bác nhón chân nhẹ nhàng"

Với cương vị là một vị lãnh đạo nhưng Bác vẫn luôn đồng cam cộng khổ, kề vai sát cánh cùng những người chiến sĩ. Vì thế Người luôn thấu hiểu những khó khăn, gian khổ lẫn hiểm nguy mà họ đã trải qua và dành cho những người chiến sĩ những tình cảm cùng sự quan tâm, săn sóc đặc biệt, thể hiện ngay ở những hành động nhỏ nhất như “đi dém chăn” cho từng người bằng bước chân nhẹ nhàng. Những cử chỉ ân cần quan tâm đó đã khiến anh đội viên cảm thấy ấm áp:

"Bóng Bác cao lồng lộng

Ấm hơn ngọn lửa hồng"

Hình ảnh so sánh thật độc đáo đã cho thấy tấm lòng bao la của vị chủ tịch kính yêu. Và khi thức dậy lần thứ ba, anh đội viên vẫn thấy Bác thao thức không ngủ. Sự thao thức đó xuất phát từ tấm lòng của một vị lãnh tụ yêu nước thương dân, dành tình thương bao la, vĩ đại của mình cho mọi chúng sinh:

"Bác thương đoàn dân công

Đêm nay ngủ ngoài rừng

Rải lá cây làm chiếu

Manh áo phủ làm chăn"

Sự quan tâm, chăm sóc của Bác không chỉ thể hiện ở hành động quan tâm những người chiến sĩ đang yên giấc bên cạnh Người mà tấm lòng của Bác vẫn đau đáu khi nghĩ đến lực lượng dân công đang chống chọi với thời tiết giá lạnh, mưa gió nơi rừng thiêng nước độc. Bức chân dung của Bác hiện lên dưới ngòi bút của nhà thơ Minh Huệ thật giản dị, gần gũi nhưng cũng vô cùng vĩ đại. Hình ảnh Bác trăn trở không nguôi giữa đêm khuya bên ánh lửa hồng đã gợi nhắc đến hai câu thơ trong bài thơ “Cảnh khuya”:

"Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà"

Như vậy, dù ở trong bất cứ hoàn cảnh nào, Người vẫn lắng lo cho vận mệnh của dân tộc, thấu hiểu những gian khổ của nhân dân cùng những hiểm nguy mà người chiến sĩ phải đối mặt. Chính tấm lòng giàu lòng nhân ái đó đã khiến cho anh đội viên cảm thấy ấm áp, cảm phục:

"Đêm nay Bác ngồi đó

Đêm nay Bác không ngủ

Vì một lẽ thường tình

Bác là Hồ Chí Minh"

Những câu thơ vang lên như lời đúc kết mang tính chân lí về con người, về nhân cách của Bác. Việc Bác không ngủ đã trở thành một lẽ thường tình. Trong cuộc đời làm cách mạng nhiều sóng gió, Bác đã từng trải qua nhiều đêm không ngủ như thế nhưng tất cả đều xuất phát từ tấm lòng yêu nước thương dân và lo lắng cho vận mệnh dân tộc, cho thấy sự hi sinh thầm lặng của Người.

Tác phẩm “Đêm nay Bác không ngủ” đã vẽ nên bức chân dung ngời sáng của Bác với tình yêu thương bao la rộng lớn. Đồng thời thể hiện sự cảm phục, tình cảm yêu mến của người chiến sĩ đối với vị lãnh tụ.

(Sưu tầm)

ADMICRO

Lời kết

- Học xong bài này, các em cần nắm:

+ Biết cách tìm đọc các bài thơ có yếu tố tự sự, miêu tả.

+ Phân tích được bài thơ có yếu tố tự sự, miêu tả.

Hỏi đáp bài Tự đánh giá bài 7 Ngữ văn 6

Trong quá trình tìm hiểu bài học này, nếu có bất cứ khó khăn gì các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em.

-- Mod Ngữ văn 6 HỌC247

NONE
OFF