Với bài Tự đánh giá bài 6 Ngữ văn lớp 6 sách Cánh diều được Học247 biên soạn một cách kĩ càng nhằm giúp các em nắm được tiến trình bài học này. Từ đó, các em sẽ dễ dàng tiếp cận bài học trên lớp hơn. Chúc các em có một tiết học thật hiệu quả nhé!
Tóm tắt bài
1.1. Tự đánh giá - Anh cút lủi
Đọc văn bản Anh cút lủi và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
(1) Nhân vật Cun Cút không được nhà văn khắc họa thông qua yếu tố nào?
A. Hành động.
B. Lời nói.
C. Suy nghĩ.
D. Trang phục.
Đáp án:
D. Trang phục.
-> Nhân vật Cun Cút không được nhà văn khắc họa thông qua yếu tố trang phục.
(2) Để làm nổi bật cuộc sống của Cun Cút, nhà văn đã sáng tạo ra cuộc đối thoại giữa nhân vật này với nhân vật nào?
A. Bồ Chao.
B. Ong thợ.
C. Cóc.
D. Nhài.
Đáp án:
B. Ong thợ.
-> Để làm nổi bật cuộc sống của Cun Cút, nhà văn đã sáng tạo ra cuộc đối thoại giữa nhân vật này với nhân vật Ong thợ.
(3) Suy nghĩ nào của Cun Cút được lặp đi lặp lại để từ đó làm bật lên tính cách của nhân vật này?
A. Phải chấm dứt cuộc đời luôn luôn lủi tránh.
B. Gì mà phải vội! Ngày mai rồi sẽ bắt đầu cũng chẳng sao.
C. Hôm nay là tiết xuân, phải đi chơi một vòng đã.
D. Không có gì tốt hơn cho sức khỏe bằng một giấc ngủ ngon.
Đáp án:
B. Gì mà phải vội! Ngày mai rồi sẽ bắt đầu cũng chẳng sao.
-> Suy nghĩ của Cun Cút được lặp đi lặp lại để từ đó làm bật lên tính cách của nhân vật là: Gì mà phải vội! Ngày mai rồi sẽ bắt đầu cũng chẳng sao.
(4) Vì sao Cun Cút đến nay vẫn phải chui bờ, ở bụi?
A. Vì Cun Cút thích sống chui bờ, ở bụi.
B. Vì Cun Cút không đủ vật liệu để làm nhà.
C. Vì Cun Cút luôn đưa ra lí do để lùi việc.
D. Vì Cun Cút không làm theo hướng dẫn của Ong thợ.
Đáp án:
C. Vì Cun Cút luôn đưa ra lí do để lùi việc.
-> Cun Cút đến nay vẫn phải chui bờ, ở bụi vì Cun Cút luôn đưa ra lí do để lùi việc.
(5) Theo em, qua nhân vật Cun Cút, nhà văn muốn phê phán kiểu người nào trong xã hội?
A. Người lười biếng, ngại làm việc.
B. Người nhút nhát, thiếu tự tin.
C. Người thiếu kiên trì, kiên nhẫn.
D. Người không cầu thị.
Đáp án:
A. Người lười biếng, ngại làm việc.
-> Theo em, qua nhân vật Cun Cút, nhà văn muốn phê phán kiểu người lười biếng, ngại làm việc.
(6) Loài ong chúng tôi xem việc xây dựng là việc vô cùng quan trọng. Chúng tôi xây dựng hàng nghìn căn phòng ở trên những thân cây cao, đến bọn Cáo già cũng không thể mon men mò đến được. Các câu văn trên không nói về tính cách nào của loài ong?
A. Chăm chỉ.
B. Cẩn trọng.
C. Kiên trì.
D. Trung thực.
Đáp án:
A. Chăm chỉ.
-> Các câu văn trên không nói về tính cách chăm chỉ của loài ong.
(7) Truyện có phải do nhân vật Ong thợ kể lại?
A. Đúng.
B. Sai.
Đáp án:
B. Sai.
-> Truyện không phải do nhân vật Ong thợ kể lại.
(8) Câu nào có chủ ngữ được mở rộng? Hãy chỉ ra thành phần mở rộng của chủ ngữ.
- Anh hay kiếm chuyện nói quanh.
- Những anh lười biếng hay kiếm chuyện nói quanh.
Đáp án:
- Câu có chủ ngữ được mở rộng là: Những anh lười biếng hay kiếm chuyện nói quanh. Thành phần mở rộng của chủ ngữ: phần phụ trước "những", phần phụ sau "lười biếng".
(9) Hãy viết câu văn sau theo hướng mở rộng thành phần chủ ngữ: Ong xây dựng hàng nghìn căn phòng ở trên những thân cây cao.
Đáp án:
- Những chú ong chăm chỉ xây dựng hàng nghìn căn phòng ở trên những thân cây cao.
(10) Câu nói của Ong thợ: "Nhưng đã nghĩ là phải làm, [...] Chúng tôi không bao giờ để đến ngày mai một việc có thể làm ngay hôm nay được" giúp em rút ra bài học gì? Hãy viết bài học đó trong khoảng 3 - 5 dòng.
Đáp án:
Trong câu chuyện Anh cút lủi của Võ Quảng, Ong thợ đã nói với Cun Cút rằng "Nhưng đã nghĩ là phải làm, [...] Chúng tôi không bao giờ để đến ngày mai một việc có thể làm ngay hôm nay được.". Qua câu nói này, em rút ra được bài học về sự chăm chỉ. Nếu như cứ viện cớ để chuyện hôm nay sang ngày mai mới làm thì sẽ khó có thể thực hiện được công việc. Như việc anh Cun Cút viện đủ lí do: trời nắng, trời mưa, mệt,... nên đến tận bây giờ anh vẫn suốt ngày phải chui bờ, ở bụi. Vì vậy nếu như muốn làm điều gì thì phải quyết tâm, phải làm ngay chớ để ngày mai.
1.2. Hướng dẫn tự học
- Tìm đọc các truyện đồng thoại, truyện của Pu-skin, An-đéc-xen bằng cách:
+ Sử dụng các công cụ tìm kiếm trên internet, nhập từ khóa truyện đồng thoại và truyện của Pu-skin, An-đéc-xen.
+ Mượn sách ở thư viện của trường hoặc người thân, bạn bè.
+ Mua ở các hiệu sách,...
- Lưu ý trong và sau khi đọc:
+ Ghi lại những cảm xúc hoặc điều tâm đắc, thích thú hoặc băn khoăn của em,...
+ Tóm tắt truyện và ghi nhật ký đọc sách sau khi em đã đọc.
Bài tập minh họa
Bài tập: Em hãy tóm tắt một truyện đồng thoại em đã học dưới dạng một bài văn ngắn.
a. Hướng dẫn giải:
- Chọn truyện mà em nắm rõ nội dung nhất.
- Bài văn cần có bố cục 3 phần đầy đủ: Mở bài, thân bài và kết bài.
b. Lời giải chi tiết:
Dế Mèn phiêu lưu ký là một tác phẩm nổi tiếng dành cho thiếu nhi. Nổi bật trong truyện là Dế Mèn được nhà văn Tô Hoài khắc họa vô cùng chân thực và sinh động.
Dế Mèn chỉ vì thói kiêu căng, ngạo mạn của mình đã khiến cho Dế Choắt - người bạn hàng xóm yếu ớt phải chết oan uổng. Mở đầu đoạn trích, nhà văn đã khắc họa đặc điểm ngoại hình của Dế Mèn. Chàng ta hiện lên với một thân hình cường tráng, khỏe mạnh. Với đôi càng mẫm bóng, chiếc cánh ngày xưa chỉ như chiếc áo ghi lê ngắn tủn tới ngang mông thì nay dài như một chiếc áo khoác choàng ngoài. Cái đầu to nổi lên từng tảng trông rất oai vệ. Hàm răng đen nhánh sắc nhọn nhai cỏ cứ “ngoàm ngoạp” như một chiếc máy sản xuất, nên Dế Mèn càng lớn nhanh. Những bước đi bách bộ, cả người rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn. Chốc chốc dế ta lại trịnh trọng và khoan thai đưa cả hai chân lên vuốt râu. Dế Mèn kiêu căng nghĩ mình là nhất nê dám cà khịa với tất cả mọi bà con trong xóm: quát mắng chị Cào Cào, đá ghẹo anh Gọng Vó… Có thể thấy rằng nhà văn Tô Hoài đã vô cùng tinh tế trong việc nhân vật Dế Mèn.
Nhưng một tình huống xảy ra khiến cho Dế Mèn không còn kiêu căng, ngạo mạn nữa. Dế Choắt - người bạn hàng xóm thường vị Dế Mèn giễu cợt vì vẻ ngoài ốm yếu còi cọc, quanh năm mắc bệnh hen suyễn động tí là thở dốc, mệt mỏi. Người Dế Choắt dài lêu nghêu như một người nghiện ma túy, trông thật xấu xí vô cùng. Nếu Dế Choắt luôn tôn trọng, thậm chí coi Dế Mèn là bậc đàn anh. Thì Dế Mèn lại thiếu tình thương sự cảm thông với bạn mình. Dế Choắt nhờ Dế Mèn đào một cái hang thông sang nhà, để phòng lúc hoạn nạn có chỗ thoát thân. Nhưng Dế Mèn lại lên giọng giễu cợt bạn rồi bỏ về. Một hôm, Dế Choắt và Dế Mèn đứng trước cửa hang của mình nhìn thấy chị Cốc đang tìm tôm tép kiếm ăn. Dế Mèn nổi hứng muốn chọc tức chị Cốc mặc Dế Choắt can ngăn. Cuối cùng, Dế Choắt phải chịu tội thay Dế Mèn, bị chị Cốc mổ cho đến chết. Nghe tiếng kêu thảm thiết của Dế Choắt, Dế Mèn kinh hãi nhưng cũng không dám ra cứu. Chờ tới lúc nghe ngóng tiếng bước chân chị Cốc đi xa rồi mới dám mò sang hang Dế Choắt xem tình hình thì thấy Dế Choắt nằm thoi thóp sắp chết rồi. Chỉ lúc này, Dế Mèn mới ân hận, nhận ra được sai lầm của mình.
Với đoạn trích này, nhà văn muốn gửi gắm cho các bạn nhỏ một lời khuyên sâu sắc: Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có đầu óc mà không biết nghĩa sớm muộn rồi cũng mang vạ vào thân mình.
(Sưu tầm)
Lời kết
- Học xong bài này, các em cần nắm:
+ Biết cách tìm đọc các truyện đồng thoại, truyện của Pu-skin, An-đéc-xen.
+ Tóm tắt được truyện sau khi đã đọc.
Hỏi đáp bài Tự đánh giá bài 6 Ngữ văn 6
Trong quá trình tìm hiểu bài học này, nếu có bất cứ khó khăn gì các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em.
-- Mod Ngữ văn 6 HỌC247