OPTADS360
NONE
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Thực hành Tiếng Việt (Trang 9) - Ngữ văn 6 Tập 2 Kết nối tri thức


Nhằm giúp các em học sinh lớp 6 có thêm tài liệu tham khảo khi tiếp cận bộ sách mới - Kết nối tri thức, Học247 mời các em cùng tham khảo bài học Thực hành Tiếng Việt (Trang 9) dưới đây. Hy vọng bài học này sẽ hữu ích với các em. Mời các em cùng tham khảo nhé!

ADMICRO/lession_isads=0
 
 

Tóm tắt bài

1.1. Nghĩa của từ ngữ

- Nghĩa của từ được hình thành do các yếu tố khác nhau tác động trong đó có có yếu tố ngoài ngôn ngữ: sự vật, hiện tượng, tư duy. Nhân tố trong ngôn ngữ đó là cấu trúc của ngôn ngữ.

- Ví dụ: Trung thực: Con người có tính thật thà, thắng thẳn.

1.2. Từ ghép và từ láy

- Từ ghép là những từ được cấu tạo bằng cách ghép những tiếng lại với nhau, các tiếng được ghép có quan hệ với nhau về nghĩa. Ví dụ: Cây cỏ => cây, cỏ là những loài thực vật sống bằng dinh dưỡng từ đất, ánh sáng và không khí.

- Từ láy là từ được cấu tạo bằng cách láy lại (điệp lại) một phần phụ âm hoặc nguyên âm, hay toàn bộ tiếng ban đầu. Ví dụ:

  • Long lanh  => láy phụ âm đầu
  • Lấm tấm => láy vần “ấm”
  • Ầm ầm => láy toàn bộ.

1.3. Cụm từ và biện pháp tu từ

a. Cụm từ:

- Cụm từ cố định là đơn vị do một số từ hợp lại, tồn tại với tư cách một đơn vị có sẵn như từ, có thành tố cấu tạo và ngữ nghĩa cũng ổn định như từ.

- Ví dụ: sinh viên, học tập, đỏ rực, ngon lành, hoa hồng,… ăn ốc nói mò, mặt trái xoan, vênh váo như bố vợ phải đấm,…

b. Biện pháp tu từ so sánh:

- So sánh - biện pháp tu từ ngữ nghĩa nhằm đối chiếu hai hay nhiều đối tượng khác loại nhau nhưng giống nhau ở một điểm nào đó (chứ không đồng nhất hoàn toàn) để đem đến một cách tri giác mới mẻ về đối tượng.

- Ví dụ: “Còn bước chân của bạn sẽ gọi mình ra khỏi hang như là tiếng nhạc”.

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA

Bài tập minh họa

Bài tập 1: Xác định từ láy trong các dòng thơ sau và cho biết chúng thuộc vào loại từ láy nào:

Gió nâng tiếng hát chói chang

Long lanh lưỡi hái liếm ngang chân trời

Tay nhè nhẹ chút, người ơi

Trông đôi hạt rụng hạt rơi xót lòng.

Mảnh sân trăng lúa chất đầy

Vàng tuôn trong tiếng máy quay xập xình

Nắng già hạt gạo thơm ngon

Bưng lưng cơm trắng nắng còn thơm tho.

a. Hướng dẫn giải:

- Xem lại lý thuyết về từ láy để giải bài tập này.

- Đọc kĩ đoạn thơ trên và liệt kê những từ láy.

b. Lời giải chi tiết:

- Các từ láy là: chói chang, long lanh, nhè nhẹ, xập xình, thơm tho.

- Đây đều là các từ láy phụ âm đầu.

Bài tập 2: Nêu biện pháp tu từ được dùng trong những cụm từ sau: "Lớn nhanh như thổi", "chết như ngả rạ". Vận dụng biện pháp tu từ này để nói về một sự vật hoặc hoạt động được kể trong truyện Thánh Gióng.

a. Hướng dẫn giải:

- Xem lại lý thuyết về biện pháp tu từ so sánh để giải bài tập này.

b. Lời giải chi tiết:

- Biện pháp tu từ: So sánh (như)

- Vận dụng:

  • Gót ngựa của Thánh Gióng đi đến đâu, giặc chết như ngả rạ đến đấy.
  • Thánh Gióng lớn nhanh như thổi, chẳng mấy chốc đã vươn vai trở thành tráng sĩ.

Bài tập 3: "Giả" trong "sứ giả" có nghĩa là người, kẻ. Hãy tìm một số từ có yếu tố "giả" được dùng theo nghĩa như vậy và giải thích nghĩa của những từ đó.

a. Hướng dẫn giải:

- Có thể tham khảo internet, sách văn học, từ điển tiếng Việt để giải bài tập này.

b. Lời giải chi tiết:

- Kí giả: Nhà báo.

- Tác giả: Người trực tiếp sáng tạo ra toàn bộ hoặc một phần tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học nào đó

- Độc giả: Người đọc sách, báo… được đặt trong quan hệ với tác giả, nhà xuất bản, cơ quan báo chí, thư viện.

- Diễn giả: Người diễn thuyết hoặc nói chuyện về một chuyên đề trước đông người.

- Khán giả: Người xem biểu diễn nghệ thuật, võ thuật, thi đấu thể thao,...

- Học giả: Người chuyên làm công tác nghiên cứu và có tri thức khoa học sâu rộng.

ADMICRO

Lời kết

- Học xong bài này, các em cần nắm:

+ Nhận biết và phân tích được từ ghép, từ láy, nghĩa của từ ngữ, cụm từ và biện pháp tu từ.

+ Trau dồi thêm kiến thức tiếng Việt cho bản thân.

Soạn bài Thực hành Tiếng Việt (Trang 9)

Bài học Thực hành Tiếng Việt (Trang 9) nhằm giúp các em có thêm vốn kiến thức phong phú về tiếng Việt. Để hiểu hơn về bài học này, các em có thể tham khảo thêm bài soạn chi tiết hoặc tóm tắt dưới đây:

Hỏi đáp bài Thực hành Tiếng Việt (Trang 9) Ngữ văn 6

Khi có vấn đề khó hiểu trong bài học này cần giải đáp, các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em.

-- Mod Ngữ văn 6 HỌC247

NONE
OFF