OPTADS360
NONE
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Thực hành đọc: Những cánh buồm - Ngữ văn 6 Tập 1 Kết nối tri thức


Mời các em học sinh cùng tham khảo bài học Thực hành đọc: Những cánh buồm thuộc bộ sách Kết nối tri thức. Với bài học này, các em sẽ nắm được ý nghĩa hình ảnh những cánh buồm qua cuộc trò chuyện của hai cha con. Hy vọng các em sẽ có một tiết học thật sinh động.

ADMICRO/lession_isads=0
 
 

Tóm tắt bài

1.1. Trước khi đọc

Em có suy nghĩ gì về hình ảnh những cánh buồm?

Gợi ý:

- Hình ảnh cánh buồm chỉ giương cao khi con thuyền ra khơi đánh cá -> Chứa đựng hoài bão to lớn, hi vọng thành công trong tương lai.

1.2. Đọc văn bản

a. Cảnh hai cha con đi dạo trên bãi biển:

- Hoàn cảnh: Sau một đêm mưa rả rích.

- Khung cảnh bãi biển: ánh mặt trời rực rỡ, biển trong xanh, cát trở nên mịn màng.

- Hình ảnh cha và con: bóng cha dài lênh khênh, bóng con tròn chắc nịch.

- Khi lắng nghe tiếng chân con bước, lòng cha cảm thấy sung sướng.

b. Cuộc trò chuyện của hai cha con:

* Cuộc trò chuyện đầu tiên:

- Người con:

Con bỗng lắc tay cha khẽ hỏi:

Cha ơi!

Sao xa kia chỉ thấy nước thấy trời

Không thấy nhà, không thấy cây, không thấy người ở đó?

+ Lời nói trực tiếp: tiếng con gọi cha đầy thân thương, trìu mến.

+ Điệp ngữ, sử dụng từ ngữ phủ định: thấy..., không thấy...

→ Sự tò mò ngây ngô của đứa con muốn khám phá về cuộc sống.

- Người cha:

Nghe con bước lòng vui phơi phới.

Cha mỉm cười xoa đầu con nhỏ:

Theo cánh buồm đi mãi đến nơi xa

Sẽ có cây có cửa có nhà.

Vẫn là đất nước của ta,

Nhưng nơi đó cha chưa hề đi đến.

+ Lời nói trực tiếp: giải thích cho con những điều con chưa biết.

+ Tâm trạng: lòng vui phơi phới, mỉm cười. 

→ Niềm vui vì cùng con đi dạo, thể hiện tình cha con.

- Điệp ngữ: sẽ..., điệp từ ở câu trước: cây, cửa, nhà.

→ Giải thích một cách nhẹ nhàng cho con, ngầm ám chỉ bản thân cũng muốn khám phá phía "nơi xa" kia.

* Cuộc trò chuyện thứ hai:

- Người con:

Con lại trỏ cánh buồm xa nói khẽ:

Cha mượn cho con buồm trắng nhé,

Để con đi...

+ Dùng hành động kết hợp với lời nói trực tiếp nhưng vẫn giữ thái độ “nói khẽ” như sợ cảnh vật giật mình, làm phá đi không gian yên bình.

+ Lời đề nghị ngây thơ: mượn buồm trắng.

+ Mục đích: Để con đi... → Câu nói bỏ lửng, dấu ba chấm tạo nhiều liên tưởng. 

→ Có thể là do ba không nghe rõ hoặc thể hiện khát vọng muốn khám phá thế giới.

- Người cha:

Lời của con hay tiếng sóng thầm thì

Hay tiếng của lòng cha từ một thời xa thẳm?

+ Lời nói gián tiếp.

+ Không chắc chắn về câu nói vừa rồi: là của con hay của sóng hay của chính lòng mình.

+ Câu hỏi tu từ → Đó cũng đồng thời là khát vọng của người cha từ thuở còn nhỏ nhưng chưa thực hiện được. Người cha thấy mình trong chính ước mơ của con.

c. Ý nghĩa hình ảnh những cánh buồm:

- Trong bài thơ, hình ảnh cánh buồm chứa đựng nhiều ý nghĩa: 

+ Cánh buồm tượng trưng cho những ước mơ, khát vọng, hoài bão,… của bao thế hệ. Đó là cánh buồm của con thuyền chở ước mơ của tuổi thơ đi đến những chân trời mới, cuộc sống mới, khát vọng mới. 

+ Cánh buồm cũng tượng trưng cho tinh thần, ý chí sẵn sàng đương đầu với thử thách, đối mặt với sóng gió để vươn tới thành công. 

+ Hình ảnh những cánh buồm trên biển buổi sớm mai sau trận mưa đêm là một hình ảnh đẹp, lãng mạn. Trận mưa đêm gợi liên tưởng đến những âm u, ảm đạm đã qua, nhường chỗ cho một bình minh tươi sáng, rục rỡ, ấm áp, hứa hẹn một tương lai với bao điều tốt đẹp. 

1.3. Sau khi đọc

a. Tác giả:

- Hoàng Trung Thông (1925 - 1993) là nhà thơ tiêu biểu của nền thơ ca cách mạng Việt Nam.

- Quê hương: huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An.

- Ông tham gia cách mạng từ trước năm 1945, từng đảm nhận nhiều chức trách quan trọng như cán bộ văn nghệ của khu ủy Liên khu IV, tỉnh ủy viên tỉnh ủy Nghệ An, Ủy viên Tiểu ban Văn nghệ Trung ương…

- Một số tác phẩm tiêu biểu: Quê hương chiến đấu (thơ, 1955), Chặng đường mới của văn học chúng ta (tiểu luận, 1961), Những cánh buồm (thơ, 1964), Cuộc sống thơ và thơ cuộc sống (tiểu luận, 1979), Hương mùa thơ (thơ, 1984)...

b. Tác phẩm:

- Xuất xứ: Bài thơ được in trong tập thơ "Những cánh buồm" của nhà thơ Hoàng Trung Thông.

- Thể thơ: Bài thơ Những cánh buồm được viết theo thể thơ tự do.

- Bố cục: Gồm 2 phần:

  • Phần 1. Từ đầu đến "Nghe con bước, lòng vui phơi phới": Cảnh hai cha con đi dạo trên bãi biển.
  • Phần 2. Còn lại: Cuộc trò chuyện của hai cha con.
VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA

Bài tập minh họa

Bài tập: Em hãy phân tích hai câu thơ sau:

Cha lại dắt con đi trên cát mịn

Ánh nắng chảy đầy vai.

(Những cánh buồm - Hoàng Trung Thông)

a. Hướng dẫn giải:

- Phân tích nghệ thuật ẩn dụ được sử dụng trong hai câu thơ trên.

- Nêu cảm nhận chung của em về hai câu thơ trên.

b. Lời giải chi tiết:

Trong kho tàng văn học Việt Nam có rất nhiều bài thơ viết về tình cảm cha con một cách đầy cảm động, khiến người đọc phải suy ngẫm về tình cảm đáng quý ấy, các tác giả thường gửi gắm những bài học quý giá trong tình cảm cha con thiêng liêng ấy một cách khéo léo và tinh tế, trong đó phải kể đến bài thơ Những cánh buồm của nhà thơ Hoàng Trung Thông. Trong bài thơ, tác giả viết:

Cha lại dắt con đi trên cát mịn

Ánh nắng chảy đầy vai.

Trong câu thơ đó, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật ẩn dụ ở dòng thơ:

Ánh nắng chảy đầy vai

Biện pháp ẩn dụ của tác giả rất tinh tế và đặc sắc gợi cho người đọc cảm thấy ánh nắng tràn ngập khắp mọi nơi đây và đặc quánh. Hai dòng thơ đã gợi cho người đọc cảm thấy như hình dung ra trước mắt họ cảnh hai cha con dắt nhau đi xem những cánh buồm trên biển vào một buổi chiều đầy nắng. Câu thơ tuy ngắn nhưng rất hay và sinh động. Đây là bức tranh hài hoà, màu sắc rực rỡ lại chan hòa. Qua đó, cho ta thấy một lần nữa và khẳng định lòng yêu quê hương đất nước, nhất là với những cánh buồm tuổi thơ của nhà thơ Hoàng Trung Thông.

ADMICRO

Lời kết

- Học xong bài này, các em cần nắm:

+ Thực hành đọc một văn bản hiệu quả.

+ Rèn luyện và nâng cao kĩ năng tư duy và đọc hiểu.

+ Hiểu được nội dung, ý nghĩa bài Những cánh buồm.

Soạn bài Thực hành đọc: Những cánh buồm

Bài học Thực hành đọc: Những cánh buồm dưới đây thể hiện cảm xúc tự hào của người cha khi thấy con mình cũng ấp ủ những ước mơ đẹp như ước mơ của mình thời thơ ấu. Để hiểu hơn về bài học này, các em có thể tham khảo bài soạn chi tiết hoặc tóm tắt dưới đây:

Hỏi đáp bài Thực hành đọc: Những cánh buồm Ngữ văn 6

Các em học sinh thân mến khi gặp những vấn đề khó khăn trong việc tìm hiểu bài học này, các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

Một số bài văn mẫu về văn bản Thực hành đọc: Những cánh buồm

Bài thơ Những cánh buồm ca ngợi ước mơ khám phá cuộc sống của trẻ thơ, những ước mơ làm cho cuộc sống không ngừng tốt đẹp hơn. Để cảm nhận được những ước mơ ấy, các em có thể tham khảo thêm một số bài văn mẫu về bài Những cánh buồm dưới đây:

-- Mod Ngữ văn 6 HỌC247

NONE
OFF