OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Soạn bài Thực hành Tiếng Việt (Trang 92) - Ngữ Văn 6 Tập 1 Kết nối tri thức

Banner-Video

Bài soạn Thực hành Tiếng Việt (Trang 92) thuộc sách Kết nối tri thức dưới đây đã được Học247 biên soạn kĩ càng, chi tiết nhằm giúp các em làm phong phú thêm kiến thức tiếng Việt của bản thân. Mời các em cùng tham khảo nhé! Ngoài ra, để nắm vững hơn nội dung bài học, các em có thể tham khảo thêm Soạn bài Thực hành Tiếng Việt (Trang 92) tóm tắt.

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 

 

 
 

1. Tóm tắt nội dung bài học

1.1. Nhận biết từ đồng âm

- Từ đồng âm là những từ có âm giống nhau nhưng nghĩa khác nhau, không có mối liên hệ nào với nhau.

1.2. Nhận biết từ đa nghĩa

- Từ đa nghĩa là từ có hai hoặc nhiều hơn hai nghĩa, các nghĩa này có liên quan với nhau.

2. Soạn bài Thực hành Tiếng Việt (Trang 92)

Câu 1. Trong ba trường hợp sau ta có một từ bóng đa nghĩa hay có các từ bóng đồng âm với nhau? Giải thích nghĩa của từ đó trong từng trường hợp

a. Lờ đờ bóng ngả trăng nghênh

Tiếng hò xa vọng nặng tình nước non

b. Bóng đã lăn ra khỏi đường biên dọc.

c. Mặt bàn được đánh véc-ni thật bóng.

Trả lời:

- Các từ bóng trên là từ đồng âm với nhau.

- Giải thích:

  • Bóng a: Vùng không được ánh sáng chiếu tới do bị một vật che khuất, hoặc hình của vật ấy trên nền.
  • Bóng b: Quả cầu rỗng bằng cao su, da hoặc nhựa, dễ nẩy, dùng làm đồ chơi thể thao.
  • Bóng c: Nhẵn đến mức phản chiếu được ánh sáng gần như mặt gương.

Câu 2. Phân biệt nghĩa của từ in đậm trong các câu sau. Theo em, đó có phải là từ đồng âm hay không. Vì sao?

a.

- Đường lên xứ Lạng bao xa. (1)

- Những cây mía óng ả này chính là những nguyên liệu để làm đường. (2)

b.

- Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát. (1)

- Tôi mua bút này với gia hai mươi nghìn đồng. (2)

Trả lời:

a.

- Đường (1): khoảng không gian phải vượt qua để đi từ một địa điểm này đến một địa điểm khác.

- Đường (2): chất kết tinh có vị ngọt, được tạo ra từ mía hoặc củ cải đường.

b.

- Đồng (1): khoảng đất rộng và bằng phẳng để cày cấy, trồng trọt, v.v.

- Đồng (2): đơn vị tiền tệ.

=> Đây đều là các từ đồng âm nhưng khác nghĩa.

Câu 3. Nghĩa của từ trái trong những trường hợp sau đây có liên quan gì với nhau không? Vì sao?

a. Cây xoài trước sân nhà em có rất nhiều trái.

b. Bố vừa mua cho em một trái bóng.

c. Cách một trái núi với ba quãng đồng.

Trả lời:

- Nghĩa của từ trái trong ba dòng được cho có liên quan với nhau về mặt ý nghĩa. Có nghĩa giống nhau (là danh từ), chỉ danh xưng của một sự vật (quả xoài, quả bóng, quả núi). 

Câu 4. Xác định từ đồng âm và từ đa nghĩa trong các câu sau: 

a. Con cò có cái cổ cao.

b. Cổ tay em trắng như ngà

Con mắt em liếc như là dao câu

c. Phố cổ tạo nên vẻ đẹp riêng của Hà Nội.

Trả lời:

- Từ đồng âm: "cổ cao" và "cổ tay": chỉ một phận của cơ thể, phần đầu của các bộ phận.

- Từ đa nghĩa: "cổ" (phố cổ): sự cổ kính, rêu phong, đã cũ. 

Câu 5. Hãy giải thích nghĩa của từ nặng trong câu ca dao: Tiếng hò xa vọng, nặng tình nước non. Tìm thêm một số từ ngữ có từ nặng được dùng với nghĩa khác.

Trả lời:

- Nghĩa của từ nặng: có tình cảm gắn bó, không dễ dứt bỏ được

- Một số từ ngữ có từ nặng nhưng dùng với nghĩa khác:

  • cân nặng (có trọng lượng bao nhiêu đó)
  • phạt nặng (ở mức độ cao, có tác dụng làm cho phải chịu đựng nhiều, đòi hỏi nhiều sự vất vả hoặc có thể dẫn đến hậu quả tai hại, nghiêm trọng)
  • dấu nặng (tên gọi một thanh điệu của tiếng Việt)...

Để củng cố kiến thức bài một cách tốt hơn, các em có thể tham khảo thêm bài giảng Thực hành Tiếng Việt (Trang 92).

3. Hướng dẫn luyện tập

Câu hỏi: Xác định các trường hợp sau là từ đồng âm hay đa nghĩa?

a. Tai

(1) Chú mèo có một đôi tai nhỏ bé.

(2) Cái tai cốc được làm bằng nhôm.

b. Sai

(1) Cậu làm bài toán này sai rồi.

(2) Mẹ sai em đi mua trứng gà.

c. Sâu

(1) Cây mía này đã bị sâu.

(2) Chiếc giếng này rất sâu.

Trả lời:

a. Tai

  • Tai (1): Cơ quan ở đầu người hay động vật dùng để nghe.
  • Tai (2): Bộ phận ở một số vật, có hình dáng chìa ra giống như cái tai.

=> Từ đa nghĩa

b. Sai

  • Sai (1): Không giống, không phù hợp với cái hoặc điều có thật
  • Sai (2): Bảo người dưới làm việc gì đó cho mình

=> Từ đồng âm

c. Sâu

  • Sâu (1): Bị sâu ăn, hay bị hư hỏng tựa như sâu ăn
  • Sâu (2): Có khoảng cách bao nhiêu đó tính từ miệng hoặc bề mặt đến đáy.

=> Từ đồng âm

4. Hỏi đáp về bài Thực hành Tiếng Việt (Trang 92) Ngữ văn 6

Khi có vấn đề khó hiểu về bài soạn này cần giải đáp, các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em.

OFF