OPTADS360
ATNETWORK
RANDOM
ON
YOMEDIA

Soạn bài Thực hành Tiếng Việt (Trang 47) - Ngữ Văn 6 Tập 1 Kết nối tri thức

Banner-Video

Bài soạn Thực hành Tiếng Việt (Trang 47) thuộc bộ sách mới Ngữ văn 6 - Kết nối tri thức sẽ giúp các em nắm được những kiến thức quan trọng về Tiếng Việt như: Biện pháp tu từ, dấu câu, đại từ. Các em có thể tham khảo bài soạn chi tiết dưới đây nhé! Ngoài ra, để nắm vững hơn nội dung bài học, các em có thể tham khảo thêm Soạn bài Thực hành Tiếng Việt (Trang 47) tóm tắt.

AMBIENT-ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 

 

 
 

1. Tóm tắt nội dung bài học

1.1. Biện pháp tu từ

- Khái niệm: Ẩn dụ là biện pháp tu từ gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

- Phân loại:

- Có bốn kiểu ẩn dụ thường gặp:

+ Ẩn dụ hình thức - tương đồng về hình thức

+ Ẩn dụ cách thức - tương đồng về cách thức

+ Ẩn dụ phẩm chất - tương đồng về phẩm chất

+ Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác - chuyển từ cảm giác này sang cảm giác khác, cảm nhận bằng giác quan khác.

- Nhận biết được ẩn dụ trong một văn bản cụ thể.

1.2. Dấu câu

- Dấu câu được dùng để đánh dấu những lời nói trực tiếp là dấu ngoặc kép.

1.3. Đại từ

- Khái niệm: Đại từ là các từ ngữ được dùng để xưng hô hay dùng để thay thế các danh từ, động từ, tính từ hoặc cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ trong câu, với mục đích tránh lặp lại các từ ngữ nhiều lần.

- Phân loại:

+ Đại từ để trỏ

+ Đại từ để hỏi.

2. Soạn bài Thực hành Tiếng Việt (Trang 47)

Câu 1. Trong bài thơ Mây và sóng, mây và sóng là những hình ảnh ẩn dụ. Hai hình ảnh ấy có thể làm cho em liên tưởng tới những đối tượng nào.

Trả lời:

- Hình ảnh mây và sóng là biểu tượng cho thế giới thần tiên kì ảo mà em bé tưởng tượng ra. Nhưng mây và sóng cũng là những thú vui, những cám dỗ trong cuộc sống thường ngày mà con người rất dễ bị thu hút.

Câu 2. Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong hình ảnh bình minh vàng, vầng trăng bạc và nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó.

Trả lời:

- Biện pháp tu từ: ẩn dụ

- Tác dụng: gợi ra những thế giới đầy màu sắc, lung linh kì ảo của thiên nhiên mà mọi đứa trẻ đều bị hấp dẫn.

Câu 3. Xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ điệp ngữ trong đoạn thơ sau:

Nhưng con biết trò chơi khác hay hơn,

Con là sóng và mẹ sẽ là bến bờ kỳ lạ,

Con lăn, lăn, lăn mãi rồi sẽ cười vang vỡ tan vào lòng mẹ.

Và không ai trên thế giới này biết mẹ con ta ở chốn nào.

Trả lời:

- Điệp ngữ trong câu: Con lăn, lăn, lăn mãi rồi sẽ cười vang vỡ tan vào lòng mẹ.

- Tác dụng: Câu thơ đã gợi ra hình ảnh con là sóng, còn mẹ là biển. Con lăn, lăn, lăn mãi cũng giống như làn sóng vỗ. Từ đó nhấn mạnh sự gắn bó của con và mẹ, thể hiện tình cảm mẫu tử thiêng liêng.

Câu 4. Trong bài thơ Mây và sóng có nhiều đoạn dẫn lời nói trực tiếp của các nhân vật. Hãy cho biết dấu câu nào được dùng để đánh dấu những lời nói trực tiếp đó.

Trả lời:

- Trong bài thơ Mây và sóng có nhiều đoạn dẫn lời nói trực tiếp của các nhân vật: con, mây, sóng. Dấu câu hai chấm được dùng để đánh dấu những lời nói trực tiếp.

Câu 5. "Bọn tớ" trong những lời nói trực tiếp ở bài Mây và sóng dùng để chỉ những ai?

Trả lời:

- "Bọn tớ" trong những lời nói trực tiếp ở bài Mây và sóng dùng để chỉ những người "trên mây" và "trong sóng". Đó là những người vô cùng hấp dẫn giữa vũ trụ rực rỡ sắc màu với bình minh vàng, vầng trăng bạc, tiếng đàn du dương bất tận và được đi khắp nơi. 

Câu 6. Trong tiếng Việt, ngoài "bọn tớ" còn một số đại từ nhân xưng khác cũng thuộc ngôi thứ nhất số nhiều như "chúng ta", "chúng tôi", "bọn mình", "chúng tớ". Có thể dùng một từ ngữ nào trong số đó để thay thế cho "bọn tớ" trong bản dịch không? Vì sao?

Trả lời:

- Trong tiếng Việt, ngoài "bọn tớ" còn một số đại từ nhân xưng khác cũng thuộc ngôi thứ nhất số nhiều như "chúng ta", "chúng tôi", "bọn mình", "chúng tớ". Dùng từ "bọn tớ" trong bản dịch là hay và tinh tế nhất. Nó thể hiện rõ đối tượng, chủ thể trong mỗi cuộc trò chuyện với cậu bé là những người "trên mây" và "trong sóng". 

Để củng cố kiến thức bài một cách tốt hơn, các em có thể tham khảo thêm bài giảng Thực hành Tiếng Việt (Trang 47).

3. Hướng dẫn luyện tập

Câu hỏi: Em hãy tìm hình ảnh ẩn dụ trong bài ca dao sau:

"Thuyền về có nhớ bến chăng

Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền"

(Ca dao)

Trả lời:

- Hình ảnh ẩn dụ:

+ Thuyền ẩn dụ cho người con trai.

+ Bến ẩn dụ cho người con gái.

4. Hỏi đáp về bài Thực hành Tiếng Việt (Trang 47) Ngữ văn 6

Khi có vấn đề khó hiểu về bài soạn này cần giải đáp, các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em.

OFF