OPTADS360
ATNETWORK
RANDOM
ON
YOMEDIA

Soạn bài Thực hành Tiếng Việt (Trang 20) - Ngữ Văn 6 Tập 1 Kết nối tri thức

Banner-Video

Nhằm giúp các em phân biệt được từ đơn và từ phức, nhận diện được biện pháp tu từ so sánh Học247 xin gửi đến các em bài soạn nằm trong sách Ngữ văn 6 Kết nối tri thức Thực hành Tiếng Việt (Trang 20) dưới đây. Hy vọng bài soạn này sẽ hữu ích với các em. Mời các em cùng tham khảo nhé! Ngoài ra để nắm vững hơn nội dung bài học, các em có thể tham khảo thêm Soạn bài Thực hành Tiếng Việt (Trang 20) tóm tắt.

AMBIENT-ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 

 

 
 

1. Tóm tắt nội dung bài học

1.1. Từ đơn và từ phức

- Từ gồm hai loại là: từ đơn và từ phức.

+ Từ đơn là các từ chỉ gồm một tiếng.

+ Từ phức gồm từ ghép và từ láy.

1.2. Nghĩa của từ ngữ

- Nghĩa của từ ngữ là nội dung gồm có tính chất, chức năng, khái niệm, quan hệ… mà từ biểu thị.

1.3. Biện pháp tu từ so sánh

- Biện pháp tu từ so sánh là đối chiếu 2 hay nhiều sự vật, sự việc mà giữa chúng có những nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho lời văn. Ví dụ: Cô giáo em hiền như cô Tấm.

- Các kiểu so sánh:

+ Phân loại theo mức độ.

+ Phân loại theo đối tượng.

2. Soạn bài Thực hành Tiếng Việt (Trang 20)

Câu 1. Kẻ bảng và điền các từ in đậm trong đoạn văn đã cho.

Trả lời:

Từ đơn

Từ phức

Từ ghép

Từ láy

tôi, nghe, người

bóng mỡ, ưa nhìn

hủn hoẳn, phành phạch, giòn giã, rung rinh

 

Câu 2. Trong Bài học đường đời đầu tiên có những từ láy mô phỏng âm thanh như: véo von, hừ hừ. Hãy tìm thêm những từ láy khác thuộc loại này ở trong văn bản.

Trả lời:

- Các từ láy khác là: phanh phách, phành phạch, giòn giã, ngoàm ngoạp, văng vẳng, thảm thiết.

Câu 3. Tìm và nêu tác dụng của từ láy trong các câu sau:

- Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi cô cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ.

- Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc.

- Mỗi bước đi, tôi làm điệu dún dẩy các khoeo chân, rung lên rung xuống hai chiếc râu.

Trả lời:

- Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi cô cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ

  • Từ láy: thỉnh thoảng, phanh phách
  • Tác dụng: cho thấy sự khỏe mạnh của Dế Mèn.

- Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc

  • Từ láy: ngoàm ngoạp
  • Tác dụng: gợi tả âm thanh tiếng nhai của Dế Mèn.

- Mỗi bước đi, tôi làm điệu dún dẩy các khoeo chân, rung lên rung xuống hai chiếc râu

  • Từ láy: dún dẩy
  • Tác dụng: gợi tả hành động của Dế Mèn.

Câu 4. Từ ngữ trong Bài học đường đời đầu tiên được sử dụng rất sáng tạo. Một số từ ngữ được dùng theo nghĩa khác với nghĩa thông thường, chẳng hạn nghèo trong nghèo sức, mưa dầm sùi sụt trong điệu hát mưa dầm sùi sụt. Hãy giải thích nghĩa thông thường của từ nghèo, mưa dầm sùi sụt và nghĩa trong văn bản của những từ ngữ này.

- Nghèo.

- Mưa dầm sụt sùi.

Trả lời:

- Nghèo:

  • Nghèo: có rất ít tiền của, không đủ để đáp ứng những yêu cầu tối thiểu của đời sống vật chất.
  • Nghèo sức: yếu ớt, không có sức lực để làm bất cứ việc gì.

- Mưa dầm sụt sùi:

  • Mưa dầm sụt sùi: tiếng mưa nhỏ, kéo dài rả rích.
  • điệu hát mưa dầm sụt sùi: tiếng hát kéo dài có chút buồn bã.

Câu 5. Đặt câu với các thành ngữ sau: Ăn xổi ở thì, tắt lửa tối đèn, hôi như cú mèo.

Trả lời:

- Giải thích:

  • Ăn xổi ở thì: cách sống tạm bợ cho qua ngày, không tính đến ổn định lâu dài
  • Tắt lửa tối đen: chỉ tình huống bất trắc, khó khăn, cần sự giúp đỡ của những người xung quanh.
  • Hôi như cú mèo: không sạch sẽ, hối hám như cú mèo.

- Đặt câu:

  • Anh ta không có người thân nên cứ sống ăn xổi ở thì vậy thôi.
  • Hàng xóm nên biết yêu thương, phòng khi tắt lửa tối đèn còn có người giúp đỡ.
  • Anh ta hôi như cú mèo vậy.

Câu 6. Trong đoạn trích Bài học đường đời đầu tiên có những hình ảnh so sánh thú vị, sinh động. Hãy tìm một số câu văn có sử dụng biện pháp tu từ so sánh trong văn bản này và chỉ ra tác dụng của biện pháp tu từ đó.

Trả lời:

- Những ngọn cỏ hãy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua.

- Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc.

- Cái chàng Dế Choắt, người gầy gò và dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốc phiện.

- Đã thanh niên rồi mà cánh chỉ ngắn củn đến giữa lưng, hở cả mạng sườn như người cởi trần mặc áo gi-lê.

- Chú mày hôi như cú mèo thế này, ta nào chịu được.

- Đến khi định thần lại, chị mới trợn tròn mắt, giương cánh lên, như sắp đánh nhau.

- Mỏ Cốc như cái dùi sắt, chọc xuyên cả đất.

- Như đã hả cơn tức, chị Cốc đứng rỉa lông cánh một lát nữa rồi lại bay là xuống đầm nước, không chút để ý cảnh khổ đau vừa gây ra.

=> Tác dụng: Các hình ảnh so sánh trên giúp khắc họa một cách sinh động đặc điểm của các nhân vật trong truyện: sự khỏe mạnh cường tráng của Dế Mèn, sự yếu ớt của Dế Choắt hay sự tức giận của chị Cốc. Qua các hình ảnh so sánh, các nhân vật trở nên gần gũi hơn, giống như con người.

Trên đây là những gợi ý trả lời chi tiết và đầy đủ nhất hệ thống câu hỏi thuộc phần hướng tìm hiểu bài học mà các em phải hoàn thành trong quá trình soạn bài Thực hành Tiếng Việt (Trang 20). Ngoài ra, để củng cố và nâng cao kiến thức bài học được tốt hơn mời các em xem thêm bài giảng Thực hành Tiếng Việt (Trang 20)

3. Hướng dẫn luyện tập

Câu hỏi: Em hãy viết một đoạn văn ngắn có sử dụng biện pháp tu từ so sánh.

Trả lời:

Em luôn thích ngắm quê em vào những buổi sáng sớm tinh mơ, bởi vì khi ấy em mới cảm nhận được cảnh vật bắt đầu một ngày mới thật trong lành, ấm áp làm sao. Chúng ta sẽ thấy được những cô mây dậy thật sớm, dạo chơi trên những đồi núi cao đằng xa. Các bé sương tinh nghịch đang nhảy nhót trên những chiếc lá non. Ông mặt trời như lòng đỏ trứng gà được đặt trên chiếc mâm màu xanh dương. Còn chị gió thì mải miết rong chơi và nô đùa cùng hoa lá. Từng chú chim đua nhau ca hát để đón chào một ngày mới. Tất cả hài hòa và cùng tạo nên một bức tranh thiên nhiên thật sống động. Những tia nắng đầu tiên cũng bắt đầu phớt nhẹ đây đó trên các thửa ruộng còn chìm trong màn sương bằng bạc làm cả biển lúa xao động tạo thành những làn sóng nhẹ xô đuổi nhau chạy mãi ra xa. Lác đác đã có mấy bác nông dân đi thăm đồng, thỉnh thoảng họ lại cúi xuống xem xét. Có lẽ, năm nay được mùa bội thu. Buổi sớm quê em bình yên như thế đấy!

-> Câu văn có biện pháp tu từ so sánh: Ông mặt trời như lòng đỏ trứng gà được đặt trên chiếc mâm màu xanh dương.

4. Hỏi đáp về bài Thực hành Tiếng Việt (Trang 20) Ngữ văn 6

Khi có vấn đề khó hiểu về bài soạn này cần giải đáp, các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

OFF