OPTADS360
ATNETWORK
RANDOM
ON
YOMEDIA

Soạn bài Nội dung ôn tập Học kì 2 - Ngữ văn 6 Tập 2 Cánh diều

Banner-Video

Mời các em học sinh lớp 6 cùng tham khảo bài soạn Nội dung ôn tập Học kì 2 dưới đây nhằm giúp các em học sinh ôn tập lại những kiến thức đã học trong Học kì 2 của sách Cánh diều Ngữ văn 6. Hy vọng rằng bài soạn này sẽ hữu ích với các em. Mời các em cùng tham khảo nhé!

AMBIENT-ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 

 

 
 

1. Tóm tắt nội dung bài học

1.1. Nội dung ôn tập

a. Đọc hiểu văn bản:

- Bài học đường đời đầu tiên

- Ông lão đánh cá và con cá vàng

- Cô bé bán diêm

- Đêm nay Bác không ngủ

- Lượm

- Gấu con chân vòng kiềng

- Vì sao chúng ta phải đối xử thân thiện với động vật?

- Khan hiếm nước ngọt

- Tại sao nên có vật nuôi trong nhà?

- Bức tranh của em gái tôi 

- Điều không tính trước

- Chích bông ơi!

- Phạm Tuyên và ca khúc mừng chiến thắng

- Điều gì giúp bóng đá Việt Nam chiến thắng?

- Những phát minh tình cờ và bất ngờ

b. Viết:

Các kiểu văn bản đã được luyện viết:

- Văn bản tự sự, miêu tả, biểu cảm.

- Văn bản nghị luận xã hội.

- Tóm tắt văn bản thông tin.

- Viết biên bản.

c. Nói và nghe:

- Nói:

+ Kể lại được câu chuyện mà mình muốn kể.

+ Biết cách ngắt ngừng, nhấn mạnh vào trọng tâm câu chuyện.

+ Câu chuyện nói phải được miêu tả rõ ràng mạch lạc, nêu ra được vấn đề thảo

- Nghe:

+ Nắm được nội dung trình bày của người khác.

+ Có thái độ và kĩ năng nghe phù hợp.

d. Tiếng Việt:

Các nội dung tiếng Việt được học là:

- Từ láy, từ ghép.

- Cụm từ (cụm danh từ, cụm tính từ,...).

- Thành ngữ.

- Hoán dụ.

- Mở rộng chủ ngữ.

- Từ Hán Việt.

- Trạng ngữ.

- Dấu ngoặc kép.

- Lựa chọn từ ngữ và cấu trúc câu.

1.2. Định hướng đánh giá

- Đánh giá dựa trên nội dung và hình thức.

2. Soạn bài Nội dung ôn tập Học kì 2

Câu 1. Thống kể tên các thể loại, kiểu văn bản và tên văn bản cụ thể đã học trong sách Ngữ văn 6, tập hai.

Trả lời:

Thể loại Tên văn bản
Truyện

Bài học đường đời đầu tiên

Ông lão đánh cá và con cá bàng

Cô bé bán diêm

Thơ

Đêm nay Bác không ngủ

Lượm

Gấu con chân vòng kiềng

Văn nghị luận

Vì sao chúng ta phải đối xử thân thiện với động vật?

Khan hiếm nước ngọt

Tại sao nên có vật nuôi trong nhà?

Truyện

Bức tranh của em gái tôi

Điều không tính trước

Chích bông ơi!

Văn bản thông tin

Phạm Tuyên và ca khúc mừng chiến thắng

Điều gì giúp bóng đá Việt Nam chiến thắng?

Những phát minh "tình cờ và bất ngờ"

Câu 2. Nêu nội dung chính của các bài đọc hiểu trong sách Ngữ văn 6 tập hai.

Trả lời:

- Bài học đường đời đầu tiên (Tô Hoài): Kể về chú Dế Mèn kiêu căng, hống hách nhưng biết ân hận trước những việc làm không đúng.

- Ông lão đánh cá và con cá vàng (Pu-skin): Truyện về ông lão khốn khổ và người vợ tham lam, phụ bạc.

- Cô bé bán diêm (An-dec-xen): Câu chuyện đầy cảm động về em bé nghèo trong đêm giao thừa.

- Đêm nay Bác không ngủ (Minh Huệ): Những chi tiết, hình ảnh chân thật và tình cảm da diết, cảm động về Bác và tình cảm Bác dành cho mọi người.

- Lượm (Tố Hữu): Hình ảnh hồn nhiên, dũng cảm của chú bé liên lạc và tình cảm sâu nặng của nhà thơ với chú bé.

- Gấu con chân vòng kiềng (U-xa-chốp): Kể chuyện về chú gấu con hồn nhiên, vui nhộn, hài hước, từ tự ti về đôi chân vòng kiềng của mình chuyển sang kiêu hãnh.

- Vì sao chúng ta phải đối xử thân thiện với động vật?: Sự cần thiết của việc bảo vệ và đối xử nhân đạo với động vật.

- Khan hiếm nước ngọt: Vấn đề nguồn nước đang dần cạn kiệt.

- Tại sao nên có vật nuôi trong nhà?: Lợi ích của vật nuôi.

- Bức tranh của em gái tôi (Tạ Duy Anh): Kể về người em gái có tấm lòng và tình cảm trong sáng, vô tư dành cho anh trai của mình.

- Điều không tính trước (Nguyễn Nhật Ánh): Kể về ba người bạn nhỏ, ban đầu xích mích vì hiểu lầm, cuối cùng lại kết thành một khối yêu thương.

- Chích bông ơi! (Cao Duy Sơn): Câu chuyện cảm động của hai cha con Dế Vần trong cách đối xử với chú chim chích bông.

- Phạm Tuyên và ca khúc mừng chiến thắng: Ghi lại quá trình ra đời của bài hát Như có Bác trong ngày đại thắng.

- Điều gì giúp bóng đá Việt Nam chiến thắng?: Nêu lên những nguyên nhân dẫn đến chiến thắng của đội tuyển bóng đá Việt Nam.

- Những phát minh “tình cờ và bất ngờ”: Sự ra đời không ngờ đến của một số phát minh.

Câu 3. Nêu những điều cần chú ý về cách đọc truyện (truyện đồng thoại, truyện của An-đéc-xen và Pu-skin, truyện ngắn); thơ có yếu tổ tự sự, miêu tả; văn bản nghị luận và văn bản thông tin.

Trả lời:

- Lưu ý khi đọc truyện:

+ Chú ý các yếu tố thuộc về nội dung của truyện: cốt truyện, nhân vật, tình tiết;

+ Chú ý các yếu tố thuộc về hình thức của truyện: điểm nhìn trần thuật, giọng điệu, ngôn ngữ.

- Lưu ý khi đọc văn bản thơ:

+ Nhận biết được những đặc điểm về hình thức (vần, nhịp, biện pháp tu từ, yếu tố tự sự và miêu tả,…).

+ Nhận biết được yếu tố nội dung (đề tài, chủ đề, ý nghĩa,…) của thơ có sử dụng yếu tố tự sự và miêu tả.

- Lưu ý khi đọc văn bản nghị luận:

+ Xác định và đánh giá được ý kiến. Lí lẽ và bằng chứng nêu trong văn bản.

+ Xác định nội dung về đề tài, vấn đề, tư tưởng, ý nghĩa của các văn bản nghị luận xã hội.

- Lưu ý khi đọc văn bản thông tin:

+ Xác định và nắm được những thông tin văn bản muốn thông báo. 

+ Xác định hình thức trình bày các mục, spo của văn bản.

Câu 4. Thống kê các văn bản văn học (truyện, thơ) đã học ở hai tập sách Ngữ văn 6. Từ đó, nhận xét sự khác biệt về đặc điểm hình thức của mỗi thể loại ở hai tập sách.

Trả lời:

Thể loại Tập Tên văn bản Đặc điểm
Truyện Tập 1 Thánh Gióng Hướng đến thể loại truyền thuyết, cổ tích.
Thạch Sanh
Sự tích Hồ Gươm
Tập 2 Bài học đường đời đầu tiên Hướng đến truyện đồng thoại và truyện ngắn.
Ông lão đánh cá và con cá bàng
Bức tranh của em gái tôi
Điều không tính trước
Chích bông ơi!
Thơ Tập 1 À ơi tay mẹ Tập trung vào thể loại lục bát.
Về thăm mẹ
Ca dao Việt Nam
Tập 2 Đêm nay Bác không ngủ Tập trung vào thơ có yếu tố tự sự, miêu tả.
Lượm
Gấu con chân vòng kiềng

Câu 5. Thống kê các văn bản nghị luận và văn bản thông tin đã học ở hai tập sách Ngữ văn 6, từ đó, nhận xét sự khác biệt về nội dung đề tài của mỗi loại văn bản ở hai tập sách (Gợi ý: Sự khác biệt về nội dung để tài của văn bản nghị luận là ở Ngữ văn 6, tập một học về nghị luận văn học, Ngữ văn 6, tập hai học về nghị luận xã hội)

Trả lời:

Kiểu văn bản Tập Tên văn bản Đặc điểm
Văn bản nghị luận Tập 1 Nguyên Hồng- nhà văn của những người cùng khổ Hướng dẫn học về nghị luận văn học.
Thánh Gióng- tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước
Vẻ đẹp của một bài ca dao
Tập 2 Vì sao chúng ta phải đối xử thân thiện với động vật? Hướng dẫn học về nghị luận xã hội.
Khan hiếm nước ngọt
Tại sao nên có vật nuôi trong nhà?
Văn bản thông tin Tập 1 Diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ Sự kiện được theo trật tự thời gian.
Hồ Chí Minh và "Tuyên ngôn Độc lập"
Giờ Trái Đất
Tập 2 Phạm Tuyên và ca khúc mừng chiến thắng Sự kiện được thuật lại theo nguyên nhân - kết quả.
Điều gì giúp bóng đá Việt Nam chiến thắng?

Những phát minh " tình cờ và bất ngờ"

Câu 6. Thống kê tên các kiêu văn bản đã được luyện viết trong sách Ngữ văn 6, tập hai.

Trả lời:

- Tên các kiểu văn bản đã được luyện viết trong sách Ngữ văn 6 tập hai:

  • Văn bản tự sự, miêu tả, biểu cảm.
  • Văn bản nghị luận xã hội

Câu 7. Nêu và chỉ ra mối quan hệ giữa các nội dung đọc hiểu và yêu câu viết trong các bài ở sách Ngữ văn 6, tập hai.

Trả lời:

- Viết bài văn kể lại một trải nghiệm đáng nhớ: Liên quan đến phần truyện, phải xác định được nhân vật, cốt truyện, các sự việc tiêu biểu.

- Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về bài thơ có yếu tố tự sự, miêu tả: Phải nắm rõ được ý nghĩa, cảm xúc, nội dung và nghệ thuật mà bài thơ có yếu tố tự sự, miêu tả mang đến.

- Viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống: Thông qua các văn bản thông tin, cần xác định cách đưa ra lí lẽ, bằng chứng để thuyết phục, bảo vệ ý kiến của mình.

- Tóm tắt văn bản thông tin: Cần nắm rõ sự kiện, cách thuật lại sự kiện ấy để thực hiện bài viết này.

Câu 8. Chỉ ra ý nghĩa và tác dụng của việc tạo lập một văn bản có minh hoạ hình ảnh, bảng biểu, đồ thị,... (văn bản đa phương thức).

Trả lời:

- Tạo điều kiện để học sinh động não, sáng tạo, từ đó kích thích sự khám phá kiến thức của học sinh.

- Kích thích hứng thú học tập và khả năng sáng tạo của học sinh

- Phát huy tối đa tiềm năng ghi nhớ của bộ não Thông thường chúng ta ghi chép thông tin bằng các hình

Câu 9. Nêu các yêu cầu rèn luyện kĩ năng nói và nghe ở sách Ngữ văn 6, tập hai. Các yêu cầu này có mối quan hệ thế nào với yêu cầu đọc và viết?

Trả lời:

- Yêu cầu rèn luyện kĩ năng nói và nghe ở sách Ngữ văn 6, tập hai:

+ Nói:

  • Kể lại được câu chuyện mà mình muốn kể.
  • Biết cách ngắt ngừng, nhấn mạnh vào trọng tâm câu chuyện.
  • Câu chuyện nói phải được miêu tả rõ ràng mạch lạc, nêu ra được vấn đề thảo

+ Nghe:

  • Nắm được nội dung trình bày của người khác.
  • Có thái độ và kĩ năng nghe phù hợp.

- Các yêu cầu này có mối quan hệ chặt chẽ với yêu cầu đọc và viết:

+ Trong phần đọc, học sinh phải xác định được những yếu tố tự sự, miêu tả, thông tin,… ở các tác phẩm đọc của từng chủ đề. Đến phần nói, học sinh dựa vào những kĩ năng đó để trình bày bài nói.

+ Trong phần viết, thường trong một bài nếu viết về chủ đề gì thì phần nói sẽ trình bày lại nội dung ở phần viết.

Câu 10. Các nội dung tiếng Việt được học trong sách Ngữ văn 6, tập hai là những nội dung nào?

Trả lời:

Các nội dung tiếng Việt được học trong sách Ngữ văn 6, tập hai là:

-  Từ láy, từ ghép.

- Cụm từ (cụm danh từ, cụm tính từ,...).

- Thành ngữ.

- Hoán dụ.

- Mở rộng chủ ngữ.

- Từ Hán Việt.

- Trạng ngữ.

- Dấu ngoặc kép.

- Lựa chọn từ ngữ và cấu trúc câu.

Các em có thể tham khảo

3. Hướng dẫn luyện tập

Câu hỏi: Nêu cảm nhận về nhân vật cô em gái (Kiều Phương) trong truyện ngắn Bức tranh của em gái tôi.

Trả lời:

Trong chương trình ngữ văn lớp 6 - tập II, em đã được học truyện ngắn Bức tranh của em gái tôi và nhân vật Kiều Phương cô em gái - với lòng nhân hậu đã toả sáng trong tâm trí em.

Học xong truyện, em vẫn biết rõ ràng truỵện không đơn giản khẳng định, ca ngợi những nét phẩm chất tốt đẹp của nhân vật cô em gái mà chủ yếu muốn hướng người đọc tới sự tự thức tỉnh ở nhân vật người anh qua việc trình bày những diễn biến tâm trạng của nhân vật này trong suốt truyện. Đây mới chính là chủ đề của tác phẩm. Nhân vật chính đóng vai trò chủ yếu trong việc thể hiện tư tưởng chủ đề của văn bản (Ngữ văn 6-  Tập I, tr 3). Vì thế, người anh phải là nhân vật trung tâm trong việc thể hiện chủ đề và tư tưởng của tác phẩm. Thế nhưng nhân vật Kiều Phương vẫn làm cho em vô cùng cảm phục và trân trọng biết bao!

Vẻ đẹp của Kiều Phương không phải do lời kể của tác giả, cũng không phải do nhân vật tự bộc bạch mà vẻ đẹp đó được hiện ra dần dần qua con mắt nhìn và lời kể truyện của chính người anh. Một người anh luôn “coi thường” những việc làm của cô em gái, đố kị trước tài năng của em gái mình, vẻ đẹp đó càng ngày càng đẹp, cho đến cuối truyện thì vẻ đẹp ấy đọng lại một cách sâu sắc trong lòng người anh và gợi nhiều suy nghĩ cho người đọc. Vẻ đẹp đó là gì? Phải chăng là sự hồn nhiên, hiếu động, tài năng hội hoạ, tình cảm trong sáng và lòng nhân hậu?

Không hồn nhiên thì sao khi có biệt hiệu là “Mèo”, “nó vui vẻ chấp nhận” và còn dùng cái tên đó để xưng hô với bạn bè. Sự hồn nhiên đó còn được thể hiện lúc ở nhà Mèo hay lục lọi các đồ vật với một sự thích thú. Hồn nhiên hơn là “nó vênh mặt”- “Mèo mà lại! Em không phá là được...”. Khi người anh tỏ vẻ khó chịu: “Này, em không để chúng nó yến được à?”. Khi chế xong bột vẽ, nó vừa làm vừa hát, có vẻ vui lắm. Đúng là một cô bé hồn nhiên quá! Hồn nhiên đến đáng yêu!

Điều đáng yêu hơn là cô còn có một tài năng hội hoạ, theo lời chú Tiến Lê, đấy còn là một thiên tài hội hoạ. Tài năng đó chính là sáu bức tranh do Mèo vẽ dấu người anh, không ngờ là những bức tranh độc đáo “có thể đem đóng khung treo ởbất cứ phòng tranh nào”. Bố của Mèo đã phải thốt lên sung sướng: “Ôi con đã cho bố một bất ngờ quá lớn”. Mẹ em cũng không kìm được xúc động.

Tài năng của Kiều Phương được khẳng định bằng bức tranh được trao giải nhất, qua một tuần tham gia trại thi vẽ quốc tế, khiến cả nhà “vui như tết”. Duy chỉ có người anh của Mèo thì lại rất buồn. Hiểu được điều này, Kiều Phương đã dành cho anh trai những tình cảm rất trong sáng. “Nó lao vào ôm cổ tôi, nhưng tôi viện cớ đang dở việc đẩy nhẹ nó ra. Tuy thế, nó vẫn kịp thì thầm vào tai tôi: Em muốn cả anh cùng đi nhận giải”. Một hành động, một lời nói thôi đã toát lên một tâm hồn ngây thơ trong sáng của một cô bé đáng yêu!

“Con có nhận ra con không?...”

Con đã nhận ra con chưa? Làm sao con trả lời được mẹ. Bởi đấy là tâm hồn và lòng nhân hậu của em con đấy. Phải chăng soi vào bức tranh ấy, cũng chính là soi vào tâm hồn trong sáng và nhân hậu của em gái, nhân vật người anh đã tự nhìn rõ hơn về mình để vượt lên được những hạn chế của lòng tự ái và tự ti: Dưới mắt em tôi, tôi hoàn hảo đến mức kia ư? Đây chính là lúc nhân vật tự “thức tỉnh” để hoàn thiện nhân cách của mình.

Bức tranh của em gái tôi không được vẽ bằng chất liệu hội hoạ. Nó được vẽ bằng quá trình diễn biến tâm trạng của người anh, thông qua lời kể vô cùng xúc động của nhân vật. Đó là “Mèo con” có tấm lòng nhân hậu. Đấy cũng là vẻ đẹp của một em bé gái trong cuộc sống đời thường mà ta có thể gặp bất cứ ở đâu trên đất nước mình.

(Sưu tầm)

4. Hỏi đáp về bài Nội dung ôn tập Học kì 2 Ngữ văn 6

Khi gặp bất cứ khó khăn gì trong việc tìm hiểu bài soạn này, các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em.

Soạn văn liên quan

OFF