OPTADS360
ATNETWORK
RANDOM
ON
YOMEDIA

Soạn bài Hồ Chí Minh và Tuyên ngôn Độc lập - Ngữ văn 6 Tập 1 Cánh diều

Banner-Video

Bài soạn Hồ Chí Minh và Tuyên ngôn Độc lập thuộc sách Cánh diều nhằm giúp các em nắm được đặc điểm của một văn bản thông tin. Bên cạnh đó, bài soạn này còn giúp các em hiểu được ý nghĩa của việc thuật lại sự kiện quan trọng để người đọc có thể hình dung, nắm bắt được trình tự lịch sử, thuật lại diễn biến từng sự kiện dẫn đến sự kiện lịch sử quan trọng: Bản tuyên ngôn độc lập ngày 2-9-1945. Mời các em cùng tham khảo nhé! Ngoài ra, để nắm vững hơn nội dung bài học, các em có thể tham khảo thêm Soạn bài Hồ Chí Minh và Tuyên ngôn Độc lập tóm tắt.

AMBIENT-ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 

 

 
 

1. Tóm tắt nội dung bài học

1.1. Nội dung

- Văn bản Hồ Chí Minh và Tuyên ngôn Độc lập đã cung cấp đầy đủ thông tin về sự kiện ra đời bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

1.2. Nghệ thuật

- Kết hợp văn bản truyền thông với tranh ảnh để văn bản thông tin sinh động.

- Ngôn ngữ phù hợp với loại văn bản thông tin.

2. Soạn bài Hồ Chí Minh và Tuyên ngôn Độc lập

Câu 1. Văn bản Hồ Chí Minh và Tuyên ngôn Độc lập thuật lại sự kiện gì, theo trình tự nào?

Trả lời:

- Văn bản Hồ Chí Minh và Tuyên ngôn Độc lập thuật lại sự kiện Bác Hồ soạn thảo và đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa; theo trình tự thời gian.

Câu 2. Nêu nội dung chính của từng phần trong văn bản.

Trả lời:

Nội dung chính của từng phần:

- Phần 1: Bác yêu cầu giao cho Bác cuốn Tuyên ngôn độc lập của Mĩ.

- Phần 2: Quá trình chuẩn bị, hoàn thiện bản Tuyên ngôn độc lập.

- Phần 3: Bác đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Câu 3. Kẻ bảng vào vở và ghi lại mỗi thông tin cụ thể trong phần 2 của vản bản (tương ứng với từng mốc thời gian) bằng một câu.

Trả lời:

Mốc thời gian Thông tin cụ thể
22-8-1945 Bác rời Tân Trào về Hà Nội.
26-8-1945 Bác triệu tập và chủ trì cuộc họp Thường vụ Trung ương Đảng, bàn về nhiều vấn đề trong đó có việc ra mắt Tuyên ngôn Độc lập.
27-8-1945 Người tiếp các bộ trưởng mới tham gia Chính phủ và đề nghị đầu tháng 9 đọc Tuyên ngôn Độc lập, ra mắt Chính phủ. Người đưa bản thảo để các thành viên Chính Phủ yêu cầu xét duyệt kĩ.
28 và 29-8-1945 Ban ngày Bác làm việc soạn thảo, ban đêm tự đánh máy Tuyên ngôn Độc lập.
30-8-1945 Bác mời một số đồng chí đến trao đổi, góp ý cho bản thảo Tuyên ngôn Độc lập.
31-8-1945 Bác bổ sung một số điểm vào Tuyên ngôn Độc lập.

Câu 4. Các bức ảnh được đưa ra vào văn bản nhằm mục đích gì?

Trả lời:

- Mục đích: Minh họa cho bài viết thêm sinh động, hấp dẫn.

Câu 5. Em thấy thông tin nào trong văn bản cần chú ý nhất? Vì sao?

Trả lời:

- Các thông tin về thời gian và sự kiện diễn ra là quan trọng nhất.

- Vì các thông tin này giúp người đọc hiểu rõ hơn về quá trình ra đời bản Tuyên ngôn Độc lập.

Câu 6. Tờ lịch sau đây nhắc đến sự kiện lịch sử nào và cho em biết những thông tin gì về sự kiện ấy? Cách trình bày thông tin về sự kiện lịch sử ở tờ lịch này có khác gì với văn bản Hồ Chí Minh và “Tuyên ngôn Độc lập”?

Trả lời:

- Sự kiện: Ngày 2 tháng 9 năm 1945, Bác Hồ thay mặt Chính phủ lâm thời đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.

- Cách trình bày thông tin trong tờ lịch: Chỉ tóm tắt về sự kiện Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, cũng như lời khẳng định của bản Tuyên ngôn. Không nêu rõ quá trình ra đời của bản Tuyên ngôn như trong văn bản “Hồ Chí Minh và Tuyên ngôn Độc lập”.

Nhằm giúp các em hiểu hơn về bài soạn này, các em có thể tham khảo thêm bài giảng Hồ Chí Minh và Tuyên ngôn Độc lập

3. Hướng dẫn luyện tập

Câu hỏi: Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ về bản Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh.

Trả lời:

Tác phẩm đã khẳng định quyền độc lập của dân tộc thông qua việc trích dẫn tuyên ngôn độc lập của các nước lớn trên thế giới. Dựng lên một hàng rào vững chắc cho những lập luận, lí lẽ của mình bằng việc tạo ra cơ sở pháp lý cho nền độc lập của Việt Nam nói riêng và các nước, các dân tộc khác nói chung. Tác giả sử dụng lời văn đanh thép, lập luận sắc sảo cùng dẫn chứng cụ thể để vạch tội thực dân Pháp trên mảnh đất của dân tộc Việt Nam, hoàn toàn đối lập với giọng điệu xảo trá mà thực dân Pháp đã rao giảng với thế giới. Tác phẩm là bản tuyên ngôn khẳng định chủ quyền dân tộc Việt Nam với thế giới. Tuyên bố trước quốc dân đồng bào và thế giới về việc chấm dứt chế độ thực dân, phong kiến ở nước ta, đánh dấu kỷ nguyên độc lập, tự do của nước Việt Nam mới.

4. Hỏi đáp về bài Hồ Chí Minh và Tuyên ngôn Độc lập Ngữ văn 6

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em.

OFF