OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Hỏi đáp về Con Rồng cháu Tiên - Ngữ văn 6

Banner-Video
ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 

Danh sách hỏi đáp (176 câu):

Banner-Video
  • Soạn bài: CON RỒNG CHÁU TIÊN (Truyền thuyết)

    I. VỀ THỂ LOẠI

    1. Truyền thuyết là loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ.
    Truyền thuyết là tác phẩm nghệ thuật truyền miệng nên nó thường có yếu tố tưởng tượng, kì ảo.
    Truyền thuyết thể hiện quan điểm, thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử được kể.
    2. Truyền thuyết có mối quan hệ chặt chẽ với thần thoại. Các chi tiết hoang đường, kì ảo vốn là đặc trưng của thần thoại cũng thường xuyên được sử dụng trong truyền thuyết làm chức năng "huyền ảo hoá" các nhân vật, sự kiện; thể hiện sự tôn sùng, ngưỡng mộ của nhân dân đối với các nhân vật đã đi vào truyền thuyết. Có nhiều câu chuyện thần thoại được "lịch sử hoá" để trở thành truyền thuyết (ví dụ như truyền thuyết thời các vua Hùng), điều đó chứng tỏ sự phát triển tiếp nối của truyền thuyết sau thần thoại trong lịch sử văn học dân gian(1).
    3. Các truyền thuyết về thời đại Hùng Vương - thời đại mở đầu lịch sử Việt Nam (cách ngày nay khoảng bốn nghìn năm và kéo dài chừng hai nghìn năm) như: Con Rồng cháu Tiên; Bánh chưng, bánh giầy; Sơn Tinh, Thủy Tinh; Thánh Gióng... đều gắn với việc nhận thức về nguồn gốc dân tộc và công cuộc dựng nước, giữ nước dưới thời các vua Hùng.
    II. KIẾN THỨC CƠ BẢN
    1. Truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên có nhiều chi tiết thể hiện tính chất kì lạ, lớn lao, đẹp đẽ về nguồn gốc và hình dạng của Lạc Long Quân và Âu Cơ. Trước hết, cả hai đều thuộc dòng dõi các thần. Lạc Long Quân là con trai thần Long Nữ (thường ở dưới nước), Âu Cơ thuộc dòng họ Thần Nông (ở trên núi). Thứ hai, Lạc Long Quân có sức khoẻ vô địch, có nhiều phép lạ, thường giúp dân diệt trừ yêu quái, dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi; Âu Cơ xinh đẹp tuyệt trần.
    2. Về việc kết duyên của Lạc Long Quân cùng Âu Cơ và chuyện Âu Cơ sinh nở có nhiều điều kì lạ: Một vị thần sống dưới nước kết duyên cùng một người thuộc dòng họ Thần Nông ở trên núi cao; Âu Cơ không sinh nở theo cách bình thường. Nàng sinh ra một cái bọc một trăm trứng, trăm trứng lại nở ra một trăm người con đẹp đẽ lạ thường. Đàn con không cần bú mớm mà tự lớn lên như thổi, mặt mũi khôi ngô, khoẻ mạnh như thần. Lạc Long Quân và Âu Cơ chia con ra làm hai: năm mươi người theo cha xuống biển, năm mươi người theo mẹ lên núi. Chia như vậy là để khi có việc gì thì giúp đỡ lẫn nhau.
    3. Chi tiết tưởng tượng, kì ảo là những chi tiết không có thật. Đó là những chi tiết có tính chất hoang đường, kì lạ. Trong truyện truyền thuyết, nhân dân sáng tạo ra những chi tiết tưởng tượng, kì ảo nhằm dựng lên những câu chuyện thần kì, giải thích những sự kiện, sự việc chưa thể giải thích theo cách thông thường hoặc là để thần thánh hoá các nhân vật mà nhân dân ngưỡng mộ, tôn sùng.
    Trong truyện Con Rồng cháu Tiên, những chi tiết này có vai trò tô đậm tính chất kì lạ, đẹp đẽ của các nhân vật (Lạc Long Quân và Âu Cơ), đồng thời chứng tỏ người Việt có nguồn gốc khác thường, rất cao quý và đẹp đẽ. Qua việc thần kì hoá, linh thiêng hoá nguồn gốc dân tộc, nhân dân ta muốn nhắn nhủ người đời sau hãy luôn luôn tự hào, tôn kính tổ tiên mình. Các chi tiết tưởng tượng, kì ảo trong truyện vừa phản ánh một trình độ hiểu biết nhất định ở giai đoạn lịch sử sơ khai, vừa là kết quả của óc tưởng tượng phi thường của người Lạc Việt.
    4. Truyện Con Rồng cháu Tiên tuy có những yếu tố tưởng tượng, kì ảo nhưng về cơ bản đã giải thích, suy tôn nguồn gốc của đất nước ta. Đồng thời truyện cũng thể hiện niềm tự hào dân tộc, ý nguyện đoàn kết, thống nhất từ xa xưa của cộng đồng người Việt: dù ở bất cứ đâu, đồng bằng hay miền núi, trong Nam hay ngoài Bắc, người Việt Nam đều là con cháu các vua Hùng, có chung dòng dõi "con Rồng cháu Tiên", vì thế phải biết thương yêu, đùm bọc lẫn nhau.
    (1) Về vấn đề này, nhà nghiên cứu Kiều Thu Hoạch trong tiểu luậnTruyền thuyết anh hùng trong thời kì phong kiến cho rằng: "Truyền thuyết là một thể tài truyện kể truyền miệng, nằm trong loại hình tự sự dân gian; nội dung cốt truyện của nó là kể lại truyện tích các nhân vật lịch sử hoặc giải thích nguồn gốc các phong vật địa phương theo quan điểm của nhân dân; biện pháp nghệ thuật phổ biến của nó là khoa trương, phóng đại, đồng thời nó cũng sử dụng những yếu tố hư ảo, thần kì như cổ tích và thần thoại; nó khác cổ tích ở chỗ không nhằm phản ánh xung đột gia đình, sinh hoạt xã hội và số phận cá nhân mà thường phản ánh những vấn đề thuộc phạm vi quốc gia, dân tộc rộng lớn; nó khác thần thoại ở chỗ nhào nặn tự nhiên và xã hội trên cơ sở sự thật lịch sử cụ thể chứ không phải hoàn toàn trong trí tưởng tượng và bằng trí tưởng tượng" (Nhiều tác giả. Truyền thống anh hùng dân tộc trong loại hình tự sự dân gian Việt Nam, NXB Khoa học xã hội, H., 1971).
    III. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG
    1*. Ở Việt Nam, còn có một số dân tộc khác cũng có một số truyện giải thích nguồn gốc dân tộc tương tự như truyện Con Rồng cháu Tiên, đó là truyện Quả trứng thiêng (trứng Điếng do đôi chim Ây cái Uá sinh ra trong sử thi thần thoại Đẻ đất đẻ nước của người Mường, là chiếc trứng thiêng do chim Ông Tôn sinh ra trong sử thi Ẳm ệt luông của người Thái), là hàng trăm dị bản về truyện Quả bầu mẹ từ vùng Tây Bắc xuống đến vùng Trung bộ.
    Sự giống nhau này chứng tỏ, tuy có sự khác nhau về trình độ kinh tế nhưng quá trình nhận thức về cộng đồng huyết thống và sự phát triển tư duy của các dân tộc là một quá trình tự nhiên và tất yếu. Trong tâm thức cộng đồng, con người ra đời gắn bó chặt chẽ với tự nhiên, là sản phẩm của thiên nhiên.
    2. Tóm tắt:
    Xưa, ở miền đất Lạc Việt có một vị thần thuộc nòi Rồng, tên là Lạc Long Quân. Trong một lần lên cạn giúp dân diệt trừ yêu quái, Lạc Long Quân đã gặp và kết duyên cùng nàng Âu Cơ vốn thuộc dòng họ Thần Nông, sống ở vùng núi cao phương Bắc. Sau đó Âu Cơ có mang và đẻ ra cái bọc một trăm trứng; nở ra một trăm người con. Vì Lạc Long Quân không quen sống trên cạn nên hai người đã chia nhau mỗi người mang năm mươi người con, người lên rừng, kẻ xuống biển.
    Người con trưởng theo Âu Cơ được tôn lên làm vua, xưng là Hùng Vương, đóng đô ở đất Phong Châu, đặt tên nước là Văn Lang. Khi vua cha chết thì truyền ngôi cho con trưởng, từ đó về sau cứ cha truyền con nối đến mười tám đời, đều lấy hiệu là Hùng Vương.
    3. Lời kể: Muốn kể diễn cảm truyện Con Rồng cháu Tiên, cần bám sát các chi tiết cơ bản để xác định giọng kể.
    - Từ "Ngày xưa" đến "hiện lên" kể bằng giọng trầm.
    - Từ "Bấy giờ" đến "điện Long Trang" kể bằng giọng hồi tưởng, đến "như thần" thì ngừng lâu hơn khi kết thúc đoạn trước và khi kể "Thế rồi..." chuyển sang giọng cao hơn.
    - Chú ý thể hiện tính chất của lời thoại (giọng "than thở" của Âu Cơ, giọng "phân trần" của Lạc Long Quân). Đoạn cuối kể chậm và nhấn giọng, thể hiện niềm tự hào.
    Theo dõi (0)
    Gửi câu trả lời Hủy
  • Đề 5: Kể lại truyện dân gian "Con Rồng cháu Tiên" bằng lời văn của em và xây dựng kết thúc mới cho truyện ấy.

    Theo dõi (0)
    Gửi câu trả lời Hủy
  •  
     
  • Thế nào là truyện truyền thuyết?

    Theo dõi (0)
    Gửi câu trả lời Hủy
  • Em hãy tả lại Âu Cơ

    Theo dõi (0)
    Gửi câu trả lời Hủy
  • Hãy phát biểu cảm nghĩ của bạn về truyện Con rồng Cháu tiên

    Theo dõi (0)
    Gửi câu trả lời Hủy
  • Viết 1 đoạn văn: Em có suy nghĩ như thế nào về các chi tiết:

    a) Bọc trăm trứng ( Con Ròng cháu Tiên )

    b) Niêu cơm thần ( Thạch Sanh )

    c) Tiếng đàn thần ( Thạch Sanh )

     

    Theo dõi (0)
    Gửi câu trả lời Hủy
  • Hãy cho biết ý nghĩa của chi tiết "bọc trăm trứng" trong truyền thuyết "Con Rồng cháu Tiên"?

    P/S: Mình đang cần gấp lắm, chuẩn bị thi rồi. Câu trả lời đủ 3 tiêu chí "Đầy đủ - Ngắn gọn - Súc tích" nhé

    Theo dõi (0)
    Gửi câu trả lời Hủy
  • Truyền thuyết có đặc điểm gì ?

    Theo dõi (0)
    Gửi câu trả lời Hủy
  • Giải thích hai từ "đồng bào" trong tryện con rồng cháu tiên

    Theo dõi (0)
    Gửi câu trả lời Hủy
  • viết một bài văn đóng vai Lạc Long Quân kể lại cuộc chia tay với Âu Cơ và 50 người con (khoảng 2 hoặc 3 trang)

    giúp mk với khocroikhocroikhocroi

    Theo dõi (0)
    Gửi câu trả lời Hủy
  • Viết 8-10 câu trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của truyện Con rồng cháu tiên,

    Theo dõi (0)
    Gửi câu trả lời Hủy
  • Truyền thuyết CON RỒNG CHÁU TIÊN giải thích , suy tôn nguồn gốc giống nòi và thể hiện ý nguyện đoàn kết, thống nhất cộng đồng của người Viết ở mọi miền đất nước . Theo em , nhận xét đó có đúng không ? Vì sao ?

    Theo dõi (0)
    Gửi câu trả lời Hủy
  • Hãy tìm những chi tiết trong truyện CON RỒNG CHÁU TIÊN thể hiện tính chất kì lạ , cao quý về nguồn gốc , hình dạng và sự nghiệp của LẠC LONG QUÂN VÀ ÂU CƠ

    Theo dõi (0)
    Gửi câu trả lời Hủy
  • Dựa vào chú thích về định nghĩa truyền thuyết ở trang 7 , SGK , hãy trình bày ngắn gọn những đặc điểm tiêu biểu của thể loại này 

    Theo dõi (0)
    Gửi câu trả lời Hủy
  • Hãy viết đoạn văn khoảng 10 câu giải thích vì sao người Việt thường xưng là Con Rồng cháu Tiên

    Theo dõi (0)
    Gửi câu trả lời Hủy
  • Một kết bài cực hay về truyện con rồng cháu tiên , ai làm được sẽ được 1/2 GB nhé 

    Theo dõi (0)
    Gửi câu trả lời Hủy
  • Lập dàn ý bài : Con Rồng Cháu Tiên

    Theo dõi (0)
    Gửi câu trả lời Hủy
  • 1*. Em biết những truyện nào của các dân tộc khác ở Việt Nam cũng giải thích nguồn gốc dân tộc tương tự như Con Rồng cháu Tiên ? Sự giống nhau ấy khẳng định điều gì ?

    Đây là 1 câu trong phần Luyện tập trong SGK Ngữ Văn 6 ( trang 8 )

    Em ko biết . Mong mọi người giúp đỡ.

    Em xin chân thành cảm ơn!

    Theo dõi (0)
    Gửi câu trả lời Hủy
  • trong vai Lạc Long Quân , em hãy kể lại truyền thuyết ''Con Rồng cháu Tiên''

    Theo dõi (0)
    Gửi câu trả lời Hủy
  • Truyện Con Rồng cháu Tiên có ý nghĩa giá dục gì đối với giới trẻ hiện nay ???? ( giúp mình với mấy bạn ơi !!!!! )

     

    Theo dõi (0)
    Gửi câu trả lời Hủy
  • Em hãy kể câu chuyện để giải thích vì sao người Việt ta tự xưng là con Rồng cháu Tiên .

    Theo dõi (0)
    Gửi câu trả lời Hủy
  • Cảm nhận ( ý nghĩa ) của Bọc trăm trứng trong truyền thuyết Con Rồng Cháu Tiên

    Giúp mình ik nha, cảm ơn trước nạ

    Theo dõi (0)
    Gửi câu trả lời Hủy
  • Các câu truyện truyền thuyết Con rồng cháu tiên, Bánh chưng bánh giầy, Thánh Gióng, Sơn Tinh Thủy Tinh, Sự tích Hồ Gươm, qua những câu chuyện ấy, những chi tiết nào liên quan đến sự thật lịch sử nào? Nêu ý nghĩa chi tiết từng câu chuyện.

    Theo dõi (0)
    Gửi câu trả lời Hủy
  • các bạn ơi, truyền thuyết con rồng cháu tiên thuộc kiểu văn bản nào và vì sao?

    nhanh nhanh nhanh

    Theo dõi (0)
    Gửi câu trả lời Hủy
  • Liệt kê các sự việc diễn ra trong Truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên (ngắn gọn thui nhé mấy bạn ok)

     

    Theo dõi (0)
    Gửi câu trả lời Hủy
NONE
OFF