OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
UREKA
Banner-Video
IN_IMAGE

Con chào mào - Ngữ văn 6 Tập 1 Kết nối tri thức


Bài thơ Con chào mào trong sách Kết nối tri thức Ngữ văn 6 thể hiện tiếng lòng yêu thiên nhiên cùng khao khát tự do của tác giả. Đồng thời, bài thơ này sẽ giúp các em thêm kiến thức về loài chim chào mào - một loài chim quen thuộc trong cuộc sống. Mời các em cùng tham khảo nhé!

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt bài

1.1. Trước khi đọc

Trình bày hiểu biết của em về con chào mào?

Gợi ý:

- Chú chào mào khoác một bộ lông màu xanh đen óng mượt, trên cổ chú là một vòng tròn màu trắng. Trông cứ như chú được đeo một chiếc vòng cổ màu trắng. Chú có đôi mắt to, đen láy, cái mỏ màu vàng của chú thật xinh xắn. Trên đầu chú luôn có một chiếc mào dựng đứng. Chính vì vậy mà chú được gọi là chim chào mào. Chiếc mào xinh xắn ấy như được vuốt keo. Chú chào mào thường bay nhảy từ cây này sang cây khác trong vườn Vải nhà em. Tiếng hót líu lo của chú rất hay.

1.2. Đọc văn bản

a. Hình ảnh con chào mào trong thực tế:

- Con chào mào xuất hiện ngay từ đầu bài thơ một cách trực tiếp "Con chào mào".

- Bức tranh đầy màu sắc và âm thanh miêu tả chào mào:

+ Vị trí: trên cây cao chót vót -> Xác lập vị trí cao, mở rộng biên độ không gian.

+ Màu sắc: đốm trắng mũ đỏ -> Màu sắc rực rỡ.

+ Âm thanh: "hót trìu... uýt... huýt... tu hìu..." -> Đây không chỉ là âm thanh tiếng chim hót mà còn là âm thanh vang vọng của thiên nhiên.

=> Bút pháp tả thực, bức tranh ngập tràn màu sắc và âm thanh.

b. Hình ảnh con chào mào trong suy nghĩ:

- Xuất hiện trong suy nghĩ của nhân vật tôi.

- Hành động: Vẽ chiếc lồng chim vì sợ nó bay đi, đó là mong muốn được độc chiếm cái đẹp của thiên nhiên.

- Cuộc rượt đuổi giữa hai nhân vật:

  • Nhân vật tôi vừa vẽ xong thì chào mào vụt cánh bay đi.
  • Tôi ôm khung nắng, khung gió, nhành cây: Ôm trọn không gian thiên nhiên rộng lớn.
  • Hối hả đuổi theo: Nhanh chóng, gấp gáp và lo sợ

=> Khao khát mở rộng chiếc lồng của ông thành bất tận, để tâm hồn mình bao trùm cả thiên nhiên rộng lớn.

- Không gian: Vô tăm tích, không biết là ở đâu

- Hành động: Nghĩ

- Những hoạt động của chào mào: mổ những con sâu, ăn trái cây chín đỏ, uống từng giọt nước. Đó là những món quà chuộc lỗi khi tôi nhận ra rằng, con chim chào mào mình yêu quý sẽ chỉ hạnh phúc trong cuộc sống tự do, giữa thiên nhiên rộng lớn.

- "Chẳng cần chim bay về/Tiếng hót ấy giờ tôi nghe rất rõ": Chim chào mào không cần quay về nhưng vẫn cảm nhận được tiếng hót vang lên trong tâm trí. Bởi nhân vật tôi đã biết yêu thiên nhiên bằng sự tôn trọng, không còn là sự độc chiếm ích kỉ. Tình yêu ấy khiến cho dù ở bất cứ nơi đâu cũng sẽ cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên.

1.3. Sau khi đọc

a. Tác giả:

- Mai Văn Phấn sinh năm 1955.

- Quê hương: Ninh Bình

- Ông là một nhà thơ và viết tiểu luận phê bình.

- Thơ Mai Văn Phấn có đề tài phong phú, nội dung và nghệ thuật có những cách tân, một số bài được dịch ra nhiều thứ tiếng.

- Một số tác phẩm như: Giọt nắng (thơ, 1992), Người cùng thời (trường ca, 1999), Bầu trời không mái che (thơ song ngữ)...

b. Tác phẩm:

- Xuất xứ: Bài thơ được in trong tập Bầu trời không mái che.

- Thể thơ: Con chào mào là bài thơ sáng tác theo thể thơ tự do.

- Bố cục: Gồm 2 phần:

  • Phần 1: Ba câu đầu: Hình ảnh con chào mào trong thực tế.
  • Phần 2: Còn lại: Hình ảnh con chào mào trong suy nghĩ.
ADMICRO

Bài tập minh họa

Bài tập: Từ văn bản Con chào mào của tác giả Mai Văn Phấn em hãy viết một đoạn văn miêu tả một hình ảnh thiên nhiên tươi đẹp được em lưu giữ trong ký ức.

a. Hướng dẫn giải:

- Hình ảnh thiên nhiên: cánh đồng lúa chín, dòng sông quê hương…

- Miêu tả hình ảnh thiên nhiên (theo không gian, thời gian)

- Kỉ niệm với hình ảnh thiên nhiên.

- Cảm nhận về hình ảnh thiên nhiên.

b. Lời giải chi tiết:

Đã nhiều năm trôi qua nhưng em vẫn nhớ như in hình ảnh cánh đồng lúa chín quê em rực vàng ngày em còn thơ bé, hình ảnh ấy như nhắc em phải nhớ về cội nguồn dù có đi xa đến mấy. Có thể thấy rằng mỗi một chúng ta, ai cũng có quê hương của mình. Quê hương là chùm khế ngọt, là nơi để lại những kỉ niệm đẹp trong cuộc đời. Dẫu có phải đi xa, bao giờ người ta cũng nhớ về quê cha đất tổ. Quê hương em có biết bao nhiêu cảnh đẹp. Nhớ ngày ấy, mỗi chiều đi học về em lại được đắm mình trong cảnh đẹp cánh đồng lúa quê em. Em lớn lên ở vùng chiêm trũng, nơi có cánh đồng thẳng cánh cò bay. Và có lẽ cánh đồng lúa quê em luôn có sức hấp dẫn kéo những người, đi xa nghĩ về nơi chôn nhau cắt rốn của mình. Những buổi sáng mùa xuân ra đứng ở đầu làng mà nhìn cánh đồng thì thích thú biết bao! Gió xuân nhẹ thổi, sóng lúa nhấp nhô từng đợt, từng đợt đuổi nhau ra mãi xa. Một đàn cò trắng dang rộng đôi cánh bay qua, nổi bật trên nền trời xanh thẳm. Nhất là những buổi khi bà con nông dân đi làm cỏ, cánh đồng rộn lên bao câu ca tiếng hát. Từng đàn bướm đủ màu sắc sặc sỡ như đùa giỡn với thảm lúa xanh. Vào những mùa lúa chiêm đang chín rộ, nếu ai đứng ở xa nhìn lại sẽ thấy một biển vàng mênh mông. Rải rác khắp cánh đồng là cảnh bà con nông dân đang gặt lúa, nón trắng nhấp nhô trên đồng. Nắng tháng năm vẫn trải rộng trên cánh đồng gay gắt, gương mặt của những người nông dân thêm ửng hồng, khỏe mạnh. Nụ cười làm gương mặt họ bừng sáng lên. Ngắm nhìn tất cả cảnh vật trên cánh đồng lúa quê tôi, tôi thấy những hình ảnh ấy thân thương làm sao. Tôi thấy yêu quê tôi vô cùng và tự hào về quê hương đất nước của mình. Với những người biết yêu đồng ruộng như cha ông chúng ta, quê hương mình sẽ ngày càng giàu đẹp.

ADMICRO

Lời kết

- Học xong bài này, các em cần nắm:

+ Hiểu được ý nghĩa bài thơ.

+ Cảm nhận được tình yêu thiên nhiên sâu sắc của tác giả.

+ Có ý thức yêu mến, trân trọng thiên nhiên.

Soạn bài Con chào mào

Bài học Con chào mào nhằm giúp các em thấu hiểu được khao khát tự do cùng tấm lòng yêu thiên nhiên thắm thiết của nhà thơ. Để hiểu hơn về bài học này, các em có thể tham khảo bài soạn chi tiết hoặc tóm tắt dưới đây:

Hỏi đáp bài Con chào mào Ngữ văn 6

Khi gặp bất cứ khó khăn gì trong việc tìm hiểu bài học này, các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em.

Một số bài văn mẫu về văn bản Con chào mào

Bài thơ Con chào mào thể hiện ước muốn tận hưởng, hòa nhập cùng thiên nhiên tươi đẹp của nhân vật trữ tình. Để cảm nhận được điều này, các em có thể tham khảo thêm một số bài văn mẫu hay về văn bản Con chào mào dưới đây:

-- Mod Ngữ văn 6 HỌC247

NONE
OFF