OPTADS360
NONE
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Viết văn bản thuyết minh có lồng ghép một hay nhiều yếu tố - Ngữ văn 11 Tập 2 Chân Trời Sáng Tạo


Nhằm giúp các em viết được bài thuyết minh có lồng ghép một hay nhiều yếu tố; đồng thời nêu và nhận xét về nội dung, một số nét nghệ thuật đặc sắc; HỌC247 đã biên soạn và tổng hợp nội dung bài giảng Viết văn bản thuyết minh (về một đối tượng) có lồng ghép một hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận dưới đây. Mời các em cùng tham khảo

ADMICRO/lession_isads=0
 
 

Tóm tắt bài

1.1. Yêu cầu

1.1.1. Kiểu bài

Thuyết minh về một đối tượng có lồng ghép một hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận là kiểu bài sử dụng kết hợp nhiều yếu tố, phương tiện để miêu tả, giải thích làm rõ đặc điểm của một đối tượng, giúp người đọc hiểu rõ đối tượng ấy.

1.1.2. Yêu cầu đối với kiểu bài

- Nêu được đối tượng cần thuyết minh.

- Làm rõ các đặc điểm của đối tượng/ các bước thực hiện hay các công đoạn trong việc thực hiện quy trình.

- Lồng ghép được một hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận.

- Sắp xếp nội dung theo trình tự hợp lí.

- Sử dụng ngôn ngữ, phương tiện phi ngôn ngữ hỗ trợ phù hợp.

- Bố cục đảm bảo ba phần:

+ Mở đầu: Nêu nhan đề bài viết và giới thiệu đối tượng/ quy trình cần thuyết minh.

+ Thân bài: Lần lượt thuyết minh về các đặc điểm có lồng ghép một hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận và có thể kết hợp sử dụng một số phương tiện phi ngôn ngữ để hỗ trợ làm rõ nội dung thuyết minh.

+ Kết thúc: Khẳng định giá trị của đối tượng/ quy trình trong đời sống hoặc nêu tác dụng của việc nhận thức đúng về đối tượng/ quy trình.

1.2. Cách làm

1.2.1. Chuẩn bị viết

- Xác định đề tài.

- Xác định mục đích viết, đối tượng người đọc.

1.2.2. Tìm ý, lập dàn ý

a. Tìm ý:

Bạn nên quan sát, tiếp cận trực tiếp đối tượng hoặc theo dõi quy trình cần thuyết minh, kết hợp thu thập những thông tin trên sách, báo, các phương tiện truyền thông.

b. Lập dàn ý:

- Mở bài: Giới thiệu quy trình/ đối tượng và lí do cần thuyết minh.

- Thân bài:

+ Tổng quan về đối tượng/ quy trình cần thuyết minh

+ Trình bày những đặc điểm cụ thể của đối tượng hoặc các bước/ công đoạn của một quy trình (nguyên liệu thực hiện, các bước tiến hành, yêu cầu thành phẩm, ý nghĩa…)

+ Miêu tả chi tiết một vài đặc điểm, một vài công đoạn độc đáo, đặc sắc hoặc lồng ghép các nhận xét, đánh giá, bày tỏ cảm xúc.

- Kết bài: Đánh giá về đối tượng/ quy trình thuyết minh.

1.2.3. Viết bài

Tùy vào đối tượng/ quy trình thuyết minh, lựa chọn các bước thuyết minh hợp lí.

1.2.4. Xem lại và chỉnh sửa

Đọc lại bài viết của mình và tự đánh giá, chỉnh sửa theo bảng kiểm ở Bài 1. Thông điệp từ thiên nhiên, (Ngữ văn 11, tập một).

Xem chi tiết nội dung phần Viết ở Bài 1:

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA

Bài tập minh họa

Hãy lập dàn ý cho bài thuyết minh về một đối tượng theo lựa chọn cá nhân (một tác phẩm văn học, điện ảnh, âm nhạc, hội họa,... hoặc một nhân vật/ sự kiện văn hóa,...). Bài viết có lồng ghép một hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận.

 

Lời giải chi tiết:

- Mở bài: Giới thiệu nhạc cụ.

- Thân bài:

+ Nguồn gốc, lịch sử:

+ Đã xuất hiện trong lịch sử dân tộc từ hàng ngàn năm trước.

+ Cấu tạo của nhạc cụ.

+ Đặc điểm âm thanh.

+ Vai trò của nhạc cụ trong văn hóa, nghệ thuật.

- Kết bài: Nêu cảm nhận của em.

ADMICRO

Lời kết

Học xong bài Viết văn bản thuyết minh (về một đối tượng) có lồng ghép một hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận, các em cần:

- Viết được bài thuyết minh có lồng ghép một hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận.

- Nêu và nhận xét về nội dung, một số nét nghệ thuật đặc sắc.

Soạn bài Viết văn bản thuyết minh (về một đối tượng) có lồng ghép một hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận - Ngữ văn 11 tập 2 Chân Trời Sáng Tạo

Bài học Viết văn bản thuyết minh (về một đối tượng) có lồng ghép một hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận sẽ giúp các em viết được bài thuyết minh có lồng ghép một hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận; đồng thời nêu và nhận xét về nội dung, một số nét nghệ thuật đặc sắc. Để nắm được nội dung của bài học này, các em có thể tham khảo bài soạn:

  • Soạn bài đầy đủ Viết văn bản thuyết minh có lồng ghép một hay nhiều yếu tố
  • Soạn bài tóm tắt Viết văn bản thuyết minh có lồng ghép một hay nhiều yếu tố

Hỏi đáp bài Viết văn bản thuyết minh (về một đối tượng) có lồng ghép một hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận - Ngữ văn 11 tập 2 Chân Trời Sáng Tạo

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

-- Mod Ngữ văn 11 HỌC247

NONE
OFF