OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Tự đánh giá: Hôm qua tát nước đầu đình - Ngữ văn 11 Tập 1 Cánh Diều


Có thể nói, ca dao dân ca góp phần quan trọng vào việc hoàn thiện nhân cách con người, rèn luyện, bồi đắp những tư tưởng đẹp, tình cảm đẹp. Thông qua bài học Tự đánh giá: Hôm qua tát nước đầu đình thuộc sách Cánh Diều dưới đây sẽ giúp các em hiểu hơn về nội dung tác phẩm đồng thời kiểm tra lại mức độ nắm vững kiến thức trong Bài 1: Thơ và truyện thơ. Để từ đó có những kế hoạch học tập hiệu quả hơn. Chúc các em học tập vui vẻ!

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt bài

1.1. Tự đánh giá: Hôm qua tát nước đầu đình

Đọc văn bản “Hôm qua tát nước đầu đình” (trang 32 - 34 SGK Ngữ văn lớp 11 Tập 1 – Cánh diều) và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Câu 1: Nội dung nào dưới đây nói không đúng về ca dao?

A. Ca dao có thể thưởng thức trong mối liên hệ với làn điệu, lối diễn xướng.

B. Có thể thưởng thức ca dao như đọc một văn bản văn học viết.

C. Ca dao là sáng tác của văn học viết, có tên tác giả.

D. Ca dao được đọc như một văn bản văn học viết là khuynh hướng chủ yếu hiện nay.

Đáp án C: Ca dao là sáng tác của văn học viết, có tên tác giả.

 

Câu 2: Bài Hôm qua tát nước đầu đình thuộc chủ đề nào?

A. Quê hương, đất nước.

B. Lao động sản xuất.

C. Tình cảm gia đình.

D. Tình yêu đôi lứa.

Đáp án D. Nội dung bài thơ nói về câu tán tỉnh, mở lời làm quen của chàng trai với cô gái.

 

Câu 3: Cách hiểu nào là phù hợp nhất với sự việc chàng trai “Bỏ quên cái áo trên cành hoa sen”?

A. Chàng trai mải ngắm hoa sen nên bỏ quên áo.

B. Chàng trai là người có tính lơ đễnh, hay quên.

C. Chàng trai tạo cớ làm quen và tiếp xúc với cô gái.

D. Chàng trai mải mê với công việc nên bỏ quên áo.

Đáp án C. Nội dung chính của bài thơ là chàng trai đang làm quen cô gái cho nên chàng trai cố tình để quên áo để lấy cớ làm quen.

 

Câu 4: Sự kết hợp nào dưới đây phù hợp nhất với bài Hôm qua tát nước đầu đình?

A. Trữ tình – trào phúng

B. Trữ tình – triết lí

C. Tự sự - trữ tình

D. Tự sự - triết lí

Đáp án C. Là câu chuyện về tình yêu đôi lứa, thể hiện tình cảm, sự chủ động bày tỏ của chàng trai. 

 

Câu 5: Phương án nào thể hiện đúng và đủ nhất những nội dung mà tác giả dân gian đã thể hiện trong hai dòng thơ đầu?

(1) Thời gian.

(2) Không gian.

(3) Hoàn cảnh gia đình của chàng trai.

(4) Lễ vật.

(5) Sự việc.

A. (1) – (2) – (3).

B. (1) – (2) – (4).

C. (1) – (2) – (5).

D. (2) – (3) – (4).

Đáp án B. (1) - (2) - (4).

 

Câu 6: Hình tượng nào là hình tượng trung tâm, xuyên suốt tám dòng thơ đầu? Hình tượng đó có tác dụng nghệ thuật như thế nào trong việc thể hiện nỗi niềm, tâm trạng của chàng trai?

Lời giải chi tiết:

Hình tượng “chiếc áo” bỏ quên trên cành hoa sen là hình tượng trung tâm, được thể hiện xuyên suốt trong tám dòng thơ đầu. Chàng trai vì muốn tìm cách để tiếp cận với cô gái một cách nhanh chóng nhưng vẫn phải thật tự nhiên và vui vẻ, nên chàng đã tìm ra một lý do nghe qua hết sức hài hước, dí dỏm. Từ chi tiết đó, chàng trai đã vô cùng khéo léo trong việc thổ lộ tình cảm bằng cách xin lại chiếc áo, nói về việc bản thân còn chưa có vợ và mẹ anh chàng thì đã già để hướng tới mục đích muốn tìm người về khâu áo cho mình, tức là muốn cô gái đó về làm vợ của mình. Qua đó, thể hiện tâm tư, tình cảm của chàng trai dành cho cô gái với lời tỏ tình hết sức táo bạo và chân tình.

 

Câu 7: Những vật mà chàng trai hứa trả công cho cô gái có ý nghĩa như thế nào?

Lời giải chi tiết:

Ý nghĩa: bày tỏ lòng chân thành của chàng trai, mong muốn tỏ ý muốn hỏi cưới, kết hôn với cô gái.

 

Câu 8: Nêu cảm nhận của em về nhân vật chàng trai trong bài Hôm qua tát nước đầu đình.

Lời giải chi tiết:

Qua bài Hôm qua tát nước đầu đình, em thấy rằng nhân vật chàng trai có cách tiếp cận và làm quen cô gái nhanh chóng nhưng cách bộc lộ, bày tỏ tình cảm của anh chàng vẫn hết sức tế nhị và kín đáo. Chàng trailà người vừa tinh tế, hài hước hết sức chân thành với tình yêu, lại vừa chất phác như con người Việt Nam ta bao đời nay.

 

Câu 9: Tìm đọc một số bài ca dao có mô típ “Hôm qua”, từ đó, nhận xét điểm giống và khác nhau giữa bài Hôm qua tát nước đầu đình với những bài ca dao đó.

Lời giải chi tiết:

- Bài ca dao có mô típ “Hôm qua”:

Hôm qua anh đến chơi nhà,

Thấy mẹ nằm võng, thấy cha nằm giường.

Thấy em nằm đất anh thương,

Anh ra Kẻ Chợ đóng giường tám thang.

- Giống nhau: Từ “hôm qua” thực chất cũng là khoảng thời gian phiếm chỉ, nói đến sự việc trong quá khứ gần, có liên hệ tới hiện tại. Bởi vậy, mô típ của những bài ca dao này hầu như đều lột tả tâm tư, tình cảm nào đó của nhân vật trữ tình lúc hiện tại.

- Khác nhau: nội dung đi sau cụm từ hôm qua có thể khác nhau về không gian, tính chất, sự việc của nhân vật trữ tình muốn thổ lộ.

1.2. Hướng dẫn tự học

Câu 1: Tìm đọc thêm một số đoạn trích từ truyện Tiễn dặn người yêu, Bích Câu kì ngộ, các câu ca dao và một số bài thơ hiện đại viết về tình yêu.

Lời giải chi tiết:

- Đoạn trích truyện Tiễn dặn người yêu:

Quảy gánh qua đồng ruộng,

Người đẹp anh yêu cất bước theo chồng.

Vừa đi vừa ngoảnh lại,

Vừa đi vừa ngoái trông,

Chân bước xa lòng càng đau nhớ.

Em tới rừng ớt ngắt lá ớt ngồi chờ,

Tới rừng cà ngắt lá cà ngồi đợi,

Tới rừng lá ngón ngóng trông.

Anh tới nơi, em bẻ lá xanh em ngồi;

Được nhủ đôi câu, anh mới đành lòng quay lại,

Được dặn đôi lời, anh yêu em mới chịu quay đi.

[…]

Xin hãy cho anh kẻ vóc mảnh,

Quấn quanh vai ủ lấy hương người,

Cho mai sau lửa xác đượm hơi,

Một lát bên em thay lời tiễn dặn!

Con nhỏ hãy đưa anh ẵm,

Be xinh hãy đưa anh bồng,

Cho anh bế con dòng, đừng ngượng,

Nựng con rồng, con phượng, đừng buồn.

- Đoạn trích Bích Câu kì ngộ:

Thấy người trước cửa tam quan,

Thao sau ba bẫy con hoàn nhởn nhơ,

Lạ lùng con mắt người thơ,

Hoa còn phong nhụy, trăng vừa tròn gương.

Rành rành xuyến ngọc thoa vàng,

Quần Nghê tha thướt, sóng Tương rườm rà.

Mỉa chiều nét ngọc làn hoa,

Cá chìm mặt nước, nhạn sa lưng trời.

Gần xem vẻ mặt thêm tươi,

Mùi hương thoang thoảng thơm rơi ít nhiều.

Làn thu lóng lánh đưa theo,

Não người nhăn chút long nheo cũng tình.

Vốn mang cái bệnh Trương sinh,

Gặp người nghiêng nước nghiêng thành biết sao?

Đưa tình một nét sóng đào,

Dẫu lòng sắt đá cũng xiêu, lọ người.

- Một số bài ca dao viết về tình yêu:

+

Em thời đi cấy ruộng bông

Anh đi cắt lúa để chung một nhà

Đem về phụng dưỡng mẹ cha

Muôn đời tiếng hiếu người ta còn truyền.

+

Ước gì anh lấy được nàng

Để anh mua gạch Bát Tràng về xây.

Xây dọc rồi lại xây ngang,

Xây hồ bán nguyệt cho nàng rửa chân.

+

Muốn ăn cơm trắng ca kho

Trốn cha, trốn mẹ, xuống đò cùng anh.

 

Câu 2: Tìm đọc một số bài phân tích và đánh giá về các tác phẩm đã đọc hiểu trong Bài 1.

Lời giải chi tiết:

- Sóng: Xuân Quỳnh sinh ra để viết thơ tình. Với người phụ nữ ấy thơ ca và tình yêu có lẽ là lý do để tồn tại. Bởi thế mà đọc bài thơ nào của Xuân Quỳnh ta cũng thấy năng lượng tích cực của tình yêu. Xuân Quỳnh yêu mãnh liệt “dữ dội – ồn ào” (Sóng), thậm chí là chủ động để yêu “Em yêu anh, yêu anh như điên” (Thơ viết cho mình và những người con gái khác), đôi khi còn thề thốt “biết yêu anh cả khi chết đi rồi” (Tự hát); "Dẫu viết thế là phi lý nhưng cũng khiến người ta phải tin vì nó được viết bởi một trái tim yêu chân thành”. (Thầy Chu Văn Sơn).

- Tôi yêu em: Một nét độc đáo của bài thơ Tôi yêu em nằm ở chỗ nó hoàn toàn không hề có một hình ảnh nào. "Ngọn lửa tình" là hình ảnh Thúy Toàn thêm vào, có lẽ do gợi ý của động từ "tắt". Nhưng từ "tắt" ở đây chỉ đơn thuần có ý nghĩa là chấm dứt hẳn, kết thúc hoàn toàn, như khi ta nói "ngày đã tắt", "chiến tranh đã tắt hẳn" hay "hy vọng cuối cùng đã tắt". Chính nét độc đáo này đã gây nên những cuộc tranh cãi thú vị giữa những người theo quan điểm truyền thống (cho rằng "thơ là tư duy bằng hình tượng", rằng một bài thơ hay phải có hình ảnh độc đáo), với những nhà Hình thức chủ nghĩa (chủ trương "Nghệ thuật như là thủ pháp" - tên tiểu luận có tính cách mạng của Shklovsky đã được dịch ra tiếng Việt).

 

Câu 3: Sưu tầm một số bài nghị luận về một vấn đề xã hội có đề tài gần gũi với tuổi trẻ học đường, ghi lại các mở bài và kết bài hay, độc đáo.

Lời giải chi tiết:

Đề bài: Thành công chỉ đến khi chúng ta cố gắng hết sức và không ngừng hoàn thiện bản thân mình.

+ Mở bài: Khi sinh ra, bản năng sinh tồn là cái mà mỗi con vật có được. Chúng có thể đứng lên bằng chính đôi chân mình có thể chạy nhảy. Tạo hoá đã ưu ái ban cho chúng những khả năng kì diệu đó. Nhưng con người thì khác khi sinh ra tiếng khóc chào đời là tất cả những gì họ có được. Tiếng oa oa cất lên chỉ đơn giản cho mọi người biết một mầm sống mới đã ra đời. Nhưng mầm sống đó sẽ ra sao? Và tương lai của nó sẽ như thế nào. Cuộc sống phía trước là của chính nó và do nó quyết định. Giống như một nhà triết học đã nói: "Mỗi con vật khi sinh ra đều là tất cả những gì nó có. Chỉ có con người là ngay từ thuở lọt lòng thì chẳng là gì cả. Nó làm thế nào thì nó sẽ trở thành như thế ấy, và nó phải làm bằng tự do của chình nó Tôi chỉ có thể trở thành kẻ do chính tôi làm ra".

+ Kết bài: Tạo lập! Xây dựng! Phục vụ! Đó là những mệnh lệnh của thiên nhiên. Hãy làm theo những mệnh lệnh đó, và bạn sẽ thấy sự giàu sang và phong phú của vũ trụ là vô tận. Hãy sống hết mình và không ngừng phấn đấu ban sẽ tìm thấy được tất cả và làm chủ mọi thứ vì "Tôi chỉ có thể trở thành kẻ do chính tôi làm ra" mà không phải do ai khác sắp đặt hay ép buộc và tư do chính là trang mà chúng ta có được.

ADMICRO

Bài tập minh họa

Từ bài Hôm qua tát nước đầu đình, viết một đoạn văn (khoảng 10 – 12 dòng) nói lên điều em thích nhất (về nội dung hoặc nghệ thuật).

 

Phương pháp giải:

- Phân tích bài thơ và lựa chọn điều em thích nhất.

- Vận dụng những kĩ năng và kiến thức đã được học để hoàn thành.

 

Lời giải chi tiết:

Bài ca dao “Hôm qua tát nước đầu đình” nó về một tình yêu lứa đôi đầy trong sáng và nhẹ nhàng, cho thấy sự ngại ngùng nhưng rất đỗi đáng yêu của chàng trai và cô gái trong chuyện tình cảm. Chàng trai vì muốn tìm cách để tiếp cận với cô gái một cách nhanh chóng nhưng vẫn phải thật tự nhiên và vui vẻ, nên chàng đã tìm ra một lí do nghe qua hết sức hài hước và dí dỏm đó là bỏ quên áo trên cành sen. Trong hai câu tiếp theo, cho thấy sự táo bạo của chàng trai trong việc thổ lộ tình cảm của mình bằng việc xin lại chiếc áo bị bỏ quên. Táo bạo nhưng vẫn thể hiện sự lịch sự, tôn trọng. Tuy là lời tỏ tình nhưng vô cùng kín đáo, vẫn mượn chiếc áo, chàng trai nói những lời ý chỉ về tình cảm của mình và mong muốn có thể kết duyên cùng cô gái, chàng trai đã viện cớ rằng áo bị sứt chỉ, mẹ già chưa thể khâu mà anh ta cũng chưa có vợ nên chiếc áo đã bị rách trong tình trạng như vậy rất lâu rồi. Và nếu cô gái chịu khâu áo giúp mình thì chàng trai sẽ dốc lòng báo đáp công lao ấy. Qua bài ca dao, chúng ta thấy được một tình cảm vô cùng trong sáng và tha thiết của con người làng quê Việt Nam được thể hiện qua những hình ảnh vô cùng gần gũi và giản dị, gắn liền với mỗi chúng ta.

ADMICRO

Lời kết

Học xong bài này, các em cần nắm:

- Nắm được khái niệm, đặc điểm của thể loại ca dao.

- Vận dụng kiến thức để phân tích đặc điểm loại hình văn học dân gian.

Hỏi đáp bài Tự đánh giá: Hôm qua tát nước đầu đình - Ngữ văn 11 Cánh Diều

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

-- Mod Ngữ văn 11 HỌC247

NONE
OFF