OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Lời tiễn dặn - Ngữ văn 11 Tập 1 Cánh Diều


Tiếp nối chủ đề Bài 1: Thơ và truyện thơ, HỌC247 mời các em cùng tham khảo nội dung bài giảng Lời tiễn dặn thuộc sách Cánh diều dưới đây. Với nội dung bài giảng chi tiết, rõ ráng sẽ giúp các em Nhận biết và vận dụng những hiểu biết về đặc điểm của truyện thơ dân gian và truyện thơ Nôm như cốt truyện, nhân vật, người kể chuyện, độc thoại nội tâm, bút pháp, ngôn ngữ,... Mời các em cùng tham khảo

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt bài

1.1. Tìm hiểu chung

1.1.1. Thể loại truyện thơ

a. Khái niệm: Truyện thơ là những truyện kể dài bằng thơ, có sự kết hợp giữa hai yếu tố tự sự và trữ tình, phản ánh cuộc sống của người nghèo khổ, khát vọng về tình yêu tự do, hạnh phúc và cộng lí.

b. Đặc điểm:

- Chủ đề:

+ Khát vọng tự do yêu thương và hạnh phúc lứa đôi.

+ Các chàng trai, cô gái nạn nhân đau khổ của chế độ hôn nhân gả bán.

- Cốt truyện:

+ Yêu nhau tha thiết;

+ Tình yêu tan vỡ, đau khổ;

+ Vượt qua, thoát khỏi cảnh ngộ, chết cùng nhau hoặc sống bên nhau hạnh phúc.

1.1.2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác

Trích trong “Tiễn dặn người yêu”.

1.1.3. Tóm tắt tác phẩm

Tiễn dặn người yêu (Xống chụ xon xao) là truyện thơ nổi tiếng của dân tộc Thái, một trong những truyện thơ hay nhất trong kho tàng truyện thơ dân gian Việt Nam. Chàng trai – nhân vật trong tác phẩm - đã kể lại câu chuyện tình yêu và hôn nhân của chính mình. Đó là chuyện đôi trai gái gắn bó với nhau từ thời thơ ấu, lớn lên yêu nhau. Cha mẹ cô gái chê chàng trai nghèo nên quyết định gả cô cho một người giàu có. Cô gái đau khổ nhưng bất lực, còn chàng trai quyết ra đi làm giàu với mong ước trở về chuộc lại người yêu. Thời gian trôi, cô gái vẫn kiên tâm chờ đợi người yêu. Khi người chồng hết hạn ở rể, cô đành phải về nhà chồng. Đúng lúc đó, chàng trai giàu có trở về nhưng đã muộn. Anh đau đớn tiễn người yêu về gia đình chồng với lời căn dặn: cố làm ra vẻ vụng về để nhà chồng chán nản đuổi cô về nhà cha mẹ. Chứng kiến cảnh cô gái bị nhà chồng hắt hủi, đánh đập, chàng trai càng mong ngày hai người được đoàn tụ. Khi cô gái bị gia đình chồng đuổi về thì cảnh ngang trái lại ập đến: cha mẹ bán cô vào nhà quan. Quá thất vọng và đau khổ, cô trở nên vụng dại, ngang ngạnh. Họ đem cô ra chợ bán, “một cuộn lá dong đổi lấy người”. Người đổi được cô lại là chàng trai xưa. Nhưng giờ chàng đã có gia đình, nhà cao cửa rộng, nên không nhận ra cô gái trong thân phận người hầu nhếch nhác, tiều tuỵ là người yêu cũ. Dau đớn, tủi phận, cô đem chiếc đàn môi) là kỉ vật tình yêu ra gảy. Chàng trai nhận ra người yêu, quyết định cưới cô, sống cuộc đời hạnh phúc. Còn người vợ được chàng chia đôi tài sản, tiễn đưa chu đáo về kết duyên với người yêu của cô ngày trước.

Đoạn trích “Lời tiễn dặn” là lời chàng trai căn dặn cô gái khi đưa cô về nhà chồng và khi chứng kiến cảnh cô gái bị đánh đập.

Tranh bìa 1 cuốn Tiễn dặn người yêu

Tranh bìa 1 cuốn Tiễn dặn người yêu

1.1.4. Bố cục

- Phần 1 (Từ đầu đến …"góa bụa về già"): Tâm trạng của chàng trai trên đường tiễn dặn.

- Phần 2 (Còn lại): Cử chỉ, hành động, tâm trạng của chàng trai lúc ở nhà chồng cô gái.

1.2. Đọc hiểu văn bản 

1.2.1. Tâm trạng chàng trai khi đưa tiễn người yêu

a. Tình cảm quyến luyến, tha thiết:

- Cảm nhận về nổi đau khổ tuyệt vọng của cô gái:

+ Chàng trai như thấy cô gái vẫn nuối tiếc, vẫn chờ đợi nuôi hy vọng:

Vừa đi vừa ngoảnh lạiVừa đi vừa ngóng trông

+ Chân bước xa lòng càng đau càng nhớ:

Mỗi bước đi của cô gái là nỗi đau, nổi nhớ

+ Cô giải bày với cảnh vật thiên nhiên:

Em tới rừng ớt ngắt lá ới ngồi chờ

Em tới rừng cà ngắt lá cà ngồi chờ; tới rừng lá ngón ngóng trông.

- Chàng trai đã khẳng định lòng chung thuỷ của mình: Chàng trai mượn hương người yêu lúc này vì suốt đời anh không còn ai yêu thương hơn để lúc chết nhờ có hương của người yêu mà cháy đượm.

- Chàng trai động viên an ủi cô gái:

Con nhỏ hãy đưa anh ẵm

Bé xinh hãy đưa anh bồng

Cho anh bế con dòng đừng ngượng.

Nựng con rồng, con phượng đừng buồn.

Ý nghĩa:

- Con nhỏ, bé xinh, con rồng, con phượng là chỉ con của cô gái với người chồng được anh yêu quý.

- Câu thơ còn có ý nghĩa đề cao dòng giống của đứa trẻ để làm vừa lòng mẹ nó. Động viên an ủi đấy mà vẫn còn cái gì đó rưng rưng.

 

b. Lời ước hẹn:

- Chàng trai ước hẹn chờ đợi cô gái trong mọi thời gian, mọi tình huống:

Đôi ta yêu nhau, đợi đến tháng năm lau nở

Đợi mùa nước đỏ cá về

Đợi chim tăng ló hót gọi hè

Không lấy đuợc nhau mùa hạ, ta sẽ lấy nhau mùa đông

Không lấy được nhau thời trẻ, ta sẽ lấy nhau khi goá bụa về già".

→ Lời tiễn dặn thấm sâu tình nghĩa cũng là lời ước hẹn chờ đợi nhau.

Kết luận: Qua đoạn thơ ta thấy được nỗi đau khổ của của đôi bạn tình và tình yêu mãnh liệt của chàng trai dành cho cô gái. Đồng thời đó cũng là sự chờ đợi, bám víu trong vô vọng, trạng thái bồn chồn, dùng dằng, tủi hổ của cô gái khi bị ép duyên.

1.2.2. Tâm trạng, cử chỉ của chàng trai khi ở nhà chồng cô gái

- An ủi, vỗ về khi cô gái bị nhà chồng đánh đập, hắt hủi:

+ Làm thuốc cho cô gái uống;

+ Giúp cô làm việc.

→ Sự quan tâm, chăm sóc ân cần của chàng trai đã trở thành chỗ dựa tinh thần vững chắc cho cô gái.

- Khát vọng đoàn tụ:

+ Điệp từ "chết" và những hình ảnh thiên nhiên chỉ sự hóa thân gắn bó khăng khít giữa hai nhân vật trữ tình, khẳng định tình yêu mãnh liệt, thủy chung son sắt của họ.

+ Các hình ảnh so sánh tương đồng (tình đôi ta – tình Lú Ủa; Lòng ta thương nhau – bền chắc như vàng, đá) và các điệp ngữ (yêu nhau, yêu trọn) thể hiện khát vọng, ý chí đoàn tụ không gì lay chuyển được.

1.3. Tổng kết

1.3.1. Về nội dung

Qua tâm trạng đầy đau khổ, rối bời của chàng trai và cô gái, đoạn trích đã khắc hoạ nổi bật tình yêu tha thiết thuỷ chung và khát vọng tự do yêu đương của các chàng trai, cô gái Thái.

1.3.2. Về nghệ thuật

- Kết hợp tự sự và trữ tình.

- Lối diễn đạt mộc mạc, gần gũi với cách nghĩ cách cảm của người Thái, vừa rất chân tình tha thiết.

- Mượn thiên nhiên để biểu lộ tâm trạng.

ADMICRO

Bài tập minh họa

Theo em, qua đoạn trích Lời tiễn dặn, tác giả dân gian muốn gửi gắm thống điệp gì? Thông điệp ấy còn có ý nghĩa với cuộc sống hôm nay không?

 

Phương pháp giải:

Đọc lại toàn bài, rút ra thông điệp và nhận xét

 

Lời giải chi tiết:

- Thông điệp đoạn trích: lên án, tố cáo lên những cổ hủ, tập quán lạc hậu của người dân, đã làm họ dần mất dần đi sự tự do trong tình yêu, mất tính phản kháng.

- Giá trị: Thông điệp ấy còn nguyên giá trị đối với cuộc sống hôm nay, khi mà những phong tục cổ hủ, lạc hậu của người dân vẫn còn xuất hiện và tồn tại.

ADMICRO

Lời kết

Học xong bài Lời tiễn dặn, các em cần nắm:

- Nhận biết và vận dụng những hiểu biết về đặc điểm của truyện thơ dân gian và truyện thơ Nôm.

- Nêu được các đặc trưng cơ bản như cốt truyện, nhân vật, người kể chuyện, độc thoại nội tâm, bút pháp, ngôn ngữ,...

Soạn bài Lời tiễn dặn - Ngữ văn 11 Tập 1 Cánh Diều

Bài thơ Lời tiễn dặn thể hiện tâm trạng xót thương của chàng trai trên đường tiễn cô gái về nhà chồng và chứng kiến cảnh cô bị người chồng đánh đập. Để nắm được nội dung và ý nghĩa của bài học này, các em có thể tham khảo bài soạn dưới đây:

  • Soạn văn đầy đủ Lời tiễn dặn
  • Soạn văn tóm tắt Lời tiễn dặn

Hỏi đáp bài Lời tiễn dặn - Ngữ văn 11 Tập 1 Cánh Diều

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

Một số bài văn mẫu về văn bản Lời tiễn dặn

Qua tác phẩm Lời tiễn dặn, ta thấy đoạn trích còn khẳng định khát vọng hạnh phúc, tình yêu thuỷ chung của chàng trai với cô gái. Để hiểu hơn về bài học này, các em có thể tham khảo một số bài văn mẫu dưới đây:

-- Mod Ngữ văn 11 HỌC247

NONE
OFF