OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Trình bày ý kiến về một vấn đề XH trong tác phẩm nghệ thuật hoặc văn học - Ngữ văn 11 Tập 2 Chân Trời Sáng Tạo


HỌC247 mời các em cùng tham khảo nội dung bài giảng Trình bày ý kiến về một vấn đề XH trong tác phẩm nghệ thuật hoặc văn học thuộc sách Chân trời sáng tạo dưới đây. Với nội dung bài giảng chi tiết cùng bài tập minh họa cụ thể sẽ giúp các em biết trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội (trong tác phẩm văn học hoặc tác phẩm nghệ thuật); đồng thời nắm bắt được nội dung thuyết trình và quan điểm của người nói về những điểm cần làm rõ. Chúc các em có nhiều tiết học bổ ích!

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt bài

1.1. Yêu cầu

- Nêu được những thông tin chính xác, cô đọng về vấn đề trình bày.

- Nói rõ lí do chọn đề tài.

- Trình bày được cảm nhận, đánh giá của người nói về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học.

1.2. Cách làm

1.2.1. Chuẩn bị nói

- Khi xác định đề tài của bài nói, bạn có thể chọn vấn đề xã hội được đặt ra từ tác phẩm văn học hay tác phẩm nghệ thuật mà bạn quan tâm.

- Bạn có thể sử dụng đề tài của bài viết để chuẩn bị bài nói. Dưới đây là một số gợi ý:

+ Khát vọng về tình yêu, hạnh phúc trong Tiễn dặn người yêuBích Câu kì ngộ.

+ Sức mạnh của niềm tin và tình cảm lãng mạn trong cuộc sống được gợi lên từ ca khúc Bài ca hi vọng (Văn Ký).

1.2.2. Trình bày bài nói

Khi lập dàn ý, nếu chọn đề tài từ bài viết, bạn có thể chuyển dàn ý bài viết thành dàn ý bài nói. Tuy nhiên, để bài nói đúng yêu cầu và thêm thuyết phục, hấp dẫn, bạn cần:

- Nội dung: Lược bớt một số ý không thật cần thiết trong bài viết và xác định những chỗ cần nhấn mạnh.

- Tổ chức bài nói: thành ba phần rõ ràng phần mở đầu và kết thúc cần tạo ấn tượng đối với người nghe.

- Phương tiện giao tiếp: Sử dụng kết hợp phương tiện ngôn ngữ với các phương tiện phi ngôn ngữ để tăng tính trực quan và tính hấp dẫn cho bài nói.

- Phản hồi: Dự kiến các câu hỏi, phản hồi của người nghe và chuẩn bị câu trả lời; tóm tắt hệ thống ý dưới dạng sơ đồ.

1.2.3. Trao đổi, đánh giá

Khi tự kiểm tra, đánh giá kĩ năng nói, bạn sử dụng mẫu Bảng kiểm kĩ năng trình bày ý kiến đánh giá, bàn luận về một vấn đề xã hội ở Bài 2. Hành trang vào tương lai (Ngữ văn 11, tập một) sau khi điều chỉnh một số chi tiết cho phù hợp.

ADMICRO

Bài tập minh họa

Hãy trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội được đặt ra trong tác phẩm văn học hay tác phẩm nghệ thuật mà bạn quan tâm.

 

Lời giải chi tiết:

Sau khi đọc những dòng cảm xúc của Nguyễn Cơ Điềm về hình ảnh người lính trong bài thơ “Đồng dao mùa xuân“, tôi suy nghĩ rất nhiều  về trách nhiệm của thế hệ trẻ trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.

Bài thơ thể hiện niềm tiếc thương, kính trọng và biết ơn đối với những người đã cống hiến tuổi thanh xuân cho đất nước. Đây là những người lính đã hy sinh trên chiến trường Trường Sơn trong “Những năm máu lửa”. Hình ảnh người lính với trọng trách  lớn lao mà mình gánh vác nhắc nhở người đọc càng phải có trách nhiệm hơn với quê hương, đất nước.  Đặc biệt là “ngày xuân ngọt ngào” của người lính sẽ không bị mất đi, trở về từ những ngọn núi xanh và hồi sinh trong hậu thế sau này vào mùa xuân của đất nước.

Hình ảnh người lính trong bài thơ sẽ gợi cho người đọc nhiều suy nghĩ về trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc của thế hệ trẻ. Tuy nhiên, trong cuộc sống hiện đại ngày nay, vẫn còn rất nhiều bạn trẻ ham chơi, chưa chịu chăm chỉ học tập và rèn luyện. Họ lo sợ và cho rằng việc tham gia học tập quân sự, rèn luyện tư tưởng của Đảng, thực hiện nghĩa vụ quân sự là việc làm không cần thiết, lãng phí thời gian, lãng phí tuổi trẻ. Nhưng họ không biết rằng các thế hệ đi trước, trong đó có Quân đội Cách mạng, đã phải chiến đấu gian khổ, hy sinh để có được cuộc sống hòa bình, tự do và hạnh phúc như ngày nay. Họ cũng chỉ là những người trẻ tuổi như chúng tôi, nhưng họ đã hy sinh, cống hiến tuổi thanh xuân của mình cho sự nghiệp của đất nước. Nếu không có họ, chúng ta sẽ không được như ngày hôm nay.

Vì vậy, thanh niên cần được giác ngộ, rèn luyện nhận thức, tư duy một cách đúng đắn, kịp thời. Luôn học hỏi, trau dồi bản thân và ngày càng trưởng thành hơn. Tích cực tham gia  các hoạt động tập thể  ý nghĩa và có tầm ảnh hưởng. Tự tin, dũng cảm vượt qua mọi khó khăn, dũng cảm đối mặt với thử thách, hiểm nguy. Nếu đất nước cần, chúng ta phải sẵn sàng tham gia và cống hiến sức trẻ của mình cho sự nghiệp quốc gia. Đồng thời phê phán, lên án những hành động phản động, vô trách nhiệm đối với độc lập và hòa bình của dân tộc.

Chúng ta  hôm nay được thừa hưởng  thành quả đấu tranh và hy sinh anh dũng của các thế hệ đi trước. Vì vậy, là những người trẻ, hãy  tiếp nối truyền thống yêu nước và góp phần trường tồn dân tộc.

ADMICRO

Lời kết

Học xong bài Trình bày ý kiến về một vấn đề XH trong tác phẩm nghệ thuật hoặc văn học, các em cần:

- Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội (trong tác phẩm văn học hoặc tác phẩm nghệ thuật).

- Nắm bắt được nội dung thuyết trình và quan điểm của người nói; nêu được nhận xét, đánh giá về nội dung và cách thức thuyết trình; biết đặt câu hỏi về những điểm cần làm rõ.

Soạn bài Trình bày ý kiến về một vấn đề XH trong tác phẩm nghệ thuật hoặc văn học - Ngữ văn 11 tập 2 Chân Trời Sáng Tạo

Bài học Trình bày ý kiến về một vấn đề XH trong tác phẩm nghệ thuật hoặc văn học sẽ giúp các em biết trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội (trong tác phẩm văn học hoặc tác phẩm nghệ thuật); đồng thời nắm bắt được nội dung thuyết trình và quan điểm của người nói; nêu được nhận xét, đánh giá về nội dung và cách thức thuyết trình; biết đặt câu hỏi về những điểm cần làm rõ. Để nắm được nội dung của bài học này, các em có thể tham khảo bài soạn:

  • Soạn bài đầy đủ Trình bày ý kiến về một vấn đề XH trong tác phẩm nghệ thuật hoặc văn học
  • Soạn bài tóm tắt Trình bày ý kiến về một vấn đề XH trong tác phẩm nghệ thuật hoặc văn học

Hỏi đáp bài Trình bày ý kiến về một vấn đề XH trong tác phẩm nghệ thuật hoặc văn học - Ngữ văn 11 tập 2 Chân Trời Sáng Tạo

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em.

-- Mod Ngữ văn 11 HỌC247

NONE
OFF