OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Thực hành tiếng Việt trang 45 - Ngữ văn 11 Tập 2 Chân Trời Sáng Tạo


Trong phần kiến thức tiếng Việt của chủ đề Bài 7: Những điều trông thấy (Nguyễn Du và tác phẩm), HỌC 247 đã biên soạn và tổng hợp nội dung bài giảng Thực hành tiếng Việt trang 45 thuộc sách Chân trời sáng tạo nhằm giúp các em nhận biết được đặc điểm và tác dụng của biện pháp tu từ đối. Mời các em cùng tham khảo

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt bài

1.1. Đặc điểm của biện pháp tu từ đối

- Khái niệm: Đối là biện pháp tu từ đặt những từ ngữ có âm thanh và ý nghĩa tương phản hoặc tương hỗ vào vị trí cân xứng để tạo nên sự hài hoà về ý nghĩa, đồng thời làm nên nhạc điệu cho câu thơ, câu văn.

- Ví dụ:

Long lanh đáy nước in trời

Thành xây khói biếc, non phơi bóng vàng

(Nguyễn Du, Truyện Kiều)

=> Nhận xét: Trong ví dụ trên, các từ trong hai vế “thành xây khói biếc”“non phơi bóng vàng” tạo thành từng cặp tương ứng, cân xứng với nhau về nội dung giống nhau về từ loại (thành – non, xây – phơi, khói – bóng, biếc – vàng), trái nhau về thanh điệu bằng trắc (biếc – vàng) tạo nên vẻ đẹp hài hoà cho câu thơ.

1.2. Tác dụng của biện pháp tu từ đối

- Phạm vi sử dụng: Biện pháp tu từ đối được sử dụng trong thơ (đặc biệt là thể thơ Đường luật bát cú), trong văn xuôi ở cấp độ câu, đoạn văn hoặc văn bản.

- Tác dụng:

+ Tạo sự cân xứng về ý nghĩa và nhạc điệu, tạo nên cái đẹp hài hoà theo quan niệm truyền thống của người Việt Nam.

+ Miêu tả sự việc, cảnh vật một cách cô đúc, khái quát mà không cần liệt kê, kể lể dài dòng.

- Ví dụ: biện pháp tu từ đối trong hai câu 3 – 4 của bài Qua Đèo Ngang (Bà Huyện Thanh Quan):

Lom khom dưới núi tiều vài chú,

Lúc đác bên sông chợ mấy nhà.

ADMICRO

Bài tập minh họa

Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp đối trong trường hợp dưới đây:

Cùng trong một tiếng tơ đồng, 

Người ngoài cười nụ người trong khóc thầm.

(Nguyễn Du, Truyện Kiều)

Lời giải chi tiết:

- Biện pháp đối: “người ngoài cười nụ” - “người trong khóc thầm”.

- Tác dụng: Biện pháp đối đã tăng tính tương phản giữa hai trạng thái cảm xúc của con người trong cùng một không gian nhưng lại hoàn toàn trái ngược nhau. Từ đó làm cho hình ảnh đối lập này trở nên ấn tượng và nổi bật hơn với người đọc. Đồng thời giúp người đọc hiểu rõ về tình cảm, hoàn cảnh của các nhân vật.

ADMICRO

Lời kết

Học xong bài Thực hành tiếng Việt trang 45, các em cần nắm:

- Nhận biết được đặc điểm của biện pháp tu từ đối.

- Nêu được và tác dụng của biện pháp tu từ đối.

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 45 Ngữ văn 11 Tập 2 Chân Trời Sáng Tạo

Bài học Thực hành tiếng Việt trang 45 sẽ giúp các em nhận biết được đặc điểm và tác dụng của biện pháp tu từ đối. Để nắm được nội dung của bài học này, các em có thể tham khảo bài soạn:

  • Soạn bài đầy đủ Thực hành tiếng Việt trang 45
  • Soạn bài tóm tắt Thực hành tiếng Việt trang 45

Hỏi đáp bài Thực hành tiếng Việt trang 45 Ngữ văn 11 Tập 2 Chân Trời Sáng Tạo

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

-- Mod Ngữ văn 11 HỌC247

NONE
OFF