OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Thực hành tiếng Việt trang 51 - Ngữ văn 11 Tập 2 Kết Nối Tri Thức


Ở Bài 2, các em đã biết đến hiện tượng phá vỡ quy tắc ngôn ngữ thông thường trong sáng tạo văn học (đề cập chủ yếu ở thể loại thơ). Tuy nhiên, việc phá vỡ những quy tắc thông thường của ngôn ngữ để phục vụ cho một dụng ý nghệ thuật nào đó không chỉ thể hiện ở thơ mà còn cả ở văn xuôi, một thể loại sử dụng ngôn ngữ gắn với ngôn ngữ đời sống. Nội dung bài giảng Thực hành tiếng Việt trang 51 thuộc sách Kết Nối Tri Thức do HỌC 247 biên soạn và tổng hợp dưới đây sẽ giúp các em nhận biết được tác dụng của hiện tượng phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ thông thường. Mời các em cùng tham khảo:

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt bài

1.1. Nhận biết hiện tượng phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ thông thường trong sáng tác văn học

- Việc phá vỡ những quy tắc thông thường của ngôn ngữ để phục vụ cho một dụng ý nghệ thuật nào đó không chỉ thể hiện ở thơ - một thể loại có cách tổ chức ngôn ngữ đặc biệt - mà còn cả ở văn xuôi, một thể loại sử dụng ngôn ngữ gắn với ngôn ngữ đời sống.

- Việc phá vỡ quy tắc ngôn ngữ thông thường một cách sáng tạo của tác giả có thể đạt tới một số hiệu quả tích cực thể hiện cái nhìn độc đáo của người viết về đối tượng;gọi những liên tưởng lạ lùng, mới mẻ cho người đọc; làm mới cách biểu đặt, tránh sự sáo mòn trong sử dụng từ ngữ,

1.2. Tác dụng của hiện tượng phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ thông thường

Việc phá vỡ quy tắc ngôn ngữ thông thường một cách sáng tạo của tác giả có thể đạt tới một số hiệu quả tích cực như:

- Thể hiện cái nhìn độc đáo của người viết về đối tượng;

- Gợi những liên tưởng lạ lùng, mới mẻ cho người đọc;

- Làm mới cách biểu đặt, tránh sự sáo mòn trong sử dụng từ ngữ;

- ....

ADMICRO

Bài tập minh họa

Nhận xét đặc điểm các cụm từ in đậm trong hai câu sau và phân tích giá trị biểu đạt của từng trường hợp:

a. Giờ tới lượt bạn tôi gửi lại nơi này mấy đợt phù sa thơ kèm chút gió Lào cố quận.

(Trần Tuấn, Cà Mau quê xứ)

b. Con Sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng Hai và cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt nương xuân.

(Nguyễn Tuân, Người lái đò Sông Đà)

 

Lời giải chi tiết:

a. Cụm từ “đọt phù sa” dùng để chỉ những đợt phù sa vẫn còn lắng đọng. Tác giả sử dụng từ không chỉ làm tăng giá trị biểu đạt của câu văn mà nó còn thể hiện một nét đặc sắc trong việc sử dụng ngôn ngữ của tác giả.

b. Tác giả so sánh con Sông Đà dài và đẹp như một áng tóc trữ tình và mang theo cả vẻ đẹp hùng vĩ, bí ẩn của núi rừng Tây Bắc. Điều đó không chỉ làm tăng sức biểu cảm của câu văn mà nó còn nhấn mạnh, làm nổi bật lên vẻ đẹp của sông Đà. Vẻ đẹp ấy không chỉ mang dáng dấp của con người mà nó còn mang theo vẻ đẹp của tự nhiên núi rừng Tây Bắc.

ADMICRO

Lời kết

Học xong bài Thực hành tiếng Việt trang 51, các em cần nắm:

- Nhận biết một số hiện tượng phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ thông thường trong sáng tác thơ và văn xuôi.

- Nắm được tác dụng của các hiện tượng phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ trong sáng tác văn học.

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 51 Ngữ văn 11 tập 2 Kết Nối Tri Thức

Bài học Thực hành tiếng Việt trang 51: Một số hiện tượng phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ thông thường: đặc điểm và tác dụng (tiếp theo) sẽ giúp các em nhận biết được tác dụng của một số hiện tượng phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ thông thường. Để nắm được nội dung của bài học này, các em có thể tham khảo bài soạn:

  • Soạn bài chi tiết Thực hành tiếng Việt trang 51

Hỏi đáp bài Thực hành tiếng Việt trang 51 Ngữ văn 11 tập 2 Kết Nối Tri Thức

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

-- Mod Ngữ văn 11 HỌC247

NONE
OFF