OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Cà Mau quê xứ - Trần Tuấn - Ngữ văn 11 Tập 2 Kết Nối Tri Thức


Với nội dung bài giảng Cà Mau quê xứ - Trần Tuấn thuộc Kết Nối Tri Thức do HỌC247 biên soạn và tổng hợp dưới đây sẽ giúp các em nắm được các đặc trưng của thể loại kí và thấy được những trải nghiệm của tác giả trên đất mũi Cà Mau và những tình cảm của ông dành cho nơi đây. Mời các em cùng tham khảo bài giảng dưới đây. Chúc các em học tốt!

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt bài

1.1. Tìm hiểu chung

1.1.1. Tác giả Trần Tuấn

a. Cuộc đời:

- Trần Tuấn sinh năm 1967, tên khai sinh là Trần Ngọc Tuấn.

- Quê quán tại Hà Nội.

 

b. Sự nghiệp sáng tác:

- Tác phẩm chính

+ Ma thuật ngón (2008).

+ Đừng gọi tôi là Lại Phiền Hà (2008).

+ Chậm hơn dừng lại (2017).

- Trong làng báo cũng như kho tàng văn học Việt Nam, anh là một giọng bút ký có dấu ấn riêng sâu sắc và đầy ý nghĩa, với cách viết nhẩn nha, nhiều liên tưởng.

1.1.2. Tác phẩm

a. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác:

Tác phẩm “Cà Mau quê xứ” được trích trong tập “Uống Cà phê trên đường của Vũ”. Đó là những trải nghiệm gần gũi và đáng nhớ của ông khi đến mảnh đất Cà Mau.

 

b. Bố cục văn bản:

- Phần 1 (Ra Mũi....thơ thần với Cà Mau ): Mục đích của tác giả khi đến Cà Mau

- Phần 2 (Trong ổ...những thân được mới ): Khung cảnh và cuộc sống của những con người Cà Mau

- Phần 3 ( Còn lại ): Tình cảm, cảm xúc tác giả dành cho đất Cà Mau.

 

c. Tóm tắt tác phẩm

Cà Mau- mảnh đất được nhà văn Trần Tuấn lựa chọn là mảnh đất sẽ đến thăm quan và khám phá, tất cả như ngoài sức tưởng tượng của ông một khung cảnh tuyệt đẹp và hài hòa giữa thiên nhiên và con người, để rồi sau chuyến đi đó, tác giả đã viết nên tác phẩm Cà Mau quê xứ. Đối với tác giả, đây là vùng đất luôn nằm trong trí tưởng tượng từ lâu của mình, tác giả đã ấp ủ nó chỉ chờ ngày được xách ba lô lên và đi. Để rồi khi thực sự được đến Cà Mau, tác giả yêu và đắm chìm trong cái khung cảnh và con người nơi đây. Trước đó đã có rất nhiều nhà văn, nhà thơ đã từng đến đây. Họ viết về những lần đánh giặc của con người Cà Mau, là hình ảnh về những em bé chia tay gia đình của mình. Những hình ảnh đẹp đó đã ghi dấu ấn vào trong lòng tác giả. Tác giả mở những trang văn ra để có thể cảm nhận trước những cái khó khăn, cái cực khổ đã trải qua với vùng đất này. Tác giả cùng với người bạn của mình, được nghe về những câu chuyện của những con người đã từng đến Cà Mau. Họ đều dành tình cảm cho nơi đây, lưu luyến không rời. Lang thang đi qua nhiều mảnh đất, từ “xứ” như xuất hiện ở khắp mọi nơi. Đó như cái hãnh diện của những con người khi nhắc đến quê hương của mình. Tác giả được ở nơi đây, cùng hòa vào khung cảnh sống sinh hoạt của những con người Cà Mau. Ở đó có những ngôi nhà được dựng lên bằng những thứ cảnh vật có sẵn ở đây. Có những con người cần cù chịu khó, đang làm những công việc mưu sinh. Khung cảnh sinh hoạt của người Cà Mau luôn gắn liền với cây đước, nó mang lại nhiều tài nguyên, mang theo thứ ánh sáng đẩy lùi khó khăn cho con người. Mọi thứ như là trong giấc mơ, trải nghiệm đó sẽ mãi không bao giờ quên đối với tâm trí tác giả.

1.2. Đọc hiểu văn bản

1.2.1. Mục đích của tác giả khi đến Cà Mau

- Tác giả có tâm thế rất thoải mái khi đến với Mũi Cà Mau.

- Tâm thế đó sẽ giúp nhà văn có cái nhìn sâu sắc và tinh tế hơn về cảnh sắc thiên nhiên cùng con người nơi đây.

- Đến với Mũi Cà Mau, tác giả liên tưởng đến những nhà thơ, nhà văn đã có duyên nợ với vùng đất này là Nguyễn Tuân, Anh Đức và Xuân Diệu.

=> Những liên tưởng đó đã càng khẳng định sức hấp dẫn và thú hút của con người và mảnh đất nơi đây.

1.2.2. Khung cảnh và cuộc sống của những con người Cà Mau

- Tính chất tươi mới, sống động của thực tế đời sống con người vùng Đất Mũi được thể hiện qua những khung cảnh, nhân vật như:

+ Những con người Cà Mau luôn phải đối mặt với rất nhiều khó khăn và vất vả với cuộc sống. 

+ Họ phải chịu nhiều thiên tai và đối mặt với sự thiếu thốn vật chất.

+ Tuy nhiên họ luôn tỏ ra vui vẻ và lạc quan, vẫn rất hiếu khách và chất phác. 

→ Đó chính là thứ níu chân tác giả tại nơi đây.

Mũi Cà Mau, cực nam của Tổ quốc

Mũi Cà Mau, cực nam của Tổ quốc

1.2.3. Tình cảm, cảm xúc mà tác giả dành cho đất mũi

- Những hình ảnh hết sức là chân thật, đó là cái tình cảm của không chỉ riêng tác giả, mà cả những người khi đến đây muốn dành cho vùng đất mũi Cà Mau này.

- Khi đã rời đất Cà Mau trong tác giả vẫn còn rất nhiều cảm xúc, lời nói chưa có lời giải đáp. Việc Trần Tuấn liên hệ đến Nguyễn Tuân như cho thấy những trăn trở của ông về tình cảm dành cho vùng đất này.

- Tác giả đã về nhưng những hình ảnh về thiên nhiên và con người nơi đây như vẫn còn hiện nguyên trong ức của ông. Ông thấy mọi thứ ở đây đều đẹp và đặc biệt, mà không ở nơi đâu có được.

- Để rồi nhà văn nhớ nhung, yêu thương đến nước mắt nhòe đi. Tác giả phải dành cho vùng đất này nhiều tình cảm lắm nên cảm xúc mới chợt dâng trào lên như thế. Qua bài thơ ta thấy tác giả dùng rất nhiều các biện pháp liệt kê, nhiều hình ảnh so sánh cùng với ngôn ngữ giản dị sinh động.

=> Từ đó thấy được vẻ đẹp và thiên nhiên con người vùng đất Cà Mau, và tình cảm của tác giả dành cho vùng đất này.

1.3. Tổng kết

1.3.1. Về nội dung

Tác phẩm Cà Mau quê xứ được khắc họa chân thực về mảnh đất Cà Mau, phía cuối của hình chữ S Việt Nam, ông chủ yếu kẻ về chuyến đi trải nghiệm thực tế của mình, kể về khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp và con người hiền lành nơi đây. Tác giả đã bộc lộ những cảm xúc, niềm mến thương nơi này qua từng nét viết. Khung cảnh ở Cà Mau được tác giả gợi ra qua những trang ký của Nguyễn Tuân, Anh Đức và Xuân Diệu.

1.3.2. Về nghệ thuật

- Thể thơ tự do giúp tác giả thể hiện được hết tâm tư vào tác phẩm.

- Ngôn ngữ thơ hay và giản dị nhưng ấn tượng.

- Khắc họa hiện thực chân thật và mang ý nghĩa to lớn.

ADMICRO

Bài tập minh họa

Từ ý của câu "Không có khói, mà sao bước chân lên tàu rời Mũi, mắt tôi chợt cay nhòe” hãy viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) nói về cảm xúc của tác giả đối với Mũi Cà Mau.

 

Lời giải chi tiết:

Câu văn “Không có khói, mà sao bước chân lên tàu rời Mũi, mắt tôi chợt cay nhòe” là câu văn miêu tả rõ nhất cảm xúc của tác giả khi phải rời Đất Mũi. Có lẽ tình cảm của con người đều có thể kìm nén nhưng cơ thể dường như không biết nói dối. Rời xa mảnh đất này, tác giả dường như nhận ra hóa ra tình cảm mình dành cho nó lại nhiều đến như vậy, thật là khiến con người trở lên yếu đuối. Ông nhận lấy than – món quà giản dị nhưng chan chứa tình yêu thương của người dân Đất Mũi dành cho mình mà ngậm ngùi rời đi. Ông không thể hiện cảm xúc của mình một cách trực tiếp mà gián tiếp qua hình ảnh “mắt tôi chợt cay nhòe”, đó là phản ứng cơ thể tự nhiên của tác giả khi nhận ra mình sắp phải rời khỏi mảnh đất thân thuộc này. Không nỡ là vậy, yêu mến là thế nhưng tác giả vẫn phải rời đi bởi dẫu sao mình cũng chỉ là khách qua đường, có hội ngộ sẽ có biệt ly, nhưng dù vậy, ông vẫn cảm thấy rất buồn và lưu luyến mảnh đất tận cùng Tổ quốc này.

ADMICRO

Lời kết

Học xong bài Cà Mau quê xứ - Trần Tuấn, các em cần:

- Nhận biết và phân tích được sự kết hợp giữa hư cấu và phi hư cấu trong thể loại kí.

- Vận dụng được kinh nghiệm đọc, trải nghiệm về cuộc sống để nhận xét, đánh giá văn bản văn học.

Soạn bài Cà Mau quê xứ - Trần Tuấn Ngữ văn 11 tập 2 Kết Nối Tri Thức

Tác phẩm Cà Mau quê xứ - Trần Tuấn là những trải nghiệm của tác giả trên đất mũi Cà Mau và những tình cảm của ông dành cho nơi đây. Để nắm được nội dung và ý nghĩa của bài học này, các em có thể tham khảo bài soạn Cà Mau quê xứ - Trần Tuấn.

Hỏi đáp bài Cà Mau quê xứ - Trần Tuấn Ngữ văn 11 tập 2 Kết Nối Tri Thức

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

Một số bài văn mẫu về văn bản Cà Mau quê xứ - Trần Tuấn

Qua ngòi bút của tác giả Trần Tuấn, chúng ta thấy hiện lên trước mắt một bức tranh đặc sắc về vùng đất Cà Mau giản dị đơn sơ mà con người thì chất phác thật thà. Để hiểu hơn về bài học này, các em có thể tham khảo một số bài văn mẫu dưới đây:

-- Mod Ngữ văn 11 HỌC247

NONE
OFF