OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Thực hành tiếng Việt trang 23 - Ngữ văn 11 Tập 2 Cánh Diều


HỌC247 xin giới thiệu đến các em nội dung bài giảng Thực hành tiếng Việt trang 23 thuộc sách Cánh diều dưới đây. Với nội dung bài giảng được HỌC247 biên soạn và tổng hợp chi tiết, rõ ràng sẽ giúp các em nhận biết và phân tích được tác dụng của một số hiện tượng phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ thông thường trong khi nói và viết, từ đó, có ý thức và bước đầu biết vận dụng quy tắc ngôn ngữ một cách hiệu quả, sáng tạo. Mời các em cùng tham khảo

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt bài

1.1. Đặc điểm của một số hiện tượng phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ thông thường

Trong thực tế, có những cấu trúc ngữ nghĩa, cú pháp không theo quy tắc ngôn ngữ thông thường. Những hiện tượng này thường xuất hiện trong các tác phẩm văn chương.

1.2. Tác dụng của một số hiện tượng phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ

1.2.1. Hiện tượng điều trật tự từ ngữ

- Đảo trật tự từ ngữ so với trật tự từ ngữ thông thường được dùng với mục đích nhấn mạnh, tăng sức biểu cảm cho sự diễn đạt.

- Ví dụ:

Cây bưởi sau nhà ngan ngát hương đưa.

(Phan Thị Thanh Nhàn, Hương thầm)

=> Nhận xét: Nếu so sánh hai cách diễn đạt “hương đưa ngan ngát" (trật tự thông thường) và “ngan ngát hương đưa” (trật tự đã thay đổi), chúng ta sẽ thấy cách diễn đạt thứ hai giàu sức biểu cảm hơn đồng thời cũng giàu nhạc tính hơn.

1.2.2. Hiện tượng mở rộng khả năng kết hợp của từ

- Ở hiện tượng này, từ ngữ được cung cấp thêm những khả năng kết hợp mới tạo ra những kết hợp từ vô cùng độc đáo, nhằm tăng hiệu quả diễn đạt.

Ví dụ:

Đàn cò áo trắng

Khiêng nắng

Qua sông

(Trần Đăng Khoa, Em kể chuyện này)

=> Nhận xét: Trong ví dụ trên, “nắng” được hình dung như một vật thể có hình dạng, khối lượng, có thể khiêng được. Cách kết hợp từ “khiêng nắng” phá vỡ quy tắc kết hợp từ thông thường, tạo ra một ấn tượng đặc biệt cho người đọc.

1.2.3. Hiện tượng tách biệt

- Tách biệt là hiện tượng tách các thành phần câu thành những câu độc lập với dụng ý nhấn mạnh hoặc bộc lộ cảm xúc.

Ví dụ:

Đã có năm nhà nhận bán. Tiền họ đã nhận ngay từ bây giờ. Nhưng vừa mới lúc này đây, họ đến bảo không bán thóc nữa, mà lại bỏ tiền. Mà trả có hai mươi. Thế có giết người ta không! Bây giờ tôi đang chết dở đây.

(Nguyễn Khắc Trường, Mảnh đất lắm người nhiều ma)

=> Nhận xét: Việc tách thành phần câu thành câu độc lập trong ví dụ trên có tác dụng nhấn mạnh sự việc “trả có hai mươi”, đồng thời bộc lộ cảm xúc bối rối, lo lắng của nhân vật.

ADMICRO

Bài tập minh họa

Phân tích hiện tượng phá vỡ quy tắc ngôn ngữ thông thường gây nên tiếng cười bất ngờ trong câu chuyện sau:

Sư cụ xơi thịt cầy vụng ở trong phòng. Chủ tiểu biết, hỏi:

- Bạch cụ, cụ xơi gì trong ấy ạ?

Sư cụ đáp:

- Tao ăn đậu phụ.

Lúc ấy, có tiếng chó sủa ầm ĩ ngoài cổng chùa. Sư cụ hỏi:

– Cái gì ngoài cổng thể?

Chú tiểu đáp:

- Bạch cụ! Đậu phụ làng cắn đậu phụ chùa đấy ạ!

 

Lời giải chi tiết:

Truyện gây cười do vi phạm quy tắc hội thoại, cụ thể trong lời nói của chú tiểu vi phạm phương châm về chất. “Đậu phụ là món ăn được chế biến từ đậu tương, được ép thành bánh” (Từ điển tiếng Việt, Hoàng Phê). Ta thường thấy có đậu phụ cân, đậu phụ thanh chứ không thấy có đậu phụ làng, đậu phụ chùa và càng không thể có “đậu phụ làng cắn đậu phụ chùa”. Người đọc bật cười vì cách đáp của chú tiểu. Bởi chú tiểu biết chắc sư cụ xơi thịt cầy vụng mà sư cụ lại bảo ăn đậu phụ nên chú tiểu trả lời sư cụ như một sự chấp nhận câu nói của sư cụ. Cả hai nhân vật giao tiếp cùng vi phạm quy tắc hội thoại khi đã trả lời không đúng sự thật – vi phạm phương châm về chất.

ADMICRO

Lời kết

Học xong bài Thực hành tiếng Việt trang 23, các em cần nắm:

- Nhận biết và phân tích được tác dụng của một số hiện tượng phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ thông thường trong khi nói và viết.

- Có ý thức và bước đầu biết vận dụng quy tắc ngôn ngữ một cách hiệu quả, sáng tạo.

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 23 - Ngữ văn 11 Tập 2 Cánh Diều

Bài học Thực hành tiếng Việt trang 23 sẽ giúp các em nhận biết và phân tích được tác dụng của một số hiện tượng phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ thông thường trong khi nói và viết, từ đó, có ý thức và bước đầu biết vận dụng quy tắc ngôn ngữ một cách hiệu quả, sáng tạo. Để nắm được nội dung của bài học này, các em có thể tham khảo bài soạn:

  • Soạn văn đầy đủ Thực hành tiếng Việt trang 23
  • Soạn văn tóm tắt Thực hành tiếng Việt trang 23

Hỏi đáp bài Thực hành tiếng Việt trang 23 - Ngữ văn 11 Tập 2 Cánh Diều

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

-- Mod Ngữ văn 11 HỌC247

NONE
OFF