OPTADS360
NONE
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Tầng hai - Phong Điệp - Ngữ văn 11 Tập 2 Cánh Diều


Cuộc sống ngày càng hiện đại, con người ngày càng có nhiều lí do để sống thu mình và khép kín. Cũng từ ấy nhiều vấn đề xã hội xuất hiện và trở thành nỗi lo, thậm chí là nỗi ám ảnh của con người, đặc biệt là người trẻ. Chính vì vậy, nội dung bài giảng Tầng hai - Phong Điệp thuộc sách Cánh diều do HỌC247 biên soạn và tổng hợp dưới đây sẽ giúp các em thấy được những triết lý về cuộc sống rằng hạnh phúc không phải cái gì lớn lao, mà nó ở ngay bên cạnh chúng ta. Mời các em cùng tham khảo

ADMICRO/lession_isads=0
 
 

Tóm tắt bài

1.1. Tìm hiểu chung

1.1.1. Tác giả

- Nhà văn Phong Điệp (sinh năm 1976) tên thật là Phạm Thị Phong Điệp. Bà sinh tại Nam Định.

- Phong ĐIệp chủ yếu viết về thể loại truyện ngắn, ít cảm xúc nghệ sĩ, giống với chất đời thực của chị, luôn quan sát những cái nhìn khách quan bên ngoài cuộc sống

- Những truyện bà viết hay, dễ hiểu câu văn tinh tế đôi khi đơn giản và ngắn gọn, chủ yếu vào các vấn đề chính.

- Chủ yếu các sáng tác của bà về thể loại truyện, truyện ngắn, truyện dài,…

Nhà văn Phong Điệp

Nhà văn Phong Điệp

1.1.2. Tác phẩm

a. Thể loại: Tác phẩm thuộc thể loại truyện ngắn.

b. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác:

In trong tập truyện ngắn Kẻ dự phần năm 2008.

c. Bố cục: 

- Phần 1: Đoạn 1 - Giới thiệu nhân vật Phan và hoàn cảnh gia đình chủ nhà sống trên tầng hai.

- Phần 2: Đoạn 2,3,4: Cuộc sống của gia đình chủ nhà trên tầng hai qua cái nhìn của nhân vật Phan.

- Phần 3: Đoạn 5 - Sự nhận thức về hạnh phúc và nỗi nhớ về gia đình của Phan.

d. Tóm tắt tác phẩm:

Tác phẩm Tầng hai kể về nhân vật Phan - nhân vật xuyên suốt tác phẩm. Phan đang sống ở một căn phòng cho thuê ở tầng một. Cuộc sống của cô thường xuyên quay cuồng trong công việc, phải đi sớm về muộn. Chính vì cái cuộc sống có phần đơn điệu và tẻ nhạt này, khiến cô bắt đầu để ý đến cuộc sống của các thành viên trong gia đình trên tầng hai. Đó là một gia đình gồm ba người, người mẹ và người con trai con dâu của mình. Phan chỉ nghe những âm thanh và đoán xem những người trên đó đang làm gì. Đối với Phan, cô đã rất lâu rồi không nhớ về gia đình của mình, cô chỉ biết liều mình làm việc để trở nên thật giàu có. Chính vì thế đột nhiên nghe thấy những âm thanh của cuộc sống vang vọng trên tầng hai, lại làm cho tâm trạng của cô trùng xuống. Cô càng ngày càng tò mò hơn về cuộc sống của gia đình trên tầng hai, nên cô đã quyết định lên trên đó xem thử. Khi tận mắt nhìn thấy, Phan lại nhớ đến khung cảnh gia đình của mình, có hình ảnh của mẹ dậy sớm nấu cơm cho cả nhà, có chị cả đang trêu cô và còn rất nhiều hình ảnh khác nữa. Đó là những hình ảnh mà rất lâu rồi Phan không nhớ đến và cô chợt nhận ra đó mới là thứ hạnh phúc giản dị mà cô đã quên.

1.2. Đọc hiểu văn bản 

1.2.1.Tình huống truyện

Phan - một cô gái để bám trụ trên thành phố làm việc cô đã thuê phòng ở một ngôi nhà hai tầng màu xanh biển nằm quay lưng lưng ra công viên của một gia đình ba người. Từ đây cô luôn theo dõi cuộc sống của họ trên tầng hai. Cô nhận thấy cuộc sống của cô đối lập với gia đình ba người bên trên. Tình huống truyện đời thường từ đó bộc lộ những suy nghĩa cảm xúc của nhân vật.

Ngôi nhà ở tầng hai khi tắt đèn

Ngôi nhà ở tầng hai vào đêm khuya

1.2.2. Bối cảnh

- Không gian: Hẹp xoay quanh ngôi nhà hai tầng.

- Thời gian: Chủ yếu là đêm khuya.

1.2.3. Nhân vật Phan

a. Giới thiệu nhân vật:

- Lai lịch: Phan - một cô gái bám trụ tại thành phố mong có được một cuộc sống tốt đẹp

Công việc: Nhân viên phòng Tiếp thị - Thị trường

Cuộc sống:

+ Sáng đi làm sớm còn tối về thì bản tin cuối ngày đang phát

+ Khi về muộn sợ ảnh hưởng đến mọi người cô thường se sẽ tắt máy từ ngoài ngõ; thận trọng mở vòi nước, xòe tay đỡ dòng nước khỏi tạo nên những âm thanh quá chói gắt.

+ Lúc nào trước khi đi ngủ trong đầu cũng chỉ là những lập trình sẵn về công việc và những việc mình phải làm vào ngày mai.

=> Phan là một cô gái với cuộc sống tẻ nhạt, cô đơn. Đồng thời, qua hành động thận trọng mở vòi nước vào đêm khuya của cô, chúng ta thấy cô là một cô sống nội tâm và có chút rụt rè, không muốn gây phiền toái cho ai

b. Cảm nhận của Phan về cuộc sống ở tầng hai:

- Thành viên:

+ Người mẹ ngoài 60 là cựu thanh niên xung phong.

+ Con trai làm ở xưởng in.

+ Con dâu làm công nhân.

=> Con người bình thường trong cuộc sống.

- Cuộc sống sinh hoạt: Phan quan sát lắng nghe những âm thanh của tầng trên.

+ Người mẹ hiền từ, luôn động viên và bảo vệ người con dâu của mình.

+  Người con dâu thì như một cô vợ nhỏ, lúc thì giận dỗi chồng, lúc thì lại yêu thương cười nói nhưng cô rất là quan tâm mẹ của mình.

+ Người chồng thì hiện lên không phải là người chồng quá mẫu mực nhưng vẫn rất yêu thương mẹ và vợ.

=> Tất cả diễn ra trong căn phòng chật hẹp chỉ đặt được hai chiếc đệm, tủ. Khung cảnh gia đình ba người rất bình thường như bao gia đình khác, nhưng người đọc có thể cảm nhận được cái bình dị, cái quan tâm của các thành viên trong gia đình dành cho nhau.

c. Thông điệp của tác giả qua tác phẩm:

- Truyện ngắn Tầng hai đã vẽ ra hai cuộc sống đối lập, giữa một bên là sự cô đơn, vội vã với cuộc sống hàng ngày và một bên là bức tranh gia đình đơn giản, ấm áp.

- Giá trị triết lý về cuộc sống về hạnh phúc: Con người ta cứ mải mê tìm kiếm, theo đuổi hạnh phúc ở những điều xa với, có mấy ai nhận ra, hạnh phúc không phải cái gì lớn lao, mà nó ở ngay bên cạnh chúng ta. Đó là gia định êm ấm, hạnh phúc.

1.3. Tổng kết

1.3.1. Về nội dung

Tác phẩm Tầng hai là một tác phẩm kể xoay quanh nhân vật Phan, và câu chuyện kể về lối sống của các thành viên trong một căn nhà cho thuê. Qua đó là những suy nghĩ về triết  lý cuộc sống.

1.3.2. Về nghệ thuật

- Cốt truyện nhẹ nhàng, đời thường.

- Nhân vật không có cá tính phức tạp, đơn giản.

- Từ ngữ giản dị, chân thực.

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA

Bài tập minh họa

Vì sao nhân vật Phan lại ngẫm nghĩ: “Hoá ra hạnh phúc giản dị hơn những gì cô tâm niệm”? Theo em, đây có phải là chủ đề của truyện không? Hãy làm rõ ý kiến của em.

 

Lời giải chi tiết:

Phan là một cô gái tỉnh lẻ lên thành phố làm việc với khát khao làm giàu. Cuộc sống hằng ngày của cô gái nhỏ nhàm chán và cô đơn. Cô luôn nỗ lực làm việc, đến cả trước khi ngủ cô cũng có suy nghĩ vẩn vơ. Cô luôn nghĩ đến cuộc sống, đến tương lai, luôn khao khát kiếm tìm hạnh phúc. Cô muốn mình phải giàu có, bởi cô đã thấm thía cái nghèo khó và chỉ khi giàu có ở cái đất này, cô mới được tôn trọng, mới được hạnh phúc. Cô thường nghe âm thanh từ một nhà trên tầng hai và mặc sức tưởng tượng về thế giới đó. Cuộc sống của một nhà ba người kia khác xa cô rất nhiều. Cho đến ngày đặt chân đến thế giới đó, chứng kiến cuộc sống hạnh phúc của họ, cô mới giật mình nhận ra những điều mà mình cố gắng tìm kiếm bấy lâu lại giản dị như vậy. Hạnh phúc không phải cái gì lớn lao, mà nó ở ngay bên cạnh chúng ta, đó cũng là thông điệp mà Phong Điệp gửi đến chúng ta. 

ADMICRO

Lời kết

Học xong bài Tầng hai - Phong Điệp, các em cần nắm:

- Phân tích và đánh giá được một số yếu tố về hình thức (các chi tiết tiêu biểu, sự kết nối giữa lời người kể chuyện và lời nhân vật,...); nội dung (để tài, chủ đề, tư tưởng, triết lí nhân sinh,...) của truyện ngắn hiện đại.

- Nêu được ý nghĩa, tác động của văn bản văn học trong việc làm thay đổi suy nghĩ, tình cảm, cách nhìn và cách đánh giá của cá nhân đối với văn học và cuộc sống.

Soạn bài Tầng hai - Phong Điệp - Ngữ văn 11 Tập 2 Cánh Diều

Truyện ngắn Tầng hai - Phong Điệp là một tác phẩm kể xoay quanh nhân vật Phan, và câu chuyện kể về lối sống của các thành viên trong một căn nhà cho thuê. Qua đó là những suy nghĩ về triết  lý cuộc sống. Để nắm được nội dung và ý nghĩa của bài học này, các em có thể tham khảo bài soạn dưới đây:

  • Soạn văn đầy đủ Tầng hai - Phong Điệp
  • Soạn văn tóm tắt Tầng hai - Phong Điệp

Hỏi đáp bài Tầng hai - Phong Điệp - Ngữ văn 11 Tập 2 Cánh Diều

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

Một số bài văn mẫu về văn bản Tầng hai - Phong Điệp

Qua truyện ngắn Tầng hai - Phong Điệp, tác giả cho thấy một bức tranh gia đình đơn giản, ấm áp đã được Phong Điệp miêu tả rất sâu sắc. Từ đó thấy được những triết lý về cuộc sống rằng hạnh phúc không phải cái gì lớn lao, mà nó ở ngay bên cạnh chúng ta. Để hiểu hơn về bài học này, các em có thể tham khảo một số bài văn mẫu dưới đây:

-- Mod Ngữ văn 11 HỌC247

NONE
OFF